7 Nguyên tắc để đầu tư trong một thị trường giá xuống.

7 Nguyên tắc để đầu tư trong một thị trường giá xuống.

12:05 19/04/2020

Những nguyên tắc vàng trong thị trường giá xuống mà nhà đầu tư nên biết.

Tôi đã nhận được vô số email từ những người quen đang nhấp nhổm để mua tiền điện tử, chiến lược dàn trải kì hạn (calendar spread - một chiến lược tùy chọn phức tạp), ngoại tệ, cổ phiếu penny và bất kỳ công ty nào tuyên bố chữa khỏi virus.

Trong thị trường giá xuống, khi các nhà đầu tư rất lo lắng, đây là lúc những quảng cáo về cách đầu tư làm giàu nhanh chóng tràn ngập trên internet hoặc qua truyền miệng. Trong khoảng thời gian không ổn định như vậy, điều cuối cùng bạn muốn làm là lao vào bất kỳ loại đầu tư mù mờ nào, đặc biệt là nếu bạn chưa bao giờ làm như vậy trước đây. “Đừng bao giờ đầu tư vào bất cứ thứ gì mà bạn không hiểu” – trích lời của Warren Buffett

Đặc điểm của thị trường gấu - bear market.

Ngay bây giờ, các nhà đầu tư phải đối mặt với thực tế và nhận ra chúng ta rất có thể đang ở trong một thị trường gấu. Làm sao tôi biết đó là “Bear market”?. Mặc dù có nhiều định nghĩa, tôi sẽ đưa ra khái niệm riêng của bản thân: Khi các chỉ số chứng khoán chủ đaọ của Hoa Kỳ giảm xuống và tiếp tục được giao dịch ở dưới mức trung bình động 200 ngày, thì khả năng cao đó là một thị trường giá xuống (chỉ có một vài ngoại lệ cho định nghĩa này) .

Nếu Standard & Poor's 500 có thể tăng trở lại mức 3015 – mức trung bình 200 ngày của chỉ số này và giữ được trên mức đó trong một khoảng thời gian, thì có lẽ chúng ta nên cân nhắc đến việc “Go Long”. Tuy nhiên, đứng sau đà tăng hiện tại là Cục dữ trữ liên bang, và nền kinh tế đang gặp quá nhiều khó khăn, nên tôi sẽ thận trọng trong việc mua vào ngay cả nếu S&P 500 đạt đến mốc 3015. Tôi sẽ chờ xem chỉ số này có thể duy trì được mức đó trong một, hai tuần hoặc thậm chí lâu hơn hay không. Không có lý do gì để vội vàng, không cần thiết phải là người đầu tiên. Thông thường, trong một thị trường gấu chúng ta sẽ thấy những đợt tăng điểm như thế này, và thông thường, nó thất bại sau đó.

Do đó, miễn là các chỉ số chính vẫn ở dưới mức trung bình động 200 ngày, hãy coi nó là thị trường gấu. Điều đó có nghĩa là trong ngắn hạn, chứng khoán sẽ biến động và không thể đoán trước.

Ngay cả trong một thị trường gấu, thỉnh thoảng vẫn có những đợt tăng giá ấn tượng (thường được thao túng bởi Fed với việc bơm tiền một cách "thô lỗ"). Bất kỳ sự phục hồi nào trong tương lai nên được đối xử với sự nghi ngờ (chẳng hạn như đợt tăng giá tuần trước tốt nhất trong 45 năm, tuy nhiên có lẽ đà tăng đó nhiều khả năng không vững bền). Thực tế thú vị là một số đợt tăng giá chứng khoán mạnh nhất đã xảy ra trong thị trường giá xuống.

Những quy tắc đầu tư cho thị trường giá xuống.

  1. Sẽ có những món hời lớn trong tương lai, nhưng vẫn còn quá sớm để “all in”. Nếu đây là một thị trường gấu điển hình, nhiều khả năng nó sẽ kéo dài từ sáu tháng đến hai năm.
  2. Hầu hết các nhà đầu tư khôn ngoan đều ngồi ngoài và chuẩn bị cho thị trường tăng giá tiếp theo. Quan trọng nhất, đừng để bị lừa bởi những đợt tăng ngắn hạn trong vài ngày sau đó lại thất bại. Chúng thường thu hút các nhà đầu tư bên phe “Bò tót” nhảy vào mua, để rồi lao dốc ngay sau đó.
  3. Đứng ngoài và kiên nhẫn chờ đợi thời điểm để đầu tư vào các cổ phiếu mạnh đang trải qua đợt điều chỉnh tạm thời không phải là một chiến lược tồi. Không có quy tắc nào nói rằng bạn phải đầu tư 100% vào cổ phiếu, đặc biệt là trong một thị trường gấu. Hãy cân nhắc đa dạng danh mục đầu tư với các tài sản ít rủi ro hơn như tiền mặt và trái phiếu ngắn hạn.
  4. Mua thấp và bán cao là rất lý tưởng về mặt lý thuyết. Tuy nhiên trên thực tế rất ít nhà đầu tư sẵn sàng nắm lấy cơ hội và mua những cổ phiếu đang bị ghẻ lạnh với giá hời. Hãy xem xét các hãng hàng không hoặc dầu như là một ví dụ. Bạn sẽ cần phải kiên nhẫn vì những ngành này sẽ không phục hồi trong một sớm một chiều.
  5. Khi các chỉ số chính tăng trên mức trung bình động 200 ngày, có lẽ đã đến lúc cân nhắc mua cổ phiếu yêu thích của bạn.Tuy nhiên đừng vội vàng mua luôn, ít nhất là cho đến khi có một xu hướng tăng mạnh mẽ và lâu dài. Mặc dù mua lúc giá rẻ nghe thật hấp dẫn, nhưng đó cũng là lúc nguy hiểm nhất khi chúng ta vào quá sớm.
  6. Hy vọng rằng số cổ phiếu thua lỗ của bạn sẽ tăng trở lại về mức huề vốn không phải là một chiến lược đầu tư. Không có gì sai khi bán những cổ phiếu thua cuộc và tái đầu tư những gì còn lại vào các công ty có tiềm năng hơn. Những gì mất thì cũng đã mất rồi, hãy trông đợi một cơ hội tốt hơn.
  7. Đợi các dấu hiệu "rao bán" xuất hiện. Mỗi thị trường giá xuống là khác nhau; không ai có thể dự đoán nó sẽ kéo dài bao lâu hoặc nó sẽ còn xuống thấp như thế nào. Mặc dù các nhà đầu tư rất muốn thị trường gấu kết thúc nhanh chóng, nhưng sự kiên nhẫn và một cái đầu lạnh là cần thiết lúc này. Đây là thời gian để nghiên cứu, đọc và chờ đợi thời cơ. Nghiên cứu các thị trường gấu trước đây cho thấy chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của một trận đấu dài với rất nhiều những bước ngoặt khó lường.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ