Theo chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde, đà tăng gần đây của đồng Euro đã ảnh hưởng tiêu cực lên nỗ lực kích thích lạm phát của ECB.
Bà cũng nhắc lại về việc các nhà hoạch định chính sách luôn sẵn sàng điều chỉnh mọi công cụ họ đang sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Hội đồng Thống đốc sẽ xem xét một cách thận trọng tác động của mọi dữ liệu kinh tế khu vực Eurozone, bao gồm cả đà tăng của tỷ giá hối đoái, lên triển vọng lạm phát trung hạn, bà cho biết thêm.
“Sẽ không có chỗ cho sự tự thoả mãn khi chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu ổn định giá cả”, bà Lagarde chia sẻ trong buổi họp của Hội hồng Thống đốc giữa Ngân hàng Trung ương Arab và các cơ quan tiền tệ. “Chính sách tiền tệ sẽ phát huy tác dụng của nó đối với khu vực Eurozone, đúng như những gì đã cam kết.”
Đà tăng gần đây của đồng tiền chung châu Âu lên đỉnh cao nhất 2 năm đã phá bỏ các nỗ lực kích thích lạm phát. Ảnh: Bloomberg.
Những phát biểu gần đây của bà Lagardecho thấy ECB đang gặp khó khăn khi phải đối mặt với đà tăng mạnh mẽ của đồng Euro lên đỉnh cao nhất trong vòng gần hai năm. Bà phát biểu một cách thận trọng trong buổi họp chính sách hồi thứ Năm tuần trước cũng không thể ngăn chặn đà tăng của đồng Euro. Sau đó một ngày, nhà Kinh tế trưởng Philip Lane bày tỏ quan điểm cứng rắn khi cảnh báo đà tăng năm nay của đồng tiền chung đã ảnh hưởng nhiều tới triển vọng lạm phát trong tương lai.
Thống đốc Olli Rehn của Phần Lan cũng đồng quan điểm khi cho rằng áp lực mà giá các tài sản cơ sở tại khu vực Châu Âu giữ ổn định ở mức thấp, và việc này không đồng nhất với mục tiêu của ECB. Phó Chủ tịch Luis de Guindos cho rằng tỷ giá hối đoái là “một biến số vô cùng quan trọng” khi xét
theo hiệu suất kinh tế vĩ mô, và cho biết sẽ giám sát vô cùng chặt chẽ “biến số” này.
Sự cân bằng mong manh
Những phát ngôn mạnh mẽ đó cho thấy các nhà hoạch định chính sách của ECB đang cố gắng đạt được sự cân bằng tinh tế, giữa việc thể hiện sự quan ngại về đà tăng của Euro nhưng vẫn đồng thời tránh gây hiểu nhầm rằng họ đang cố tình làm suy yếu sức khoẻ của đồng tiền chung.
Hôm qua, Chủ tịch Lagarde cho biết nền kinh tế Eurozone đang có những bước hồi phục mạnh mẽ, nhưng chưa đồng đều, ổn định và hoàn thiện. Những thách thức phục hồi sắp tới sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên giá của các loại tài sản cơ sơ.
Bất chấp các biện pháp kích thích của ECB, bao gồm cả chương trình thu mua tài sản khẩn cấp trị giá 1.35 nghìn tỷ Euro (1.6 triệu USD) PEPP, “các yếu tố khác, ví như đà tăng gần đây của đồng Euro, đã làm giảm đi nhiều ảnh hưởng tích cực của các nỗ lực đó”, bà cho biết. “Áp lực ngắn hạn của Lạm phát sẽ tiếp tục bị khuất phục bởi đà tăng của đồng tiền chung.”
Thị trường châu Á khởi đầu tuần trong vùng an toàn sau bầu cử Nhật không ngoài dự báo, đồng yen bật nhẹ giữa bất ổn chính trị. Phố Wall chuẩn bị bước vào tâm điểm mùa báo cáo lợi nhuận với các ông lớn công nghệ như Alphabet, Tesla. Nhà đầu tư toàn cầu tiếp tục theo dõi sát đàm phán thuế quan, triển vọng lãi suất từ Fed, ECB và các yếu tố chi phối hàng hóa, dầu mỏ.
Đồng yen tăng giá khi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Ishiba không đạt đa số tại Thượng viện, làm dấy lên lo ngại về sự bất ổn chính trị tại Nhật Bản trong thời điểm nhạy cảm trước hạn chót đàm phán thuế quan với Mỹ. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ chính sách của Mỹ và biến động tiền tệ tại các nền kinh tế chủ chốt.
Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Các nhà giao dịch thường nói: khi Trung Quốc hắt hơi, cả thế giới cảm lạnh. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi Trung Quốc bắt đầu thở ra lửa? Có lẽ chúng ta sắp có câu trả lời.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Sáng nay, thị trường châu Á mở cửa trong bầu không khí căng thẳng, khi những tranh cãi chính trị từ Washington lan tỏa khắp các sàn giao dịch. Cuộc đối đầu giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell đã chiếm trọn tâm điểm suốt đêm qua.