CPI tháng Một nóng bỏng tay, Fed không còn nhiều lựa chọn?

CPI tháng Một nóng bỏng tay, Fed không còn nhiều lựa chọn?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:00 11/02/2022

CPI tháng Một tại Mỹ tăng 7.5% so với cùng kỳ năm ngoái, còn CPI lõi tăng 6%.

Có nhiều lý do cho việc lạm phát tăng mạnh như vậy.

Thiếu hụt lao động & chính sách phong tỏa, tắc nghẽn chuỗi cung ứng, sản xuất trì trệ, Fed quá bồ câu quá lâu. Tất cả, và nhiều thứ khác, đều đã góp phần cho lạm phát tại Mỹ. Đứng sau mọi thứ là đại dịch đã đảo lộn cuộc sống của ta suốt 2 năm nay.

Thủ phạm là ai?

Quốc hội, Fed, Trump, Biden,... Cũng đếm không hết. Nhưng chỉ có một được kỳ vọng sẵn sàng đứng lên giải quyết mọi chuyện, Fed.

CPI

CPI tháng Một tăng 7.5% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng từ 7% của tháng trước, khi tình hình lạm phát Mỹ ngày càng xấu đi. Đây là tháng lạm phát tăng thứ 5 liên tiếp, và là mức cao nhất kể từ tháng 2/1982. Dự báo trung bình của Reuters là 7.3%.

CPI lõi (bỏ qua giá năng lượng và thực phẩm) tăng 6%, cũng vượt kỳ vọng 5.9%. So với tháng trước, CPI tăng 0.5%, còn CPI lõi tăng 0.6%.

Phản ứng thị trường

Thị trường phản ứng ngay lập tức với báo cáo CPI, khi các trader định giá khả năng Fed mạnh tay hơn trong việc tăng lãi suất.

Chứng khoán giảm mạnh, chỉ số Dow Jones giảm 1.47%, S&P giảm 1.8% và Nasdaq giảm 2.1%.

Lợi suất trái phiếu tăng mạnh ở mọi kỳ hạn. Lợi suất 2 năm tăng 24bp lên 1.59%, trở lại mức tháng 12/2019. Lợi suất 5 năm tăng lên 1.95%. Lợi suất 10 năm lần đầu tiên đóng cửa trên 2% kể từ tháng 7/2019, và lợi suất 30 năm tăng lên 2.3%.

USD cũng tăng mạnh cùng lợi suất. EUR giảm xuống 1.1375 từ 1.1436 trong giờ đầu tiên sau báo cáo được công bố. USDJPY tăng từ 115.8 lên 116.34, còn GBP giảm xuống 1.3523. USDCAD tăng lên 1.2719.

Tuy nhiên, đà tăng của đồng đô la không kéo dài lâu. Trong 2 giờ tiếp theo, USD hụt hơi so với các đồng tiền khác, trừ USDJPY. EURUSD tăng lên 1.1495. GBPUSD tìm đường trở lại 1.3644, còn USDCAD giảm xuống 1.2636.

Sau phiên London, bình luận của chủ tịch Fed St. Louis James Bullard (phe diều hâu), rằng Fed nên tăng lãi suất 1% cho đến tháng 7, đã giúp USD lấy lại sức mạnh.

Đồng thời, thị trường HĐTL lãi suất đã tăng khả năng Fed nâng lãi suất 50bp trong tháng Ba lên 24%.

Chiều thứ Năm (giờ Mỹ), công cụ FedWatch của CBOE dự báo khả năng này lên tới 92.8%.

Cuối phiên, USD tăng so với tất cả các đồng tiền khác, trừ GBP.

Kết luận

Áp lực Fed tăng lãi suất 50bp trong cuộc họp tháng Ba đang rất lớn. Báo cáo CPI tháng Hai, PPI và PCE tháng Một và tháng Hai có lẽ sẽ không thay đổi tình hình.

6 tháng nay, PPI đã dẫn đầu trong lạm phát. PPI tháng Mười Hai tăng 9.7% và được dự báo tăng 9.8% trong tháng Một. PCE cũng liên tục lập kỷ lục mới như CPI.

Kể cả với rủi ro đánh sập thị trường chứng khoán, các quan chức Fed không có lựa chọn nào khác ngoài việc giải quyết vấn đề lạm phát.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng giảm do tâm lý thị trường tích cực sau thỏa thuận Mỹ–Nhật, nhưng áp lực từ đồng USD yếu hạn chế đà giảm

Giá vàng giảm do tâm lý thị trường tích cực sau thỏa thuận Mỹ–Nhật, nhưng áp lực từ đồng USD yếu hạn chế đà giảm

Giá vàng đi xuống trong phiên giao dịch ngày thứ Tư khi khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư cải thiện sau thông tin về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản. Tuy vậy, đồng USD yếu và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm đã giúp giá vàng giữ vững quanh ngưỡng hỗ trợ. Thị trường tiếp tục theo dõi diễn biến đàm phán thương mại và chính sách lãi suất của Fed để định hướng xu hướng tiếp theo của kim loại quý này.
Thuế quan, căng thẳng thương mại và trái phiếu: Châu Á hưởng ứng sóng tăng từ Phố Wall nhưng vẫn cẩn trọng

Thuế quan, căng thẳng thương mại và trái phiếu: Châu Á hưởng ứng sóng tăng từ Phố Wall nhưng vẫn cẩn trọng

Thị trường châu Á bước vào ngày thứ Tư với tâm thế vững vàng, tiếp nhận dư âm tích cực từ đà tăng mạnh mẽ của Phố Wall. Tuy nhiên, ánh mắt vẫn hướng xa về phía chân trời, nơi những nguy cơ về thuế quan đang âm ỉ, và thị trường trái phiếu Nhật Bản chao đảo bởi những dòng chảy ngầm khó lường.
Trung Quốc: Kích thích hay duy trì hiện trang? Bắc Kinh đứng trước ngã rẽ trong bối cảnh bất ổn thương mại

Trung Quốc: Kích thích hay duy trì hiện trang? Bắc Kinh đứng trước ngã rẽ trong bối cảnh bất ổn thương mại

PBoC giữ nguyên lãi suất cơ bản trong khi tăng trưởng GDP quý II vượt kỳ vọng, phản ánh sự thận trọng trong chính sách. Bắc Kinh cam kết sẽ đưa ra các biện pháp kích thích tiêu dùng nếu đà phục hồi kinh tế suy yếu do bất ổn thương mại. Tăng trưởng xuất khẩu có thể giảm còn 1% vào quý IV do tác động từ thuế quan và hoạt động trung chuyển suy yếu qua ASEAN.
Donald Trump và Tập Cận Bình có thể gặp mặt tại châu Á vào cuối năm, đàm phán đang được xúc tiến

Donald Trump và Tập Cận Bình có thể gặp mặt tại châu Á vào cuối năm, đàm phán đang được xúc tiến

Các trợ lý của Donald Trump và giới chức Trung Quốc đang thảo luận về khả năng tổ chức cuộc gặp giữa Trump và Tập Cận Bình vào cuối năm, bên lề Hội nghị APEC hoặc lễ kỷ niệm Thế chiến II tại Bắc Kinh. Dù kế hoạch chưa hoàn tất, đây là tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng sau thời gian đối đầu thương mại. Mỹ đặt thời hạn 12/8 để đạt thỏa thuận thuế quan với Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ