Aussie và Kiwi dẫn đầu đà tăng trong nhóm G-10 do tâm lý Risk-on dẫn dắt
09:57 06/07/2020
Dollar Úc và dollar New Zealand dẫn đầu đà tăng so với các đồng tiền khác trong nhóm G – 10 khi những tin tức đáng khích lệ về số ca nhiễm Covid-19 thúc đẩy nhu cầu về tài sản rủi ro.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng 0.8% do số ca nhiễm tại Hoa Kỳ tăng 1.2%, ít hơn mức tăng trung bình tuần là 1.8%
“Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đã bắt đầu tuần mới với tâm lý tích cực, kéo theo sự tăng giá của AUD và NZD”, theo David Forrester, chiến lược gia ngoại hối tại Credit Agricole CIB tại Hong Kong. “Có khả năng một số nhà đầu tư giảm bớt quan ngại vì số ca nhiễm Covid - 19 đã không tăng vọt vào cuối tuần lễ, bất chấp các cuộc tụ họp lớn diễn ra.”
AUD/USD tăng 0.26% lên 0.6956 trong khi NZD/USD tăng 0.3% lên 0.6551.
“Đà tăng của AUD có thể trễ hơn một chút so với NZD do số ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng ở Melbourne”, Forrester cho biết.
Hai tiểu bang đông dân nhất của Úc sẽ đóng cửa biên giới chung của họ vào đêm thứ Ba do các nhà chức trách đấu tranh nhằm ngăn chặn sự gia tăng đột biến về số ca nhiễm Covid-19, gây nguy hiểm cho sự phục hồi kinh tế quốc gia.
Chỉ số DXY giảm 0.18% về ngưỡng 97 và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng gần 2 điểm cơ sở lên 0.69%.
Doanh số bán nhà đã qua sở hữu tại Mỹ giảm trong tháng 6 xuống mức thấp nhất trong 9 tháng khi người mua tiềm năng tiếp tục phản ứng với giá kỷ lục và chi phí vay cao.
Đợt tăng kỷ lục của cổ phiếu toàn cầu nhận được động lực mới sau khi Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại với Nhật Bản, làm dịu bớt lo ngại về cuộc chiến thuế quan khi các nhà giao dịch chuyển sự chú ý sang lợi nhuận từ các gã khổng lồ công nghệ Mỹ.
UBS Group AG đã thua trong phần cốt lõi của vụ kiện chống lại các cơ quan quản lý Liên minh Châu Âu liên quan đến việc Credit Suisse Group AG tham gia vào một cartel cố định giá ngoại hối — nhưng thất bại đã được xoa dịu khi các thẩm phán giảm mức phạt xuống gần 2/3.
Đợt bán tháo trái phiếu dài hạn trên toàn cầu cuối cùng đã lan sang trái phiếu Trung Quốc, khi căng thẳng thương mại với Mỹ giảm bớt và nỗ lực của Bắc Kinh trong việc đối phó với giảm phát làm giảm nhu cầu đối với các trái phiếu này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong thỏa thuận thương mại mới nhất đã đưa ra yêu cầu quen thuộc, dù có phần bị lãng quên, rằng Nhật Bản phải 'mở cửa đất nước' cho xe hơi nhập khẩu từ Mỹ, có khả năng thổi bùng lại một vấn đề gây tranh cãi từ những năm 1980 và 1990.
Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs Group Inc. dự báo mức thuế đối ứng của Mỹ sẽ tăng từ 10% lên 15%, với mức thuế 50% đối với đồng và các khoáng sản quan trọng — một kết quả có thể thúc đẩy lạm phát và gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế.