Chờ đợi gì từ những tín hiệu vĩ mô từ Trung Quốc và Nhật Bản?

Chờ đợi gì từ những tín hiệu vĩ mô từ Trung Quốc và Nhật Bản?

09:00 15/05/2023

Dữ liệu kinh tế quan trọng từ Trung Quốc và Nhật Bản, và quyết định lãi suất của Ngân hàng trung ương Philippines (BSP) có thể là động lực chính cho thị trường châu Á trong tuần này, khi các nhà đầu tư ngày càng lo lắng về triển vọng vĩ mô toàn cầu và Hoa Kỳ.

Chứng khoán thế giới đã kết thúc tuần trước trong tình trạng bấp bênh do những lo ngại về trần nợ của Hoa Kỳ, điều kiện tín dụng và tác động tích lũy từ chu kỳ thặt chặt mạnh tay của Fed lên nền kinh tế.

Đây là một số vấn đề được thảo luận tại cuộc họp 3 ngày của nhóm các nước G-7 đã kết thúc vào thứ Bảy.

Chỉ số MSCI World giảm 0.5%, không quá mạnh, nhưng đây là tuần giảm thứ hai liên tiếp và là mức giảm mạnh nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng ngân hàng Hoa Kỳ nổ ra hai tháng trước.

Tuy nhiên, cổ phiếu châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) tăng nhẹ trong tuần thứ 2 liên tiếp, đây cũng là điều chưa từng thấy kể từ đầu tháng Ba.

Nếu các cổ phiếu công nghệ của Hoa Kỳ đang tăng mạnh - Nasdaq tăng tuần thứ ba và sự phục hồi của Phố Wall trong năm nay hoàn toàn nhờ vào các cổ phiếu từ các công ty tập trung vào AI, theo SocGen - thì mảng công nghệ châu Á đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Chỉ số công nghệ Hang Seng đã ghi nhận tuần giảm thứ sáu liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ giữa năm 2015 khi những chấn động đầu tiên trên thị trường chứng khoán Trung Quốc được nhận thấy và chỉ vài tuần trước khi Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ.

Các chỉ số kinh tế mới nhất của Trung Quốc đều rất kém kỳ vọng. Lạm phát và nhập khẩu lao dốc vào tháng 4, gây nghi ngờ nghiêm trọng về sức mạnh phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch và làm tăng kỳ vọng về việc nới lỏng chính sách nhiều hơn.

Dữ liệu sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ và tài sản cố định tháng 4 được công bố trong tuần này sẽ cho thấy một bức tranh toàn cảnh hơn. Nếu các dữ liệu thực tế thấp hơn kỳ vọng của thị trường có thể sẽ làm tăng áp lực bán đối với chứng khoán Trung Quốc - Shanghai Composite có tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3, đồng thời giảm tuần thứ 5 liên tiếp.

Số liệu GDP quý đầu tiên của Nhật Bản sẽ được công bố vào thứ Tư và có lẽ quan trọng hơn, số liệu lạm phát mới nhất sẽ được công bố vào thứ Sáu.

Lạm phát cơ bản cao hơn nhiều so với mức mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mong muốn và dự kiến ​​sẽ tăng trở lại mức 3.4% vào tháng Tư. Mặc dù tân Thống đốc BOJ Kazuo Ueda khẳng định rằng ông sẽ chậm lại trong việc đảo ngược chính sách siêu nới lỏng, nhưng một số nhà phân tích kỳ vọng BOJ sẽ từ bỏ việc kiểm soát đường cong lợi suất vào mùa hè này.

Các nhà đầu tư đang chờ xem kết quả bầu cử của Thái Lan có thể thay đổi cán cân quyền lực ra sao và số liệu GDP quý I sẽ được công bố vào thứ Hai, cùng ngày Ngân hàng trung ương Philippines công bố quyết định lãi suất, dự kiến giữ nguyên ở mức 6.25%.

Dưới đây là ba diễn biến chính có thể cung cấp thêm định hướng cho thị trường vào thứ Hai:

  • GDP Thái Lan (Quý I)
  • Lạm phát bán buôn của Ấn Độ (tháng 4)
  • Lạm phát giá hàng hóa doanh nghiệp Nhật Bản (tháng 4)

Investing.com

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng ổn định trong bối cảnh kỳ vọng lãi suất giảm và lo ngại thuế quan leo thang

Giá vàng ổn định trong bối cảnh kỳ vọng lãi suất giảm và lo ngại thuế quan leo thang

Giá vàng gần như không đổi trong phiên đầu tuần khi giới đầu tư theo dõi sát tiến triển đàm phán thương mại Mỹ-Trung trước hạn chót ngày 1/8 và chuẩn bị cho cuộc họp chính sách của Fed. Đồng USD trầm lắng và kỳ vọng cắt giảm lãi suất hỗ trợ đà giữ giá của vàng, trong khi bất ổn chính trị tại Nhật và diễn biến địa chính trị toàn cầu tiếp tục được giới đầu tư theo dõi chặt chẽ.
Trung Quốc đột ngột tăng mạnh xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ sau thỏa thuận thương mại

Trung Quốc đột ngột tăng mạnh xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ sau thỏa thuận thương mại

Sau nhiều tháng gián đoạn do căng thẳng thương mại, xuất khẩu nam châm đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ đã bật tăng mạnh trong tháng 6, tăng hơn 660% so với tháng 5. Động thái này diễn ra sau khi hai nước đạt được thỏa thuận tháo gỡ các rào cản liên quan đến giấy phép xuất khẩu. Sự phục hồi mạnh mẽ này góp phần xoa dịu chuỗi cung ứng toàn cầu trong các lĩnh vực chiến lược như xe điện và tua-bin gió. Tuy nhiên, tính chung nửa đầu năm, lượng xuất khẩu vẫn giảm gần 19% so với cùng kỳ 2024, cho thấy những ảnh hưởng kéo dài từ căng thẳng địa chính trị.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, theo dõi triển vọng phục hồi và áp lực giảm phát

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, theo dõi triển vọng phục hồi và áp lực giảm phát

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản đúng như dự báo, trong bối cảnh tăng trưởng quý II nhỉnh hơn kỳ vọng nhưng nhu cầu trong nước vẫn yếu. Giới phân tích cho rằng các áp lực giảm phát và bất ổn toàn cầu có thể thúc đẩy các biện pháp nới lỏng bổ sung vào cuối năm. Thị trường đang chờ đợi cuộc họp Bộ Chính trị sắp tới để rõ hơn định hướng chính sách trong nửa cuối năm 2025.
Niềm tin người tiêu dùng Anh giảm mạnh do lo ngại về thị trường lao động và chi phí sinh hoạt

Niềm tin người tiêu dùng Anh giảm mạnh do lo ngại về thị trường lao động và chi phí sinh hoạt

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng do Deloitte công bố đã giảm 2.6 điểm phần trăm trong quý II, xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2024. Kết quả phản ánh tâm lý thận trọng gia tăng trước những bất ổn về an ninh việc làm, lạm phát kéo dài và áp lực chi phí sinh hoạt. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.7% và tốc độ tăng lương đạt mức cao nhất kể từ tháng 1, cho thấy bức tranh kinh tế vẫn còn nhiều biến động.
Cơ quan quản lý thị trường Pháp yêu cầu Vivendi rút lui ưu đãi

Cơ quan quản lý thị trường Pháp yêu cầu Vivendi rút lui ưu đãi

Cơ quan quản lý thị trường Pháp đã phán quyết rằng Bolloré SE và Vincent Bolloré phải đưa ra một lời đề nghị rút lui công khai đối với Vivendi SE trong vòng sáu tháng tới, đây là một đòn giáng đối với tỷ phú truyền thông kiểm soát công ty này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ