Các quỹ phòng hộ "xả kho" cổ phiếu: Dồn lực mua mạnh vào lĩnh vực năng lượng và vật liệu

Các quỹ phòng hộ "xả kho" cổ phiếu: Dồn lực mua mạnh vào lĩnh vực năng lượng và vật liệu

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:51 08/07/2024

Tuần vừa rồi là một tuần giao dịch ngắn do kỳ nghỉ lễ nên không chỉ báo cáo về dòng vốn mới nhất của Michael Hartnett ngắn hơn đáng kể mà Goldman thậm chí còn không công bố báo cáo Weekly Rundown mới, vốn tóm tắt các quan điểm chính từ khắp ngân hàng. Thay vào đó, họ chỉ đưa ra báo cáo Prime Services Weekly mới.

Báo cáo này cho thấy diễn biến một tuần sau khi các quỹ phòng hộ bán tháo lượng cổ phiếu công nghệ kỷ lục cho các nhà đầu tư bán lẻ.

Các quỹ này cũng đang bán tháo rộng rãi hơn trên thị trường được định giá quá cao, kém thanh khoản và tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong hai năm.

Trong tuần đầu tiên của tháng 7, Prime Brokerage của Goldman báo cáo rằng cổ phiếu toàn cầu đã được mua vào lần đầu tiên sau 3 tuần, do lượng mua vào vượt trội so với lượng bán ra (khoảng 1.4 đến 1), các sản phẩm như ETF và cổ phiếu riêng lẻ đều được mua ròng, lần lượt do short covering và lượng mua vào mạnh.

Tất cả khu vực (trừ Bắc Mỹ) đều ghi nhận lượng mua ròng, dẫn đầu là châu Âu và châu Á, trong khi đó, cổ phiếu Trung Quốc bị bán ròng tuần thứ 4 liên tiếp.

Mặt khác, công nghiệp, tài chính và năng lượng là những lĩnh vực được mua ròng nhiều nhất trên toàn cầu, trong khi đó, dịch vụ truyền thông, công nghệ thông tin và dịch vụ tiện ích là những lĩnh vực bị bán ròng nhiều nhất.

Dưới đây là một số dữ liệu vĩ mô tổng quan về các quỹ phòng hộ nói chung:

  • Ước tính hiệu suất của quỹ long short cổ phiếu theo trường phái cơ bản của Goldman Sachs tăng 0.35% từ ngày 28/6 đến ngày 4/7, kém hơn hiệu suất của MSCI World +1.37%, do beta +0.67% bù đắp một phần alpha -0.32%. Ước tính hiệu suất của quỹ long short cổ phiếu theo chiến lược giao dịch có hệ thống của Goldman Sachs giảm 0.59% từ ngày 28/6 đến ngày 4/7, do beta -0.33% và alpha -0.26%.
  • Đòn bẩy tổng thể của quỹ -1.6pts xuống 273.6% (phân vị thứ 88 trong 1 năm) và đòn bẩy ròng +0.2pts lên 75.0% (phân vị thứ 84 trong 1 năm).

Xem xét kỹ hơn diễn biến trong tuần, Goldman Sachs Prime lưu ý rằng sau khi dòng tiền nhìn chung khá yên ắng (và chủ yếu là bi quan), các quỹ phòng hộ đã mua ròng các cổ phiếu nhạy cảm với hàng hóa. Cụ thể, năng lượng và vật liệu là các ngành được mua ròng nhiều nhất trong tuần này và đã được mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp với khối lượng lớn nhất trong 5 tháng.

Sau khi bị bán ròng trong 6 tuần liên tiếp trước đó, lĩnh vực vật liệu đã được mua ròng trong tuần thứ 3 liên tiếp. Cụ thể, lượng mua ròng trong mảng container & bao bì và kim loại & khai khoáng đã vượt trội hơn mức bán ròng khiêm tốn trong mảng giấy & sản phẩm lâm nghiệp và hóa chất.

Trong khi đó, lĩnh vực năng lượng hiện đã được mua ròng suốt 3 trong 4 tuần qua. Cụ thể, tất cả các mảng về dầu, khí & nhiên liệu tiêu dùng và thiết bị & dịch vụ năng lượng đều được mua ròng trong tuần.

Tuy nhiên, đây vẫn là hai trong số những lĩnh vực bị "ghét" nhất trong cộng đồng quỹ phòng hộ, với tỷ lệ Long/Short cho cả hai lĩnh vực tiệm cận mức đáy trong 5 năm.

Biểu đồ dưới đây cho thấy tỷ lệ Long/Short của lĩnh vực vật liệu hiện ở mức 1.98, vẫn thấp hơn đáng kể so với mức trung bình trong quá khứ, phân vị thứ 23 so với năm ngoái và phân vị thứ 6 so với 5 năm qua. Trong khi đó, tỷ lệ Long/Short của lĩnh vực năng lượng hiện ở mức 1.34, phân vị thứ 53 so với năm ngoái và phân vị thứ 11 so với 5 năm qua.

Nói cách khác, nếu các quỹ phòng hộ thực sự mệt mỏi vì "nhặt từng đồng" từ lĩnh vực công nghệ trước khi bong bóng AI "vỡ tung", thì việc mua vào trong lĩnh vực năng lượng và vật liệu - hai lĩnh vực đã "bị lãng quên" trong nhiều năm - sẽ mất thời gian để đạt được mức trung bình trong quá khứ.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ