Chứng khoán châu Âu phục hồi nhẹ khi Trump hoãn quyết định về Iran; tuần vẫn hướng đến kết thúc trong sắc đỏ

Chứng khoán châu Âu phục hồi nhẹ khi Trump hoãn quyết định về Iran; tuần vẫn hướng đến kết thúc trong sắc đỏ

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

16:49 20/06/2025

Thị trường chứng khoán châu Âu tăng điểm nhẹ vào phiên giao dịch thứ Sáu, phục hồi sau ba phiên giảm liên tiếp khi tâm lý nhà đầu tư được cải thiện nhờ quyết định trì hoãn của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng can thiệp quân sự vào Iran. Tuy nhiên, các chỉ số vẫn đứng trước nguy cơ kết thúc tuần với mức giảm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 0.8%, chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 0.6% và chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 0.4%. Cả ba chỉ số chuẩn đều đang trên đà lỗ hàng tuần, với DAX giảm gần 2%, CAC 40 giảm 1.7% và FTSE 100 giảm 0.7%, tính đến thời điểm đóng cửa ngày thứ Năm.

DAX, FTSE 100, CAC, căng thẳng Trung Đông, xung đột Israel - Iran, Mỹ can thiệp quân sự, Donald Trump, ngân hàng trung ương, lạm phát, lãi suất, doanh số bán lẻ Anh, Berkeley Group, giá dầu
DAX, FTSE 100, CAC, căng thẳng Trung Đông, xung đột Israel - Iran, Mỹ can thiệp quân sự, Donald Trump, ngân hàng trung ương, lạm phát, lãi suất, doanh số bán lẻ Anh, Berkeley Group, giá dầu

Trump hoãn quyết định về Iran thêm “hai tuần”

Lo ngại về khả năng Mỹ bị kéo vào cuộc xung đột giữa Israel và Iran đã bao trùm thị trường trong tuần này, đặc biệt sau những phát ngôn của Tổng thống Trump ám chỉ khả năng Mỹ tham gia chiến dịch không kích do Israel dẫn đầu.

Tuy nhiên, tâm lý thị trường dịu lại sau tuyên bố vào cuối ngày thứ Năm của Tổng thống Trump rằng ông sẽ cần thêm “khoảng hai tuần” để đưa ra quyết định về việc có tiến hành hành động quân sự nhằm vào Iran hay không.

Động thái này giúp xoa dịu những lo ngại đang gia tăng trong tuần rằng một cuộc tấn công của Mỹ là điều không thể tránh khỏi, sau loạt báo cáo cho thấy Washington đang cân nhắc các phương án can thiệp.

Ông Trump từng sử dụng thời hạn hai tuần trong các quyết định chính sách lớn trước đây, bao gồm đàm phán thương mại, và giới phân tích kỳ vọng rằng Tehran có thể bị áp lực buộc phải trở lại bàn đàm phán trong khoảng thời gian này.

Các ngân hàng trung ương phát tín hiệu ôn hòa

Cũng trong sáng thứ Sáu, Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản đúng như kỳ vọng, tiếp nối chuỗi các động thái chính sách mềm mỏng từ nhiều ngân hàng trung ương châu Âu vào ngày thứ Năm.

Ngân hàng Trung ương Na Uy đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020; Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ giảm lãi suất về mức 0 và không loại trừ khả năng đưa lãi suất xuống mức âm. Trong khi đó, Ngân hàng Anh giữ nguyên chính sách nhưng thừa nhận khả năng cần nới lỏng hơn nữa trong thời gian tới.

Khả năng nới lỏng chính sách tiếp tục được củng cố sau báo cáo mới nhất cho thấy doanh số bán lẻ tại Anh trong tháng Năm đã giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2023, phản ánh sự suy yếu trong tiêu dùng sau giai đoạn chi tiêu cao cho thực phẩm, quần áo hè và sửa chữa nhà cửa.

Cụ thể, khối lượng bán lẻ đã giảm 2.7% trong tháng – cao hơn nhiều so với mức dự báo giảm 0,5%, theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh.

Bên cạnh đó, chỉ số giá sản xuất tại Đức cũng giảm đúng như kỳ vọng trong tháng Năm, ghi nhận mức giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

Berkeley thông báo thay đổi bộ máy quản lý

Trong lĩnh vực doanh nghiệp, tập đoàn xây dựng nhà ở Berkeley Group (OTC: BKGFY) công bố lợi nhuận trước thuế tăng trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/4, bất chấp áp lực từ quy định và nhu cầu tương lai có phần suy yếu.

Đồng thời, công ty cho biết Chủ tịch Michael Dobson sẽ rút lui sau Đại hội đồng cổ đông vào tháng Chín. Giám đốc điều hành hiện tại Rob Perrins sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch điều hành, trong khi Giám đốc Tài chính Richard Stearn sẽ được bổ nhiệm làm CEO.

Giá dầu điều chỉnh sau khi Trump trì hoãn quyết định

Giá dầu giảm trong phiên thứ Sáu sau khi Tổng thống Trump tạm thời hoãn quyết định về sự can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột giữa Iran và Israel. Dù vậy, giá dầu vẫn đang hướng tới tuần tăng thứ ba liên tiếp.

Vào lúc 03:15 ET, hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 2.6% xuống còn 76.79 USD/thùng, trong khi dầu WTI của Mỹ giảm 0.4% còn 73.61 USD/thùng, trong bối cảnh thị trường Mỹ nghỉ giao dịch ngày thứ Năm.

Bất chấp sự điều chỉnh trong phiên, cả hai loại dầu đều đang trên đà tăng hơn 3% trong tuần, do căng thẳng địa chính trị leo thang tại Trung Đông tiếp tục đe dọa nguồn cung từ khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới.

Investing

Xem thêm các chủ đề: #EUR

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Giá vàng ổn định trong bối cảnh kỳ vọng lãi suất giảm và lo ngại thuế quan leo thang

Giá vàng ổn định trong bối cảnh kỳ vọng lãi suất giảm và lo ngại thuế quan leo thang

Giá vàng gần như không đổi trong phiên đầu tuần khi giới đầu tư theo dõi sát tiến triển đàm phán thương mại Mỹ-Trung trước hạn chót ngày 1/8 và chuẩn bị cho cuộc họp chính sách của Fed. Đồng USD trầm lắng và kỳ vọng cắt giảm lãi suất hỗ trợ đà giữ giá của vàng, trong khi bất ổn chính trị tại Nhật và diễn biến địa chính trị toàn cầu tiếp tục được giới đầu tư theo dõi chặt chẽ.
Trung Quốc đột ngột tăng mạnh xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ sau thỏa thuận thương mại

Trung Quốc đột ngột tăng mạnh xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ sau thỏa thuận thương mại

Sau nhiều tháng gián đoạn do căng thẳng thương mại, xuất khẩu nam châm đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ đã bật tăng mạnh trong tháng 6, tăng hơn 660% so với tháng 5. Động thái này diễn ra sau khi hai nước đạt được thỏa thuận tháo gỡ các rào cản liên quan đến giấy phép xuất khẩu. Sự phục hồi mạnh mẽ này góp phần xoa dịu chuỗi cung ứng toàn cầu trong các lĩnh vực chiến lược như xe điện và tua-bin gió. Tuy nhiên, tính chung nửa đầu năm, lượng xuất khẩu vẫn giảm gần 19% so với cùng kỳ 2024, cho thấy những ảnh hưởng kéo dài từ căng thẳng địa chính trị.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, theo dõi triển vọng phục hồi và áp lực giảm phát

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, theo dõi triển vọng phục hồi và áp lực giảm phát

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản đúng như dự báo, trong bối cảnh tăng trưởng quý II nhỉnh hơn kỳ vọng nhưng nhu cầu trong nước vẫn yếu. Giới phân tích cho rằng các áp lực giảm phát và bất ổn toàn cầu có thể thúc đẩy các biện pháp nới lỏng bổ sung vào cuối năm. Thị trường đang chờ đợi cuộc họp Bộ Chính trị sắp tới để rõ hơn định hướng chính sách trong nửa cuối năm 2025.
Niềm tin người tiêu dùng Anh giảm mạnh do lo ngại về thị trường lao động và chi phí sinh hoạt

Niềm tin người tiêu dùng Anh giảm mạnh do lo ngại về thị trường lao động và chi phí sinh hoạt

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng do Deloitte công bố đã giảm 2.6 điểm phần trăm trong quý II, xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2024. Kết quả phản ánh tâm lý thận trọng gia tăng trước những bất ổn về an ninh việc làm, lạm phát kéo dài và áp lực chi phí sinh hoạt. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.7% và tốc độ tăng lương đạt mức cao nhất kể từ tháng 1, cho thấy bức tranh kinh tế vẫn còn nhiều biến động.
Cơ quan quản lý thị trường Pháp yêu cầu Vivendi rút lui ưu đãi

Cơ quan quản lý thị trường Pháp yêu cầu Vivendi rút lui ưu đãi

Cơ quan quản lý thị trường Pháp đã phán quyết rằng Bolloré SE và Vincent Bolloré phải đưa ra một lời đề nghị rút lui công khai đối với Vivendi SE trong vòng sáu tháng tới, đây là một đòn giáng đối với tỷ phú truyền thông kiểm soát công ty này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ