10 người giàu nhất thế giới đã kiếm được bao nhiêu trong 2021?

10 người giàu nhất thế giới đã kiếm được bao nhiêu trong 2021?

Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

12:33 31/12/2021

Tính đến năm 2022, 10 cá nhân giàu nhất thế giới đều có tài sản trị giá hơn 100 tỷ USD, theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg.

10 người giàu nhất thế giới đã "kiếm" được bao nhiêu trong 2021?
10 người giàu nhất thế giới đã "kiếm" được bao nhiêu trong 2021?

Trong số họ, Bill Gates và Jeff Bezos đã từng có thời gian nắm giữ trên 100 tỷ USD: Gates lần đầu tiên đạt mốc này vào năm 1999, trong khi Bezos thì vào năm 2017. Nhưng hầu hết những người còn lại đều là những người mới tham gia câu lạc bộ 12 con số.

Tính tổng lại, 10 tỷ phú giàu nhất đã có thêm 402.17 tỷ USD tài sản ròng trong năm 2021. Đứng đầu là CEO Tesla Elon Musk, người năm nay đã trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới và nâng giá trị tài sản ròng của mình lên 300 tỷ USD trong một thời gian ngắn. Tính riêng 2021, Musk đã kiếm thêm 121 tỷ USD vào khối tài sản khổng lồ - chỉ kém 140 tỷ USD mà ông có được vào năm 2020.

Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, khi năm 2021 kết thúc, dưới đây là số tiền mà 10 người giàu nhất thế giới đã tích lũy được trong năm. (Tất cả các con số đều chính xác vào thời điểm kết thúc giao dịch vào ngày 29/12)

1. Elon Musk: 277 tỷ USD (+121 tỷ USD)

Nhà đồng sáng lập Tesla năm nay đã tự phong cho mình danh hiệu “Vua công nghệ” vào tháng 3, có được khối tài sản khổng lồ nhờ sự phát triển nhanh chóng của thị phần sản xuất ô tô điện. Cổ phiếu Tesla đã tăng khoảng 60% trong năm nay và công ty đạt mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD lần đầu tiên vào tháng 10.

Musk gần đây đã bán hàng triệu cổ phiếu của Tesla để trả khoản thuế 12 tỷ USD liên quan đến gói quyền chọn cổ phiếu mà ông nhận được vào năm 2012.

2. Jeff Bezos: 195 tỷ USD (+5 tỷ USD)

Tài sản của cựu tỷ phú giàu nhất thế giới không gia tăng nhiều như Musk, nhưng Bezos vẫn kết thúc năm 2021 có được thêm 5 tỷ USD.

Người đàn ông 57 tuổi đã từ chức Giám đốc điều hành của Amazon vào tháng 7 và cho biết ông đang dành nhiều thời gian hơn cho các dự án khởi nghiệp như Quỹ Trái đất Bezos, công ty tàu vũ trụ Blue Origin, The Washington Post và Quỹ Amazon Day 1.

3. Bernard Arnault: 176 tỷ Dollar (+ 61 tỷ Dollar)

Giám đốc điều hành của tập đoàn LVMH (sở hữu các thương hiệu như Louis Vuitton, Christian Dior và Givenchy) đã có thêm 61 tỷ USD vào tài sản ròng của mình trong năm 2021. Hiện tại người đàn ông 72 tuổi này giữ danh hiệu người giàu nhất châu Âu.

4. Bill Gates: 139 tỷ USD (+ 7 tỷ USD)

Mặc dù đã cho đi hàng chục tỷ USD trong vài thập kỷ qua, khối tài sản của Gates vẫn tiếp tục tăng lên, một phần nhờ vào hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của cổ phiếu Microsoft, công ty mà ông đồng sáng lập và vẫn sở hữu khoảng 1%.

Gates đã nghỉ hưu tại Microsoft từ lâu và dành phần lớn thời gian cho quỹ từ thiện của mình. Năm 2021, Gates ly hôn với vợ Melinda French Gates sau 25 năm chung sống.

5. Larry Page: 130 tỷ USD (+ 47 tỷ USD)

Nhà đồng sáng lập Google có thêm thêm 47 tỷ USD nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của Alphabet vào năm 2021, với vốn hóa thị trường vượt 2 nghìn tỷ USD vào tháng 11 và gần đây đã được CNBC trao danh hiệu cổ phiếu Công nghệ lớn nhất của năm. Ông Page hiện không còn là CEO của Alphabet, nhưng vẫn là thành viên hội đồng quản trị.

6. Mark Zuckerberg: 128 tỷ USD (+ 24 tỷ USD)

Là thành viên duy nhất của top 10 dưới 40 tuổi, tài sản của Zuckerberg (37 tuổi) đã tăng thêm 24 tỷ USD trong năm nay. Zuckerberg sở hữu 13% cổ phần tại Meta - công ty mẹ của Facebook và Instagram. Meta đã tăng khoảng 20% giá trị trong năm nay.

7. Sergey Brin: 125 tỷ USD (+ 45 tỷ USD)

Giá trị tài sản ròng của nhà đồng sáng lập khác của Google cũng đã tăng thêm 45 tỷ, lần đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD. Người đàn ông 48 tuổi này sở hữu khoảng 38 triệu cổ phiếu Alphabet và là thành viên hội đồng quản trị của công ty.

8. Steve Ballmer: 122 tỷ Dollar (+ 41 tỷ Dollar)

Cựu Giám đốc điều hành Microsoft và chủ sở hữu của câu lạc bộ bóng rổ Los Angeles Clippers có thêm hơn 41 tỷ USD so với thời điểm đầu năm. Giá trị ròng của Ballmer được củng cố nhờ các cổ phiếu công nghệ như Microsoft - công ty đã tăng hơn 50% trong năm nay.

9. Larry Ellison: 109 tỷ USD (+ 29 tỷ USD)

Vào đầu tháng này, Oracle đã có mức tăng trưởng tốt thứ hai trong 20 năm qua và chủ tịch kiêm nhà sáng lập Larry Ellison đã gặt hái được thành quả. Người đàn ông 77 tuổi này đã gia nhập câu lạc bộ 100 tỷ trong năm nay, tăng thêm 29 tỷ USD vào tài sản ròng của mình nhờ thu nhập đến từ công ty của ông.

10. Warren Buffett: 109 tỷ USD (+ 21 tỷ USD)

Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway vào đầu năm nay tiết lộ rằng ông đã đi được nửa chặng đường tới mục tiêu cho đi phần lớn tài sản của mình. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của cổ phiếu công ty lại không giúp gì điều đó. Năm nay 91 tuổi, nhà tiên tri Ohama có thêm 21 tỷ USD vào khối tài sản mà ông cho là “một số tiền gần như không thể hiểu nổi.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc đột ngột tăng mạnh xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ sau thỏa thuận thương mại

Trung Quốc đột ngột tăng mạnh xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ sau thỏa thuận thương mại

Sau nhiều tháng gián đoạn do căng thẳng thương mại, xuất khẩu nam châm đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ đã bật tăng mạnh trong tháng 6, tăng hơn 660% so với tháng 5. Động thái này diễn ra sau khi hai nước đạt được thỏa thuận tháo gỡ các rào cản liên quan đến giấy phép xuất khẩu. Sự phục hồi mạnh mẽ này góp phần xoa dịu chuỗi cung ứng toàn cầu trong các lĩnh vực chiến lược như xe điện và tua-bin gió. Tuy nhiên, tính chung nửa đầu năm, lượng xuất khẩu vẫn giảm gần 19% so với cùng kỳ 2024, cho thấy những ảnh hưởng kéo dài từ căng thẳng địa chính trị.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, theo dõi triển vọng phục hồi và áp lực giảm phát

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, theo dõi triển vọng phục hồi và áp lực giảm phát

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản đúng như dự báo, trong bối cảnh tăng trưởng quý II nhỉnh hơn kỳ vọng nhưng nhu cầu trong nước vẫn yếu. Giới phân tích cho rằng các áp lực giảm phát và bất ổn toàn cầu có thể thúc đẩy các biện pháp nới lỏng bổ sung vào cuối năm. Thị trường đang chờ đợi cuộc họp Bộ Chính trị sắp tới để rõ hơn định hướng chính sách trong nửa cuối năm 2025.
Niềm tin người tiêu dùng Anh giảm mạnh do lo ngại về thị trường lao động và chi phí sinh hoạt

Niềm tin người tiêu dùng Anh giảm mạnh do lo ngại về thị trường lao động và chi phí sinh hoạt

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng do Deloitte công bố đã giảm 2.6 điểm phần trăm trong quý II, xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2024. Kết quả phản ánh tâm lý thận trọng gia tăng trước những bất ổn về an ninh việc làm, lạm phát kéo dài và áp lực chi phí sinh hoạt. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.7% và tốc độ tăng lương đạt mức cao nhất kể từ tháng 1, cho thấy bức tranh kinh tế vẫn còn nhiều biến động.
Cơ quan quản lý thị trường Pháp yêu cầu Vivendi rút lui ưu đãi

Cơ quan quản lý thị trường Pháp yêu cầu Vivendi rút lui ưu đãi

Cơ quan quản lý thị trường Pháp đã phán quyết rằng Bolloré SE và Vincent Bolloré phải đưa ra một lời đề nghị rút lui công khai đối với Vivendi SE trong vòng sáu tháng tới, đây là một đòn giáng đối với tỷ phú truyền thông kiểm soát công ty này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ