Cuộc chia tay nghìn tỷ: Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn không khoan nhượng

Cuộc chia tay nghìn tỷ: Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn không khoan nhượng

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

09:30 11/04/2025

Mỹ giữ mức thuế hơn 100% với hàng hóa Trung Quốc, khiến doanh nghiệp xuất khẩu Trung buộc phải tăng giá, rút khỏi thị trường Mỹ hoặc tìm cách lách luật. Bắc Kinh đáp trả bằng đòn thuế nặng, để đồng nhân dân tệ giảm giá và tăng cường ngoại giao với châu Á - châu Âu. Căng thẳng leo thang khiến thị trường toàn cầu chao đảo, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình tách rời kinh tế giữa hai siêu cường.

Trước làn sóng thuế trừng phạt ngày càng khắc nghiệt từ Mỹ, nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc buộc phải tăng giá, hủy đơn hàng hoặc chuyển hướng giao thương sang các thị trường khác, khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bước vào giai đoạn phân tách sâu sắc về kinh tế.

Hôm thứ Tư, Tổng thống Mỹ tuyên bố tạm hoãn áp thêm thuế trong 90 ngày đối với hầu hết các quốc gia, song vẫn giữ nguyên mức thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời áp thêm 21% nhằm trừng phạt Bắc Kinh vì đã đáp trả.

Theo một trong những hiệp hội thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, nhiều nhà bán hàng Trung Quốc đã buộc phải tăng giá tới 70% đối với người tiêu dùng Mỹ. Một số doanh nghiệp thậm chí đang lên kế hoạch rút khỏi thị trường Mỹ vì chi phí quá cao khiến việc kinh doanh không còn hiệu quả.

“Các nhà bán hàng Trung Quốc không thể tiếp tục gánh vác gánh nặng tài chính từ việc Mỹ tăng thuế,” ông Vương Tân, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử xuyên biên giới Thâm Quyến – đại diện cho hơn 2,000 doanh nghiệp – cho biết.

“Chúng tôi đang ở trong tình thế vô cùng khó khăn,” ông nói thêm. Các thành viên trong hiệp hội này hiện chủ yếu bán hàng sang Mỹ qua các nền tảng như Amazon, Shein và Temu.

Một nhà bán hàng Temu tại Quảng Châu cho biết, nhiều doanh nghiệp cùng ngành đã xây dựng nhà máy ở các nước thứ ba như Jordan để hoàn thiện sản phẩm rồi tái xuất sang Mỹ. Một số khác thử nghiệm chuyển hướng hàng hóa qua các quốc gia có hiệp định thương mại với Mỹ.

Tuy nhiên, việc chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt sau khi ông Trump thể hiện rõ lập trường sẵn sàng mở rộng chính sách thuế trừng phạt ra ngoài Trung Quốc.

“Hiện tại, phần lớn doanh nghiệp vẫn đang chờ đợi và theo dõi diễn biến,” ông Hồ Kiến Long, CEO nền tảng phân tích thương mại điện tử Brands Factory, nhận định. “Lên kế hoạch dài hạn vào lúc này là điều vô cùng khó khăn.”

Trong khi đó, các hãng vận tải cho biết nhiều đơn hàng xuyên Thái Bình Dương đã bị hủy và họ dự báo tình trạng gián đoạn sẽ còn gia tăng trong những tuần tới.

“Mức độ hủy đơn hàng hiện nay là rất lớn,” một đại diện trong ngành vận tải tại Thượng Hải cho biết. “Quá nhiều bất ổn khiến khách hàng dừng xuất container.”

“Chúng tôi có đơn hàng khoảng 100 container dự kiến gửi đến Houston, nhưng toàn bộ đã bị tạm dừng,” người này nói thêm. “Tình hình thay đổi từng giờ.”

Ở chiều ngược lại, hàng hóa từ Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc cũng bắt đầu ghi nhận các trường hợp bị hủy, khi Bắc Kinh triển khai biện pháp trả đũa bằng cách tăng thuế.

Một lô khí đốt từ Mỹ đã bị hủy do Trung Quốc áp thuế cao hơn, theo một nguồn tin. Mỹ hiện cũng xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều mặt hàng như nông sản, máy móc và thiết bị công nghiệp.

Hôm thứ Năm, Trung Quốc bắt đầu áp mức thuế trả đũa bổ sung 84% đối với hàng hóa Mỹ như đã công bố, nâng tổng mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ lên hơn 100%. Mặc dù không đưa ra phản ứng trực tiếp tương ứng với mức thuế mới của ông Trump, Bắc Kinh cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không nhượng bộ trong cuộc đối đầu thương mại đang leo thang.

“Nếu muốn đối thoại, Trung Quốc sẵn sàng mở cửa. Nhưng đàm phán phải trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,” Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố. “Nếu muốn chiến, Trung Quốc sẽ chiến đến cùng. Gây áp lực, đe dọa hay cưỡng ép không phải là cách đúng đắn để đối xử với Trung Quốc.”

Tỷ giá nhân dân tệ đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2007, cho thấy Bắc Kinh đang sẵn sàng chấp nhận sự mất giá từ từ của đồng tiền để bù đắp cho áp lực từ thuế quan.

Vào thứ Năm, tỷ giá USD/CNY giảm xuống 7.351 – mức thấp nhất kể từ năm 2007 – sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc liên tục điều chỉnh tỷ giá tham chiếu theo hướng làm yếu đồng nhân dân tệ trong sáu ngày liên tiếp. Sau đó, đồng tiền này phục hồi nhẹ và giao dịch quanh mức 7.314.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Scott Bessent, đã cảnh báo Trung Quốc không nên cố tình phá giá đồng nhân dân tệ.

Trong khi đó, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, tổ chức các cuộc đàm phán với Ủy viên Thương mại EU Maroš Šefčovič và Bộ trưởng Thương mại Malaysia Zafrul Aziz – quốc gia hiện giữ vai trò Chủ tịch luân phiên của khối ASEAN.

“Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các đối tác thương mại, bao gồm cả ASEAN, nhằm cùng duy trì hệ thống thương mại đa phương,” Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định.

Thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc trong phiên giao dịch thứ Năm, xóa bớt phần nào mức tăng mạnh từ ngày hôm trước sau tuyên bố của ông Trump. Chỉ số S&P 500 giảm 5.2%, sau khi đã bật tăng tới 9.5% vào thứ Tư.

Trước đó, hiệu ứng tích cực từ đà tăng của Phố Wall giúp các thị trường châu Á và châu Âu khởi sắc: Chỉ số Topix của Nhật Bản tăng 8.1%, Taiex của Đài Loan tăng 9.3%, Stoxx Europe 600 của châu Âu tăng 3.7%, chỉ số Dax của Đức tăng 4.5% và FTSE 100 của Anh tăng 3%.

Ngược lại, các chỉ số chứng khoán Trung Quốc phản ứng tương đối dè dặt, dù vẫn đóng cửa trong sắc xanh bất chấp lo ngại về thuế quan. Giới phân tích nhận định lực mua từ “đội quân quốc gia” – các tổ chức được nhà nước hậu thuẫn – có thể là yếu tố giúp chỉ số CSI 300 tăng 1.3%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng tăng 2.1%.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ