Chứng khoán Mỹ chốt tuần tăng điểm bất chấp lo ngại về hệ thống ngân hàng

Chứng khoán Mỹ chốt tuần tăng điểm bất chấp lo ngại về hệ thống ngân hàng

08:10 27/03/2023

Hợp đồng tương lai chứng khoán tăng ở đầu phiên ngày hôm nay sau một tuần ghi nhận đà tăng. Các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi lĩnh vực ngân hàng đang gặp khó khăn.

Hợp đồng tương lai chỉ số Dow Jones tăng thêm 132 điểm, tương đương 0.4%. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.5%, hợp đồng tương lai Nasdaq-100 tăng 0.4%.

Các chỉ số chứng khoán trên Phố Wall đã đóng cửa tuần trước tăng điểm bất chấp sự biến động do đợt tăng lãi suất vào tuần trước của Cục Dự trữ Liên bang, và cuộc khủng hoảng ngân hàng vẫn đang tiếp diễn. Nasdaq Composite dẫn đầu đà tăng trong số các chỉ số chính (+1.7%). S&P 500 kết thúc tuần tăng 1.4%, và chỉ số Dow tăng 1.2%.

Fed đã tăng lãi suất thêm 1/4 điểm phần trăm đúng như kỳ vọng của nhiều nhà kinh tế, đồng thời cũng báo hiệu rằng việc dừng thắt chặt có thể sắp xảy ra.

Sức khỏe của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ cũng gây áp lực lên các nhà đầu tư trong suốt tuần, đặc biệt là từ First Republic, PacWest và các tổ chức tài chính khu vực khác. CNBC đã báo cáo vào cuối tuần rằng tiền gửi từ các ngân hàng nhỏ đến các đại gia trong ngành như JPMorgan Chase và Wells Fargo đã chậm lại trong những ngày gần đây.

Trong khi đó, Bloomberg cho biết các nhà chức trách Hoa Kỳ đang xem xét mở rộng chương trình cho vay khẩn cấp dành cho các ngân hàng, điều có thể giúp First Republic có thêm thời gian để tăng thanh khoản. Cổ phiếu First Republic chốt tuần giảm 46.3% do các nhà đầu cân nhắc xem liệu khoản tiền cứu trợ 30 tỷ USD cho nhà băng này từ các ông lớn ngân hàng có đủ để củng cố bảng cân đối kế toán hay không.

Chủ tịch Fed Jerome Powell và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đảm bảo với các nhà đầu tư rằng hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ vẫn ổn định và được hỗ trợ. Điều đó đã giúp xoa dịu nhiều nhà đầu tư, hỗ trợ quỹ ETF SPDR S&P Regional Banking (KRE) và SPDR S&P Bank mở rộng, chốt tuần lần lượt tăng 0.2% và 0.4% sau đợt bán tháo trong những tuần trước đó. Nhưng cả hai quỹ ETF vẫn giảm hơn 25% kể từ đầu tháng Ba.

Ngoài First Republic, các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu Deutsche Bank sau khi hợp đồng CDS của ngân hàng Đức tăng vọt, khiến cổ phiếu giảm 5.5% trong tuần. Tin tức này làm dấy lên mối lo ngại về sức khỏe của hệ thống ngân hàng Châu Âu bắt đầu từ việc UBS mua lại Credit Suisse vào đầu tháng này.

“Mức tăng lãi suất 25bp vừa rồi là tín hiệu ôn hòa nhất mà thị trường có thể nhận được, khiến thị trường cảm thấy không tốt nhưng ít nhất cũng không tệ. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng hỗn loạn đang diễn ra trong hệ thống ngân hàng vẫn là mối quan tâm lớn nhất của thị trường”, Brad McMillan, giám đốc đầu tư của Commonwealth Financial Network cho biết.

Trong tuần tới, các nhà đầu tư có thể sẽ tiếp tục theo dõi ngành ngân hàng để tìm các dấu hiệu suy yếu tiềm ẩn. Họ cũng sẽ theo dõi cuộc khảo sát về cuộc họp của Fed tại Dallas vào thứ Hai và phát biểu về chính sách tiền tệ từ Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Philip Jefferson.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin tức Chỉ số DAX: Triển vọng phụ thuộc vào đột phá thương mại, lập trường của ECB và báo cáo doanh thu của Mag 7

Tin tức Chỉ số DAX: Triển vọng phụ thuộc vào đột phá thương mại, lập trường của ECB và báo cáo doanh thu của Mag 7

Chỉ số DAX giảm 1.09% vào ngày 22/7 khi lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ–EU tái bùng phát, trước hạn chót áp thuế ngày 1/8 của cựu Tổng thống Trump. Triển vọng của DAX phụ thuộc lớn vào kết quả đàm phán thương mại giữa Mỹ và EU; một thỏa thuận có thể đưa chỉ số này trở lại đỉnh lịch sử 24,639 điểm. Hợp đồng tương lai DAX tăng 200 điểm sau tin về thỏa thuận thương mại Mỹ–Nhật và khả năng gia hạn thời hạn đối với Trung Quốc.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe bò nhắm đến mốc 26,000 nhờ các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và chính sách hỗ trợ

Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe bò nhắm đến mốc 26,000 nhờ các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và chính sách hỗ trợ

Chỉ số Hang Seng đạt đỉnh ba năm nhờ các dấu hiệu nối lại đàm phán thương mại Mỹ-Trung và kỳ vọng chính sách kinh tế từ Bắc Kinh. Chỉ số đang hướng tới mốc 26,000 khi động lực tăng giá tiếp tục được củng cố, với mức kháng cự trước mắt tại 25,500. Sự dẫn dắt của các cổ phiếu công nghệ lớn như Baidu và Tencent cũng góp phần nâng đỡ đà phục hồi của chỉ số Hang Seng TECH.
Thị trường Châu Á biến động trước áp lực thuế quan từ Mỹ; chỉ số Straits Times đối mặt với rủi ro điều chỉnh

Thị trường Châu Á biến động trước áp lực thuế quan từ Mỹ; chỉ số Straits Times đối mặt với rủi ro điều chỉnh

Thị trường chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận áp lực chốt lời trong phiên hôm nay, phản ánh những biến động đáng kể từ Phố Wall đêm qua. Chỉ số S&P 500 đảo chiều từ mức tăng ban đầu và đóng cửa chỉ nhích nhẹ 0.1% lên mức cao kỷ lục 6,305, bị đè nặng bởi những bất ổn mới liên quan đến chính sách thuế quan của Mỹ. Khi thời hạn ngày 1 tháng 8 đang đến gần, Thư ký Báo chí Nhà Trắng, ông Leavitt, phát tín hiệu rằng Tổng thống Trump có thể đưa ra các biện pháp thuế quan đơn phương bổ sung.
Tin tức chỉ số DAX: Nguy cơ điều chỉnh khi EU đe dọa trả đũa, triển vọng phục hồi lung lay

Tin tức chỉ số DAX: Nguy cơ điều chỉnh khi EU đe dọa trả đũa, triển vọng phục hồi lung lay

DAX giảm 0,34% xuống 24.226 khi căng thẳng thương mại Mỹ-EU leo thang, làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đối với nền kinh tế khu vực. Đe dọa thuế quan từ 15–30% của Tổng thống Trump đối với hàng hóa EU gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực tới chứng khoán Đức. Bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại Diễn đàn ECB về lạm phát và lãi suất dự kiến sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới xu hướng DAX trong ngày hôm nay.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Cổ phiếu EV và công nghệ dẫn dắt đà tăng khi kỳ vọng về gói kích thích kinh tế gia tăng

Tin tức chỉ số Hang Seng: Cổ phiếu EV và công nghệ dẫn dắt đà tăng khi kỳ vọng về gói kích thích kinh tế gia tăng

Chỉ số Hang Seng lập đỉnh ba năm nhờ tâm lý tích cực và kỳ vọng các biện pháp kích thích từ Bắc Kinh. Xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ tăng vọt 667% trong tháng 6, làm dấy lên hy vọng về đột phá thương mại Mỹ-Trung. Cổ phiếu EV và công nghệ như BYD, Baidu và Tencent dẫn dắt đà tăng của Hang Seng và Hang Seng TECH Index.
Tin tức chỉ số DAX: Dự báo hôm nay tập trung vào rủi ro thuế quan và bình luận từ ngân hàng trung ương

Tin tức chỉ số DAX: Dự báo hôm nay tập trung vào rủi ro thuế quan và bình luận từ ngân hàng trung ương

DAX giảm 0,33% trong phiên giao dịch ngày 18/7 khi kỳ vọng về bước tiến thương mại Mỹ-EU bị lu mờ bởi lo ngại về thuế quan. Cổ phiếu ngành ô tô kéo DAX đi xuống, với Mercedes-Benz, BMW và Volkswagen ghi nhận mức giảm đáng kể. Thông tin về khả năng Tổng thống Trump áp thuế 15–20% đối với hàng hóa EU đã tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường và khẩu vị rủi ro đầu tuần.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Liệu kích thích từ Bắc Kinh và hy vọng thương mại Mỹ - Trung có thể đẩy chỉ số lên 26,000?

Tin tức chỉ số Hang Seng: Liệu kích thích từ Bắc Kinh và hy vọng thương mại Mỹ - Trung có thể đẩy chỉ số lên 26,000?

Hang Seng lập đỉnh ba năm, được hỗ trợ bởi kỳ vọng kích thích từ Bắc Kinh và tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Các cổ phiếu xe điện như BYD và Li Auto tăng điểm nhờ dữ liệu xuất khẩu tích cực của Trung Quốc, củng cố niềm tin vào nhóm cổ phiếu ngành ô tô. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) giữ nguyên lãi suất ở mức 3% và 3.5%, song thị trường vẫn kỳ vọng vào các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng tiếp theo.
Nhận định Nikkei 225: Khởi đầu xu hướng tăng trung hạn mới trong bối cảnh lợi suất JGB tăng cao

Nhận định Nikkei 225: Khởi đầu xu hướng tăng trung hạn mới trong bối cảnh lợi suất JGB tăng cao

Chỉ số Nikkei 225 đã phục hồi mạnh mẽ, tăng 34% từ tháng 4 đến tháng 6, dẫn đầu khu vực châu Á nhờ tâm lý tích cực hậu thuế quan và dữ liệu kinh tế khả quan. Mặc dù lợi suất JGB tăng mạnh gây điều chỉnh ngắn hạn, triển vọng trung hạn vẫn tích cực nhờ nền tảng vĩ mô cải thiện, thu nhập doanh nghiệp tăng trưởng và tín hiệu kỹ thuật xác nhận xu hướng tăng. Nikkei 225 đang hướng tới các vùng kháng cự 40,620 và 42,500, trừ khi phá vỡ vùng hỗ trợ quan trọng 38,730.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ