Chứng khoán châu Á trái chiều trước loạt quyết định của các ngân hàng trung ương

Chứng khoán châu Á trái chiều trước loạt quyết định của các ngân hàng trung ương

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

08:46 24/07/2023

Chứng khoán châu Á chào tuần mới tăng điểm trước thềm loạt quyết định của ngân hàng trung ương khi việc thị trường hạ kỳ vọng BoJ thay đổi chính sách hỗ trợ tâm lý.

Hầu hết các chỉ số chính trong khu vực đều tăng điểm, dẫn đầu là chứng khoán Nhật Bản sau khi một báo cáo vào thứ Sáu cho biết các quan chức BoJ thấy không cần thiết phải giải quyết các tác dụng phụ của chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của họ.

Chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc đại lục giảm. HĐTL các chỉ số chứng khoán Mỹ đi ngang trong phiên Á sau khi S&P 500 đóng cửa gần như không đổi vào thứ Sáu và Nasdaq 100 giảm điểm khi cổ phiếu công nghệ bị bán tháo sau một loạt kết quả đáng thất vọng hồi đầu tuần.

JPY chưa có nhiều thay đổi sau khi giảm hơn 2% vào tuần trước, biến động mạnh nhất sau khi báo cáo của BOJ được công bố. Hầu hết các đồng tiền chính giao dịch trong biên độ hẹp với USD vào thứ Hai.

Lợi suất trái phiếu Mỹ đi ngang tại khắp các kỳ hạn. Lợi suất trái phiếu Úc dài hạn không đổi, trong khi lợi suất trái phiếu New Zealand giảm.

Để mắt đến các ngân hàng trung ương

Báo cáo kết quả kinh doanh và quyết định của các ngân hàng trung ương sẽ là trọng tâm của tuần này. Các công ty lớn gồm Alphabet, Exxon Mobil và Meta đều sẽ công bố báo cáo, trong khi ở châu Á, các nhà đầu tư sẽ theo dõi những cái tên như Samsung, Rio Tinto và Hitachi

Thị trường định giá Fed và ECB sẽ tăng lãi suất và sẽ chờ đợi tín hiệu tiếp tục thắt chặt thêm hay không. BOJ được dự báo sẽ giữ nguyên lập trường, khiến phân kỳ chính sách với các ngân hàng trung ương lớn khác ngày càng sâu sắc.

Theo Win Thin, trưởng bộ phận chiến lược FX tại Brown Brothers Harriman & Co, “Fed không nên báo hiệu một lần tạm dừng vào tháng 9, vì làm vậy vào tháng 6 đã khiến họ bị bó hẹp vào thời điểm cần sự linh hoạt tối đa. Với việc thị trường lao động vẫn mạnh mẽ, chúng tôi tin rằng điều đúng đắn mà Fed cần làm là nhấn mạnh tiếp tục phụ thuộc vào dữ liệu và không nên giả định rằng sẽ bỏ qua tăng lãi suất vào tháng 9.”

Thị trường Trung Quốc cũng sẽ chờ đợi tín hiệu kích thích từ chính phủ khi cuộc họp của Bộ Chính trị đang đến gần. Các nhà quản lý quỹ toàn cầu không đặt nhiều kỳ vọng khi Bắc Kinh cố gắng thúc đẩy tăng trưởng mà không có hành động mạnh mẽ, điều có thể tạo ra bong bóng tài sản. Chứng khoán Trung Quốc ghi nhận tuần kém nhất trong 4 tuần, bất chấp hàng loạt cam kết thúc đẩy tiêu dùng và kinh doanh.

Theo Chris Weston, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Pepperstone, “thị trường đang đặt nhiều kỳ vọng (vào gói kích thích) nhưng cho đến nay vẫn chưa thể hiện quan điểm mạnh mẽ, với chứng khoán Trung Quốc và nhân dân tệ vẫn hình thành xu hướng nào”.

Trên thị trường hàng hóa, dầu giảm nhẹ sau khi ghi nhận tuần tăng thứ 4 liên tiếp trước các dấu hiệu cho thấy thị trường toàn cầu đang thắt chặt. Vàng chào tuần mới ít thay đổi sau khi giảm vào thứ Sáu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định Nikkei 225: Khởi đầu xu hướng tăng trung hạn mới trong bối cảnh lợi suất JGB tăng cao

Nhận định Nikkei 225: Khởi đầu xu hướng tăng trung hạn mới trong bối cảnh lợi suất JGB tăng cao

Chỉ số Nikkei 225 đã phục hồi mạnh mẽ, tăng 34% từ tháng 4 đến tháng 6, dẫn đầu khu vực châu Á nhờ tâm lý tích cực hậu thuế quan và dữ liệu kinh tế khả quan. Mặc dù lợi suất JGB tăng mạnh gây điều chỉnh ngắn hạn, triển vọng trung hạn vẫn tích cực nhờ nền tảng vĩ mô cải thiện, thu nhập doanh nghiệp tăng trưởng và tín hiệu kỹ thuật xác nhận xu hướng tăng. Nikkei 225 đang hướng tới các vùng kháng cự 40,620 và 42,500, trừ khi phá vỡ vùng hỗ trợ quan trọng 38,730.
Tin tức chỉ số DAX: Tín hiệu phục hồi khi kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - EU được cải thiện

Tin tức chỉ số DAX: Tín hiệu phục hồi khi kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - EU được cải thiện

DAX tăng mạnh 1.51% vào ngày 17/7, chấm dứt chuỗi năm phiên giảm liên tiếp nhờ tâm lý lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ - EU. Giá sản xuất tại Đức được dự báo giảm 1.3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng kỳ vọng lạm phát giảm tốc và lập trường nới lỏng từ ECB. Triển vọng DAX phụ thuộc vào tiến trình đàm phán thương mại Mỹ - EU, định hướng chính sách ECB và xu hướng niềm tin người tiêu dùng Mỹ.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua hướng mục tiêu 25,000 khi dữ liệu Mỹ tích cực và Bắc Kinh cam kết kích thích

Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua hướng mục tiêu 25,000 khi dữ liệu Mỹ tích cực và Bắc Kinh cam kết kích thích

Chỉ số Hang Seng bật tăng nhờ doanh số bán lẻ và đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tích cực, giúp xoa dịu lo ngại suy thoái và hỗ trợ tâm lý thị trường. Các cổ phiếu công nghệ như Alibaba và Baidu dẫn dắt đà tăng, đưa chỉ số Hang Seng TECH tăng 1.29%, thúc đẩy xu hướng tích cực toàn ngành. Trung Quốc cam kết thêm các biện pháp kích thích để thúc đẩy nhu cầu trong nước và cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp, củng cố triển vọng thị trường chứng khoán.
Tin tức chỉ số DAX: Hy vọng về các thỏa thuận thương mại và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất nâng đỡ chỉ số DAX

Tin tức chỉ số DAX: Hy vọng về các thỏa thuận thương mại và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất nâng đỡ chỉ số DAX

Chỉ số DAX tăng 0.90% lên 24,227 khi thỏa thuận khí đốt tự nhiên Mỹ-EU làm dấy lên kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại xuyên Đại Tây Dương rộng lớn hơn. Mức thuế 30% từ Mỹ áp lên hàng hóa EU vẫn là nguy cơ treo lơ lửng, khiến tiến triển của các cuộc đàm phán thương mại trở thành yếu tố then chốt để giảm thiểu rủi ro leo thang. Triển vọng của DAX sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ dữ liệu doanh số bán lẻ, đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ và tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-EU.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua nhắm mục tiêu 25,000 nhờ kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và triển vọng thỏa thuận thương mại

Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua nhắm mục tiêu 25,000 nhờ kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và triển vọng thỏa thuận thương mại

Chỉ số Hang Seng duy trì quanh mức 24.500, được hỗ trợ bởi tín hiệu giảm căng thẳng thương mại Mỹ-Trung trước các dữ liệu kinh tế quan trọng. Hoạt động chốt lời và biến động trong lĩnh vực công nghệ hạn chế đà tăng, dù có kỳ vọng về gói kích thích kinh tế từ Bắc Kinh và khả năng Fed cắt giảm lãi suất. Cổ phiếu xe điện như Geely và Li Auto vượt trội, bù đắp cho những tổn thất trong ngành bất động sản Trung Quốc.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà tăng kéo dài nhờ nới lỏng hạn chế công nghệ Mỹ, mục tiêu nằm tại ngưỡng 25,000

Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà tăng kéo dài nhờ nới lỏng hạn chế công nghệ Mỹ, mục tiêu nằm tại ngưỡng 25,000

Cổ phiếu công nghệ và xe điện (EV) dẫn dắt đà tăng của Chỉ số Hang Seng, được hỗ trợ bởi sự nới lỏng hạn chế xuất khẩu công nghệ từ Mỹ. Cổ phiếu NVIDIA và AMD tăng mạnh nhờ kỳ vọng nối lại xuất khẩu, thúc đẩy tâm lý tích cực trên các cổ phiếu công nghệ niêm yết tại Hồng Kông. Sự hợp tác giữa Baidu và Uber trong dự án robotaxi toàn cầu nâng giá cổ phiếu Baidu, góp phần đẩy Chỉ số Hang Seng TECH tăng trưởng.
Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro điều chỉnh khi thuế uqan và lạm phát Mỹ đe dọa đà phục hồi

Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro điều chỉnh khi thuế uqan và lạm phát Mỹ đe dọa đà phục hồi

DAX phục hồi khi kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ-EU nâng cao tâm lý thị trường, bất chấp các nguy cơ leo thang thuế quan từ cả hai phía. Dữ liệu lạm phát Mỹ được dự báo tăng, với CPI lõi có thể đạt 3%, làm gia tăng khả năng trì hoãn chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed. Chỉ số DAX có thể đối mặt với rủi ro điều chỉnh nếu lạm phát Mỹ vượt kỳ vọng và các ngân hàng trung ương giữ quan điểm diều hâu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ