Châu Á mở cửa: Thị trường dò dẫm qua bãi mìn thuế quan và nợ nần.

Châu Á mở cửa: Thị trường dò dẫm qua bãi mìn thuế quan và nợ nần.

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

10:00 02/06/2025

Phân tích bởi ông Stephen Innes, cây viết gạo cội của các đầu báo tài chính tên tuổi như New York Times, Wall Street Journal, The Economist, và Bloomberg, v.v...

Thị trường dò dẫm trong mê cung thuế quan và nợ công

Thị trường toàn cầu bắt đầu tuần mới với tâm thế dè dặt, khi các nhà giao dịch tiếp tục vật lộn với một môi trường đầy bất ổn—từ căng thẳng thương mại cho đến áp lực tài khóa. Mở đầu là sự biến động ngay tại Phố Wall: hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ rung lắc khi Tổng thống Trump tuyên bố tăng gấp đôi thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm—một bước đi mang đậm tính biểu tượng hơn là thực chất, đủ để làm giảm tạm thời khẩu vị rủi ro toàn cầu, giống như một cây kim chọc vào quả bóng thị trường—đột ngột, hỗn loạn, nhưng rồi xẹp xuống nhanh chóng.

Tại châu Á, tâm lý giao dịch cũng không khá hơn. Hợp đồng tương lai chứng khoán khu vực mở đầu tuần với xu hướng giảm nhẹ, phản ánh sự thận trọng sau chuỗi tăng ấn tượng trong tháng Năm—tháng tốt nhất cho thị trường toàn cầu kể từ cuối năm 2023. Tuy nhiên, đà hưng phấn này dường như đang phai nhạt, thay thế bằng cảm giác mơ hồ của một cơn say địa chính trị, nơi không có định hướng rõ ràng mà chỉ là những biến động rải rác. Bức tranh vĩ mô hiện tại không khác gì một bức thư đòi tiền chuộc hơn là bản đồ chỉ dẫn tương lai.

Trong khi đó, giá dầu thô bất ngờ tăng gần 2%—một phản ứng phản xạ trước các cuộc tấn công mới của Ukraine vào hạ tầng năng lượng Nga, dù OPEC+ chỉ công bố mức tăng sản lượng khiêm tốn 411,000 thùng/ngày. Diễn biến này cho thấy sự mong manh của thị trường năng lượng toàn cầu, nơi chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể kích hoạt làn sóng phòng vệ rủi ro lớn hơn. Tuy nhiên, với bản chất tạm thời của các cú sốc địa chính trị, đây có thể chỉ là một đợt chênh lệch giá ngắn hạn.

Trên thị trường trái phiếu, tháng Năm đã đánh dấu sự kết thúc của chuỗi phục hồi đối với trái phiếu Kho bạc Mỹ. Trái phiếu dài hạn đang trong giai đoạn sụt giảm kéo dài ba tháng—tồi tệ nhất kể từ năm 2023. Nhà đầu tư bắt đầu định giá lại chi phí cho các chính sách tài khóa đầy tham vọng, trong bối cảnh Washington phải tìm cách dung hòa giữa cắt giảm thuế, trần nợ sắp đến và thâm hụt ngân sách đang phình to. Dù có sự trấn an từ giới chức như lời tuyên bố của Scott Bessent rằng Mỹ “sẽ không vỡ nợ”, thì đó vẫn là lời trấn an mang màu sắc chính trị—vừa xoa dịu, vừa phản ánh căng thẳng ngầm.

Trong khi cuộc chiến thuế quan tiếp tục phủ bóng lên thị trường, châu Á đối mặt với một tuần đầy những rủi ro vĩ mô tiềm tàng. Tâm điểm hiện tại là Hồng Kông, nơi các nhà đầu tư đang “xem bói lá trà” từ dữ liệu nhà máy Trung Quốc—săn tìm tín hiệu tích cực trong một lĩnh vực vẫn còn trì trệ. PMI sản xuất chính thức tháng Năm nhích nhẹ lên 49.5—vẫn dưới ngưỡng 50 phân định thu hẹp và mở rộng, nhưng đủ để được diễn giải như một "tín hiệu thu hẹp có cải thiện".

Tuy nhiên, đằng sau con số đó là một bức tranh ảm đạm: đợt tăng nhẹ chủ yếu nhờ điều chỉnh tồn kho và hỗ trợ chính sách, chứ không phản ánh nhu cầu thực sự. Tiêu dùng nội địa vẫn yếu, đơn hàng xuất khẩu toàn cầu chưa phục hồi, và người tiêu dùng Trung Quốc vẫn thận trọng hơn là hào hứng.

Việc Trung Quốc nghỉ lễ Đoan Ngọ khiến thị trường đại lục tạm nghỉ, làm giảm thanh khoản và gia tăng tính mong manh của dòng tiền. Trong bối cảnh đó, Hồng Kông và các sàn khu vực khác đóng vai trò như phong vũ biểu cho tâm lý thị trường. Khi thanh khoản mỏng, bất kỳ thay đổi nhỏ nào về ngữ điệu hay vị thế đều có thể dẫn đến biến động lớn. Hôm nay, Hồng Kông trở thành “tiếng gà gáy gở”—một tín hiệu sớm cảnh báo cho các cơn gió độc vĩ mô sắp tới.

Và nếu tất cả những biến số đó vẫn chưa đủ, thì những tin đồn về một cuộc điện đàm sắp diễn ra giữa ông Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình càng làm tăng tính bất định. Kết hợp với bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố vào thứ Sáu, vốn là một dữ liệu thường đi kèm với biến động thị trường kể cả khi nó có tăng trưởng, thị trường sẽ phản ứng với tâm lý risk-off, chỉ một tin tức vĩ mô tiêu cực cũng sẽ làm thị trường chao đảo. Chưa kể ở Trung Đông, luôn có rủi ro âm ỉ nếu ngoại giao với Iran sụp đổ. Điều này mở ra khả năng cho một phiên giao dịch “risk-on/risk-off” kinh điển, khi thị trường xoay vòng giữa hưng phấn và lo lắng chỉ trong vài nhịp tin tức.

Thị trường đang ở đâu lúc này: Một đợt tăng giá tạm dừng tại ngã tư, đối diện một mùa hè mờ mịt

Năm tháng đầu năm 2025 với giới giao dịch chẳng khác nào một bộ phim của Quentin Tarantino: dữ dội theo từng phân cảnh, sắc sảo ở những đoạn cao trào và đầy bất ngờ từ đầu đến cuối. Mặc dù chỉ số S&P 500 vừa có tháng Năm tốt nhất kể từ thời hoàng kim của Vanilla Ice, tính từ đầu năm, mức tăng chỉ vỏn vẹn 0.5% — một con số khiêm tốn khi đặt cạnh sự bứt phá của nhiều thị trường toàn cầu, và là mức tụt hậu lớn nhất so với phần còn lại của thế giới kể từ năm 1993.

Nói cách khác, Phố Wall có thể đã đi qua cơn bão, nhưng bước vào tháng Sáu, nó vẫn còn ướt sũng, hoang mang và tự hỏi: cơn bão thực sự đã tan, hay chỉ vừa hình thành?

Trong một bước ngoặt hiếm hoi, S&P 500 hiện là kẻ theo sau trên sân chơi toàn cầu. Những nền kinh tế từng mờ nhạt giờ trở nên nổi bật nhờ lãi suất nội địa hạ nhiệt, lạm phát hạ nhiệt và dòng vốn toàn cầu đang tìm đến những tài sản nằm ngoài biên giới nước Mỹ. Trong khi đó, thị trường Mỹ như đang lặp lại một điệp khúc cũ: cú tăng mạnh trong tháng Năm chỉ đơn thuần là phản ứng từ mức đáy tháng Tư — vùng giá thấp nhất kể từ tháng 12/2023.

Giai đoạn hiện tại không còn bị chi phối bởi một câu chuyện trung tâm, mà là một tấm thảm chồng chéo những đường chỉ rối: lo ngại về chính sách thuế của Trump khiến nhà đầu tư quốc tế thận trọng; niềm tin của giới CEO héo úa như chậu cây quên tưới nước; Fed thì vẫn chật vật cân bằng giữa rủi ro lạm phát và nguy cơ suy thoái; còn địa chính trị? Chỉ cần xoay đại bánh xe bất ổn trên bản đồ là cũng đủ khiến thị trường dao động. Trong hoàn cảnh đó, thị trường không dẫn dắt mà chỉ phản ứng, lúc “risk-on”, lúc “risk-off” như một con mèo đuổi theo đốm sáng laser.

Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng vẫn còn đó — S&P đã tăng hơn 65% kể từ đáy năm 2022. Nhưng bước vào năm thứ ba của chu kỳ tăng, lịch sử cho thấy đây thường là thời điểm tăng trưởng chậm lại và điều chỉnh xuất hiện. Trong 11 chu kỳ tăng giá gần đây, có đến 5 lần chỉ số giảm hơn 10% trong năm thứ ba. Điều này có nghĩa: dù xu hướng tăng có thể kéo dài đến năm 2026, nhưng nhà đầu tư cũng nên chuẩn bị tâm lý cho những cú rung lắc lớn trên hành trình ấy.

Tháng Sáu đang gõ cửa — thường là tháng lặng gió trên thị trường, nơi điều duy nhất tăng đều đặn là... nhiệt độ. Trong 30 năm qua, mức tăng trung bình của S&P 500 trong tháng Sáu chỉ là 0.2%. Thêm vào đó, áp lực chốt lời sau kỳ bầu cử sơ bộ có thể khiến triển vọng bứt phá càng trở nên mong manh. Những trở ngại lúc này không hẳn là rủi ro vĩ mô lớn, mà là sự thiếu vắng dòng tiền mới — phần lớn đã rút về Hamptons cùng nỗi sợ bị bỏ lại với “túi lỗ” cuối cùng.

Tuy nhiên, dưới bề mặt có những chuyển động âm thầm đáng chú ý. Nhóm ngành Công nghiệp — từng bị lu mờ bởi hào quang công nghệ — hiện đang dẫn đầu với mức tăng hơn 8% trong năm 2025. Sự mở rộng về chiều rộng thị trường là tín hiệu tích cực, cho thấy đà tăng không chỉ dựa vào các cổ phiếu công nghệ lớn. Thực tế, dù nhóm “Magnificent Seven” đã bật tăng 29% kể từ đáy tháng Tư, họ vẫn đang giảm 4,3% tính từ đầu năm — một lời nhắc rằng quá trình điều chỉnh về mặt định giá vẫn đang diễn ra.

Vậy, chúng ta đang ở đâu trên bản đồ thị trường?

Không ở sát mép vực, nhưng cũng chưa gần đến đỉnh cao. Chúng ta đang ở giữa khu rừng mờ sương — một vùng giao thời nơi định giá không còn dựa vào kỳ vọng “vừa đủ” như trong kịch bản Goldilocks. Đây là giai đoạn lắng nghe và quan sát: chiến lược phòng thủ tăng tốc, dòng tiền quốc tế tái cơ cấu danh mục, và tiền mặt không còn là lựa chọn thụ động mà là công cụ chiến lược.

Nếu tháng Năm là cú bật phục hồi, thì tháng Sáu có thể là bài kiểm tra thực sự. Câu hỏi đặt ra không còn là: “Thị trường giá lên đã chết chưa?” mà là: “Liệu nó đang lấy đà để vươn xa, hay đang mệt mỏi dần kiệt sức?”

Dù thế nào, đừng để sự yên tĩnh hiện tại đánh lừa bạn. Trong môi trường này, những khoảnh khắc tĩnh lặng nhất thường là dấu hiệu cho một đợt biến động sắp đến.

Big Tech "tái nạp": cỗ máy lợi nhuận vẫn chạy hết công suất

Khi nhiều người còn đang chuẩn bị tiễn biệt đợt tăng giá do nhóm công nghệ dẫn dắt, thì "Magnificent 7" – nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn nhất – đã trở lại mạnh mẽ, như một đoàn xe Tesla sạc đầy pin, lao về phía kỷ lục lịch sử. Những gì thoạt nhìn như cú sụt giảm nghiêm trọng trong tháng Tư hóa ra chỉ là một bước lùi để lấy đà. Nvidia, Microsoft và Tesla không chỉ giúp S&P 500 thoát khỏi đà rơi nguy hiểm mà còn trở thành động lực chính kéo toàn bộ thị trường đi lên, từng báo cáo lợi nhuận là một mảnh ghép củng cố cho xu hướng hồi phục.

Dù đối mặt với các hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc, Nvidia vẫn công bố kết quả kinh doanh ấn tượng, như một lời khẳng định rằng: cỗ máy Big Tech có thể gặp trục trặc, nhưng không bao giờ dừng lại. Microsoft tiếp tục mở rộng triển vọng doanh thu từ chiến lược AI, trong khi Tesla đã bật tăng hơn 56% kể từ đáy tháng Tư; Nvidia cũng tăng 40% trong cùng kỳ. Cộng hưởng với Apple, Amazon, Meta và Alphabet, nhóm này đóng góp gần một nửa vào mức phục hồi 19% của S&P 500 – một vai chính thực thụ, không phải là khách mời.

Hiện tại, chỉ số S&P 500 chỉ còn chưa đầy 4% là chạm tới đỉnh tháng Hai. Tuy nhiên, khác với các chu kỳ tăng trước đây dựa vào tâm lý phấn khích, đợt này được hậu thuẫn bởi nền tảng lợi nhuận vững chắc. Nhu cầu bền vững cho điện toán đám mây, chi tiêu quảng cáo số, và tín hiệu đầu tư vốn từ Meta và Microsoft đều cho thấy: làn sóng AI vẫn chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu. Nói cách khác, Big Tech không chỉ đang lướt sóng – họ chính là người tạo ra làn sóng đó.

Dẫu vậy, đây không còn là năm 2021. Ngay cả sau tám tuần phục hồi mạnh, nhóm cổ phiếu này vẫn chưa vượt trội so với chỉ số S&P 500 tính từ đầu năm – điều vốn là bất khả thi trong phần lớn thập kỷ trước. Mức định giá hiện tại ở khoảng 30 lần lợi nhuận dự phóng đang khiến nhiều nhà đầu tư phải đắn đo. Rất nhiều kỳ vọng tương lai đã được định giá vào hiện tại. Nhưng điều quan trọng là: lợi nhuận dự kiến của nhóm này vẫn tăng khoảng 15% – gấp đôi tốc độ tăng trưởng của phần còn lại thị trường. Nói cách khác, mức định giá cao đi kèm với tăng trưởng thực sự.

Tuy nhiên, rủi ro vẫn hiện hữu. Căng thẳng thương mại, đặc biệt là các rào cản công nghệ từ Mỹ với Trung Quốc, vẫn là yếu tố có thể làm chệch hướng đà tăng. Thị trường từng chững lại sau các thông tin hạn chế mới, nhưng khả năng phục hồi ngay sau đó cho thấy một điều rõ ràng: dòng tiền vẫn tiếp tục "bắt đáy" và đang tập trung vào cổ phiếu công nghệ.

Sức hút của ngành này với thị trường là điều không thể phủ nhận. Với việc nhóm Big Tech hiện chiếm gần một phần ba trọng số S&P 500, đây không còn chỉ là một canh bạc vào ngành công nghệ – mà là một xu hướng vĩ mô. Bỏ qua họ đồng nghĩa với việc bỏ rơi một phần cốt lõi của thị trường, nhưng quá phụ thuộc thì cũng chẳng khác nào ngồi trên máy bay một động cơ, bay xuyên qua vùng thời tiết địa chính trị đầy nhiễu loạn.

Tạm thời, chiếc máy bay đó vẫn đang bay cao. Chi tiêu vốn từ các ông lớn vẫn duy trì mạnh mẽ, đầu tư cho AI còn lâu mới đến ngưỡng bão hòa, và hạ tầng số của nền kinh tế Mỹ vẫn phụ thuộc lớn vào những nền tảng này. Dù yêu hay ghét sự thống trị của họ, Big Tech vẫn là động cơ tăng trưởng nằm dưới nắp capo của S&P 500.

Chặng đường phía trước có thể không bằng phẳng. Nhưng nếu Big Tech tiếp tục giữ tay lái, đợt tăng giá tiếp theo có thể sẽ mạnh mẽ và đầy bất ngờ.

fxstreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Thị trường lao động Anh suy yếu, gia tăng áp lực lên BoE nới lỏng chính sách; GBP/USD giảm xuống dưới mốc $1.34

Thị trường lao động Anh suy yếu, gia tăng áp lực lên BoE nới lỏng chính sách; GBP/USD giảm xuống dưới mốc $1.34

Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh tăng lên 4.7% trong tháng Năm, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng tiền lương chững lại, củng cố kỳ vọng về một lộ trình lãi suất ôn hòa hơn từ Ngân hàng Anh (BoE). Số lượng nhân viên có lương giảm 25,000 người trong tháng Năm, cho thấy sự suy yếu của thị trường lao động dù lạm phát vẫn ở mức cao. Đồng GBP giảm giá sau dữ liệu lao động yếu kém, mặc dù lạm phát dai dẳng trong tháng Sáu khiến kỳ vọng chính sách của BoE tiếp tục biến động.
USD phục hồi sau biến động vì tin đồn Trump có thể bãi nhiệm Powell, AUD/USD lao dốc vì dữ liệu việc làm Úc tiêu cực

USD phục hồi sau biến động vì tin đồn Trump có thể bãi nhiệm Powell, AUD/USD lao dốc vì dữ liệu việc làm Úc tiêu cực

Đồng USD đã trải qua biến động mạnh trong phiên qua đêm khi xuất hiện các tin đồn liên quan đến khả năng Chủ tịch Fed Jerome Powell bị sa thải. Một số nguồn tin cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc cách chức Powell ngay lập tức, thậm chí đã chuẩn bị sẵn thư sa thải được trình bày tại một cuộc họp với các nhà lập pháp về dự luật tiền kỹ thuật số. Thông tin này đã khiến đồng USD lao dốc do lo ngại uy tín của Fed có thể bị tổn hại nghiêm trọng.
Trung Quốc đối mặt với thách thức tăng trưởng khi thị trường bất đồng sản, doanh số bán lẻ và thuế quan ảnh hưởng đến triển vọng

Trung Quốc đối mặt với thách thức tăng trưởng khi thị trường bất đồng sản, doanh số bán lẻ và thuế quan ảnh hưởng đến triển vọng

GDP quý 2 của Trung Quốc tăng 5.2% so với cùng kỳ (YoY), nhờ xuất khẩu tăng mạnh, bù đắp cho nhu cầu nội địa yếu và doanh số bán lẻ chậm lại. Dữ liệu thị trường nhà ở xấu đi, với giá nhà mới giảm 3.2% YoY trong tháng 6 và giá nhà cũ lao dốc. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên vẫn ở mức cao, và khủng hoảng bất động sản làm gia tăng nhu cầu về các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung.
PPI vượt kỳ vọng và thêm bất ổn ở Trung Đông

PPI vượt kỳ vọng và thêm bất ổn ở Trung Đông

Một phần đà tăng của chỉ số USD (DXY) hôm qua đã bị đảo ngược do áp lực bán USD mạnh mẽ sau khi Israel tấn công Syria, giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa các lực lượng dân quân Druze và Lực lượng Chính phủ Syria. Hiện tại, một thỏa thuận ngừng bắn đã được thiết lập, làm dịu đi phần nào căng thẳng. Tuy nhiên, đây vẫn là một diễn biến cần theo dõi sát trong những ngày tới.
GBP nhích lên sau khi CPI Anh được công bố: Tin thương mại Mỹ và diễn biến chính trị xoay quanh crypto là tâm điểm thị trường

GBP nhích lên sau khi CPI Anh được công bố: Tin thương mại Mỹ và diễn biến chính trị xoay quanh crypto là tâm điểm thị trường

GBP ghi nhận mức tăng nhẹ trong phiên hôm nay sau số liệu CPI Anh bất ngờ tăng cao hơn dự báo, dù đà tăng vẫn bị kìm hãm. Cả chỉ số CPI tổng thể và CPI lõi đều tăng tốc trong tháng Sáu, đặc biệt với đà tăng mạnh từ lạm phát hàng hóa. Diễn biến này làm dấy lên lo ngại về tác động truyền dẫn của thuế quan và đặt ra thách thức mới đối với lộ trình chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).
DXY phá vỡ mô hình nêm giảm sau khi CPI tháng 6 đúng kỳ vọng

DXY phá vỡ mô hình nêm giảm sau khi CPI tháng 6 đúng kỳ vọng

Báo cáo CPI tháng 6 đúng kỳ vọng đã kích hoạt một bước ngoặt quan trọng cho DXY, khi chỉ số này phá vỡ mô hình nêm giảm, báo hiệu triển vọng tăng giá cho đồng USD. Dù thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro phản ứng tích cực, áp lực lạm phát cốt lõi và chênh lệch lợi suất tiếp tục định hình tâm lý thận trọng. Với các yếu tố vĩ mô như thuế quan và chính sách tài khóa đang làm phức tạp tình hình kinh tế, Fed có thể sẽ trì hoãn các động thái nới lỏng, khiến thị trường ngoại hối tiếp tục biến động trong thời gian tới.
Thị trường châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc, vàng phục hồi khi USD suy yếu; EUR/USD chuẩn bị đảo chiều

Thị trường châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc, vàng phục hồi khi USD suy yếu; EUR/USD chuẩn bị đảo chiều

Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng nhẹ vào thứ Hai, ngày 14 tháng 7. S&P 500 tăng 0.1%, trong khi Nasdaq 100 nhích lên 0.3%, khi giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thềm công bố dữ liệu Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ và loạt báo cáo thu nhập quý II từ các ngân hàng lớn bao gồm JPMorgan, Citigroup, Wells Fargo và BlackRock.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ