Chứng khoán Mỹ tiệm cận đỉnh cũ, thị trường chờ tín hiệu mới

Chứng khoán Mỹ tiệm cận đỉnh cũ, thị trường chờ tín hiệu mới

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

09:05 09/06/2025

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh, với S&P 500 vượt mốc 6,000 điểm lần đầu sau nhiều tháng, khi lo ngại kinh tế tạm lắng xuống. Tuy nhiên, thị trường vẫn đối mặt với nhiều ẩn số từ lạm phát, chính sách thuế quan và nợ công. Báo cáo CPI tháng 5 sẽ là yếu tố quan trọng định hình kỳ vọng lãi suất trước cuộc họp của Fed.

Sự phục hồi của chứng khoán Mỹ đã đẩy các chỉ số chính tiệm cận mức cao kỷ lục, nhưng các dữ liệu kinh tế sắp công bố cùng những diễn biến liên quan đến chính sách thương mại và tài khóa sẽ là phép thử thực sự để xác định liệu thị trường có còn dư địa tăng trưởng trong ngắn hạn hay không. Tâm điểm trong tuần tới sẽ là báo cáo lạm phát hàng tháng của Mỹ.

Sau đợt giảm mạnh hồi tháng 4 do lo ngại về hệ quả kinh tế từ các kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump, thị trường chứng khoán đã hồi phục mạnh. Tuần qua, chỉ số S&P 500 đóng cửa phiên thứ Sáu ở trên mốc 6,000 lần đầu tiên kể từ cuối tháng 2, khi tâm lý nhà đầu tư bớt lo ngại về triển vọng kinh tế. Tuy vậy, chỉ số này vẫn còn thấp hơn 2.3% so với mức đỉnh hồi tháng 2.

“Thị trường vẫn mang tâm thế thận trọng,” Jim Baird, Giám đốc đầu tư tại Plante Moran Financial Advisors nhận định. “Dù đã hồi phục từ đáy, tôi cho rằng nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm sự rõ ràng hơn.”

Một phần bất ổn đến từ việc nền kinh tế Mỹ đang thích nghi với môi trường thương mại thay đổi. Tổng thống Trump đã nới lỏng một số thuế quan kể từ thông báo “Ngày Giải phóng” vào ngày 2 tháng 4, vốn từng khiến thị trường lao dốc. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn thận trọng trước khả năng các loại thuế khác có thể gây thêm áp lực lên nền kinh tế.

Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5, dự kiến công bố vào thứ Tư, sẽ là một trong những dữ liệu then chốt giúp đánh giá tác động của các hàng rào thuế quan, trong bối cảnh nhà đầu tư đang nhạy cảm với rủi ro lạm phát bùng phát.

“Người tiêu dùng đã bắt đầu cảm nhận tác động từ giá cả tăng cao. Nếu dữ liệu cho thấy lạm phát ngắn hạn có nguy cơ tăng tốc trở lại, điều đó có thể làm giảm chi tiêu tùy ý và cuối cùng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng,” Baird nhận định thêm.

Báo cáo CPI cũng là một trong những dữ liệu quan trọng cuối cùng trước cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào ngày 17-18/6. Dù Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp này, các thị trường đang định giá gần hai lần cắt giảm lãi suất 25 bps từ nay đến cuối năm.

“Nếu dữ liệu CPI không cho thấy áp lực lạm phát như nhiều người lo ngại do ảnh hưởng của các đàm phán thuế quan, đó có thể trở thành động lực giúp thị trường kiểm định lại các mức đỉnh cũ,” Jay Woods, chiến lược gia toàn cầu tại Freedom Capital Markets, cho biết.

Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số S&P 500 tăng 2%, nhưng nếu tính từ đáy ngày 8 tháng 4 – thời điểm thị trường lao dốc vì lo ngại về thuế quan – chỉ số này đã phục hồi hơn 20%.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đang theo dõi sát sao dự luật cắt giảm thuế và mở rộng chi tiêu đang được Thượng viện Mỹ xem xét. Phố Wall quan tâm đến việc liệu dự luật này có thể thúc đẩy tăng trưởng hay không, nhưng đồng thời cũng lo ngại về gánh nặng nợ công khi thâm hụt ngân sách của Mỹ đang ngày càng trầm trọng – trở thành tâm điểm chú ý của thị trường trong những tuần gần đây.

“Khi nợ công gia tăng, tác động tiêu cực đến tăng trưởng sẽ càng rõ rệt hơn,” Kristina Hooper, chiến lược gia thị trường tại Man Group nhận định.

Dự luật này cũng là nguồn cơn cho xung đột giữa Trump và CEO Tesla Elon Musk, gây thêm áp lực lên thị trường. Musk đã chỉ trích dự luật – vốn là trọng tâm trong chương trình nghị sự của Trump – là “đáng kinh tởm”, trong khi Trump bày tỏ “thất vọng” trước phản ứng công khai của vị tỷ phú.

Đàm phán thương mại vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất được thị trường theo dõi. Lệnh tạm hoãn áp thuế trong 90 ngày của Trump dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 8 tháng 7. Trump cho biết ba quan chức trong nội các của ông sẽ gặp đại diện Trung Quốc tại London vào thứ Hai để thảo luận về một thỏa thuận thương mại.

“Khi nói đến chính sách từ Washington D.C., vẫn còn rất nhiều điều chưa rõ ràng,” Bob Doll, giám đốc đầu tư tại Crossmark Global Investments cho biết.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ