Chứng khoán Mỹ giảm mạnh về cuối phiên, gây áp lực lên thị trường châu Á

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh về cuối phiên, gây áp lực lên thị trường châu Á

Bùi Diệu Linh

Bùi Diệu Linh

Junior Analyst

08:00 10/06/2022

Nasdaq 100 và các cổ phiếu công nghệ suy yếu khi ECB trở nên hawkish hơn. ASX 200 của Úc cũng dễ bị tổn thương trước chính sách thắt chặt và dữ liệu CPI của Trung Quốc.

Tóm tắt phiên Mỹ ngày thứ Năm

Tâm lý xấu đi đáng kể trên Phố Wall, HĐTL các chỉ số Nasdaq 100, S&P 500 và Dow Jones lần lượt giảm 2.7%, 2.4% và 1.9%, ngày giảm sâu nhất kể từ 18/5.

Trước đó, ECB đã công bố chính sách tiền tệ mới nhất của mình. Cho đến gần đây, ECB được coi là một ngân hàng tương đối dovish. Chủ tịch ECB - Christine Lagarde đã giảm bớt quan điểm đó trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng.

ECB đã tăng kỳ vọng lạm phát trong khi hạ dự báo tăng trưởng. Hôm qua, họ cũng đã thông báo ngừng mua tài sản từ tháng 7, với kế hoạch tăng lãi suất trong thời gian tới. Một NHTW khác đã chuyển hướng diều hâu, gia tăng lo ngại về việc thanh khoản bị rút khỏi thị trường tài chính và đẩy lợi suất trái phiếu lên cao, gây sức ép lên tài sản rủi ro. Và không có gì ngạc nhiên khi công nghệ là một trong những lĩnh vực đuối sức nhất trong S&P 500 vào thứ Năm.

Phân tích ngành trong S&P 500 - 6/9/2022

Nasdaq 100 Sinks as ECB Turns More Hawkish. ASX 200 at Risk, Eyeing China CPI Data

Phân tích kỹ thuật Nasdaq 100

Trên biểu đồ D1, Nasdaq 100 đã giảm xuống dưới hỗ trợ ngắn hạn tại 12,465. Mục tiêu tiếp theo của phe bán sẽ là đáy tháng Năm tại 11,491 - nằm ngay trên vùng Fibonacci mở rộng 100% tại 11,443. Nếu có thể hồi phục, kháng cự quan trọng sẽ là vùng Fibonacci mở rộng 61.8% tại 12,904.

Biểu đồ HĐTL chỉ số Nasdaq 100 khung Daily

Nasdaq 100 Sinks as ECB Turns More Hawkish. ASX 200 at Risk, Eyeing China CPI Data

Phiên giao dịch Châu Á Thái Bình Dương hôm thứ sáu - Lạm phát Trung Quốc

Tâm lý bi quan trên Phố Wall cũng đã lan sang châu Á. Chỉ số ASX 200 của Úc trở nên dễ bị tổn thương khi Trung Quốc tiếp tục chính sách “zero-Covid”.

CPI Trung Quốc tăng 2.1% so với cùng kỳ năm ngoái, không đổi so với tháng trước. Mặc dù vậy, lạm phát PPI giảm từ mức 8.0% xuống 6.4% so với cùng kỳ. Điều này đang khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBOC) rơi vào tình thế khó khăn khi Trung Quốc áp dụng các chính sách kích thích. Các chính sách này có thể giúp thúc đẩy tâm lý sau đó, tuy nhiên thị trường vẫn phải chờ chỉ số CPI của Mỹ.

Phân tích kỹ thuật chỉ số ASX 200

ASX 200 đã giảm hơn 4.6% so với mức đỉnh ngày 30/5, tiến sát vùng hỗ trợ khá rộng tại 6,747 - 6,894. Như vậy, nhiều khả năng ASX 200 sẽ tiếp tục kẹt trong biên độ, với kháng cự tại 7,609 - 7,650.

Biểu đồ chỉ số ASX 200 khung H4

Nasdaq 100 Sinks as ECB Turns More Hawkish. ASX 200 at Risk, Eyeing China CPI Data

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ