Cuộc chiến chính sách: Chính phủ và BoJ sẽ làm gì khi mức tiêu dùng ảm đạm?

Cuộc chiến chính sách: Chính phủ và BoJ sẽ làm gì khi mức tiêu dùng ảm đạm?

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

07:27 30/07/2024

Hội đồng kinh tế hàng đầu cho biết vào thứ 2 rằng chính phủ Nhật Bản và BoJ phải định hướng chính sách theo sau việc sự suy yếu gần đây của đồng Yên đang gây tổn hại đến tiêu dùng.

Mức tiêu dùng phục hồi, vốn đã giảm trong bốn quý liên tiếp, là chìa khóa cho chính sách kinh tế ngắn hạn của chính phủ, hội đồng cho biết trong một tuyên bố nêu ra các hướng dẫn để xây dựng ngân sách nhà nước năm tới.

"Chúng ta không thể đánh giá thấp tác động của đồng Yên yếu và giá cả tăng cao đối với sức mua của hộ gia đình", hội đồng cho biết. "Điều quan trọng là chính phủ và BoJ phải định hướng chính sách và theo dõi chặt chẽ tình trạng đồng Yên suy yếu gần đây".

Tuyên bố này nhấn mạnh mối quan ngại của các nhà hoạch định chính sách về hậu quả kinh tế do đồng Yên suy yếu gây ra, ảnh hưởng đến tiêu dùng bằng cách đẩy giá nhiên liệu và thực phẩm nhập khẩu lên cao.

Đồng Yên suy yếu cũng có khả năng là chủ đề chính trong cuộc tranh luận tại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của BoJ kết thúc vào thứ 4, khi hội đồng quản trị của ngân hàng này sẽ vạch ra một kế hoạch chi tiết để giảm mua trái phiếu và tranh luận về việc có nên tăng lãi suất hay không.

USDJPY đã chạm mức đỉnh trong 38 năm là 161.96 vào đầu tháng 7, tăng 14% so với đầu năm nay, khiến chính quyền Nhật Bản phải thực hiện các biện pháp can thiệp tiền tệ. USDJPY đã giảm xuống và dao động ở mức 154.09 vào thứ 2.

Về phần mình, chính phủ sẽ tìm cách tăng lương tối thiểu và thực hiện các bước để giảm bớt tác động từ giá cả tăng cao, chẳng hạn như chi trả cho các hộ gia đình thu nhập thấp và trợ cấp tạm thời để hạn chế hóa đơn tiện ích, hội đồng cho biết.

Tiêu dùng đang là điểm yếu trong quá trình phục hồi kinh tế mong manh của Nhật Bản, bị cho là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm của nền kinh tế trong quý đầu tiên.

Trong báo cáo kinh tế tháng 7, chính phủ đánh giá sự gia tăng trong tiêu dùng đang đình trệ. Đánh giá này ảm đạm hơn so với BoJ, khi mô tả mức tiêu dùng là "ổn định".

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc Tìm kiếm cứu cánh từ EU trước các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ và áp lực xuất khẩu gia tăng

Trung Quốc Tìm kiếm cứu cánh từ EU trước các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ và áp lực xuất khẩu gia tăng

Các cuộc đàm phán EU-Trung Quốc tại Bắc Kinh thu hút sự chú ý giữa bối cảnh thuế quan từ Mỹ đang làm suy yếu các kênh thương mại toàn cầu của Trung Quốc. Xuất khẩu Trung Quốc sang EU tăng 6,9% trong tháng 6, nhờ nhu cầu vững chắc từ Đức và Pháp, bất chấp hàng rào thuế quan. Các chỉ số Hang Seng và thị trường Trung Quốc đại lục tăng mạnh nhờ kỳ vọng thương mại và cam kết kích thích từ Bắc Kinh, vượt trội so với Nasdaq trong tháng 7.
Thị trường chứng khoán "phi mã" đến ngày 1/8 - Lạc quan và cẩn trọng với thỏa thuận thương mại Mỹ - EU
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường chứng khoán "phi mã" đến ngày 1/8 - Lạc quan và cẩn trọng với thỏa thuận thương mại Mỹ - EU

Tuyên bố từ Nhà Trắng: Các thông tin về thỏa thuận thương mại tiềm năng với EU chỉ là suy đoán, mọi cuộc thảo luận cần được hiểu như vậy. Thị trường đang xem nhẹ hoặc thậm chí gọi thẳng lời phủ nhận của Nhà Trắng là một chiêu đánh lạc hướng. Khi tuyên bố nói rằng “các báo cáo về thỏa thuận thương mại với EU chỉ là suy đoán”, giới giao dịch hiểu rằng: điều gì đó đang diễn ra, chỉ là chưa sẵn sàng để công bố. Tổng thống Trump vốn không hay để người khác giành phần công lao, đặc biệt là với các hãng truyền thông từng chỉ trích ông gay gắt. Ông thích là người trực tiếp cầm micro trên “Truth Social” khi bữa tiệc bắt đầu.
ECB sẽ giữ nguyên lãi suất khi xung đột thương mại che mờ triển vọng kinh tế

ECB sẽ giữ nguyên lãi suất khi xung đột thương mại che mờ triển vọng kinh tế

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được kỳ vọng sẽ tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi các rủi ro từ đề xuất thuế quan mới của Mỹ vẫn chưa ngã ngũ. Mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa EU, có thể cao hơn dự đoán ban đầu, đang làm gia tăng bất định về tăng trưởng và lạm phát trong khu vực. Trong khi kinh tế eurozone tiếp tục đối mặt với áp lực giảm phát, ECB dự kiến sẽ theo dõi sát diễn biến trước khi đưa ra các điều chỉnh chính sách tiếp theo.
Phố Wall lập kỷ lục mới nhờ Nvidia, GE Vernova và kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ – EU

Phố Wall lập kỷ lục mới nhờ Nvidia, GE Vernova và kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ – EU

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đồng loạt đóng cửa ở mức cao kỷ lục, được dẫn dắt bởi đà tăng mạnh của Nvidia và GE Vernova. Tâm lý thị trường cải thiện khi Mỹ và EU tiến gần đến một thỏa thuận thương mại tương tự như đã ký với Nhật Bản. GE Vernova tăng 14.6%, Nvidia thêm 2.25%, trong khi Tesla và Alphabet chuẩn bị công bố kết quả kinh doanh. Dữ liệu kinh tế trái chiều khiến kỳ vọng Fed hạ lãi suất trong tháng 9 còn 58%.
Giá vàng giảm do tâm lý thị trường tích cực sau thỏa thuận Mỹ–Nhật, nhưng áp lực từ đồng USD yếu hạn chế đà giảm

Giá vàng giảm do tâm lý thị trường tích cực sau thỏa thuận Mỹ–Nhật, nhưng áp lực từ đồng USD yếu hạn chế đà giảm

Giá vàng đi xuống trong phiên giao dịch ngày thứ Tư khi khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư cải thiện sau thông tin về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản. Tuy vậy, đồng USD yếu và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm đã giúp giá vàng giữ vững quanh ngưỡng hỗ trợ. Thị trường tiếp tục theo dõi diễn biến đàm phán thương mại và chính sách lãi suất của Fed để định hướng xu hướng tiếp theo của kim loại quý này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ