Đánh giá tổng quan của Bloomberg về chính sách tiền tệ của các quốc gia Asean hiện nay

Đánh giá tổng quan của Bloomberg về chính sách tiền tệ của các quốc gia Asean hiện nay

Quỳnh Nguyễn

Quỳnh Nguyễn

Currency Analyst

06:00 07/02/2020

Bloomberg kỳ vọng tính biến động cao hơn cho nền kinh tế khu vực Asean khi các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu làm thế nào để nới lỏng mà không gây ra bất ổn tài chính trong bối cảnh dịch bênh virus Corona lan rộng.

Dịch bệnh này đã khiến các ngân hàng trung ương ở Đông Nam Á tiến hành nới lỏng tiền tệ, hành động sớm đề phòng các viễn cảnh tồi tệ xảy đến với nền kinh tế khu vực. Vẫn còn dư địa cho chính sách cắt giảm lãi suất, với thực tế rằng nhiều nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có mức lãi suất thực âm.

Tổng quan ngắn gọn của Bloomberg cho 6 quốc gia Asean.
• Indonesia: “Chính sách thích ứng” là một khẩu hiệu của họ. Lãi suất cơ bản ở mức 5% cao hơn so với các quốc gia khác có nghĩa là nước này có nhiều dư địa để cắt giảm hơn, trong khi ngân hàng trung ương nhấn mạnh một loạt các công cụ có thể sử dụng. Đồng IDR diễn biến ổn định đi ngang trong 2 tuần trở lại đây và thậm chí tăng 1.69% từ đầu năm.

• Thái Lan: Sau khi virus thúc đẩy sự cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 1%, không còn nhiều dư địa để cắt giảm thêm nữa. Đồng Baht suy yếu đáng kể, giảm 2% trong 2 tuần trở lại đây và giảm tới 3.56% từ đầu năm. Nỗi lo nợ vẫn còn hiện hữu.

• Singapore: Ngân hàng Trung ương Singapore MAS gửi thông điệp sẽ nới lỏng tiền tệ khiến SGD giảm giá mạnh. Vẫn còn khá nhiều thời gian cho đến quyết định vào tháng Tư. Sự hiệu chỉnh lại về hàng thử biểu sẽ cần thiết. SGD đã mất giá tới 2.5% trong 2 tuần trở lại đây và giảm 2.94% từ đầu năm.

• Malaysia: Bất ngờ cắt giảm lãi suất xuống mức 2.75% vào tháng 1 trước sự lo lắng về virus, và việc hạ lãi suất có thể chưa dừng lại cùng các nỗ lực tăng cường nới lỏng của Chính phủ. Đồng MYR đã giảm 0.76% từ đầu năm.

• Philippines: Dự báo sẽ cắt giảm thêm 0.25% trong năm 2020 sau quyết định nới lỏng vào tháng hai (hiện lãi suất ở mức 3.75%); ngân hàng trung ương BSP cho biết dư địa cắt lãi suất để kiểm soát lạm phát trong phạm vi và giữ ổn định mục tiêu tăng trưởng. Đồng PHP giảm nhẹ 0.24% từ đầu năm.

• Việt Nam: Bám sát mục tiêu tăng trưởng 6,8%, nhà chức trách có đánh giá tác động của Virus; có thể xem xét cắt giảm lãi suất nếu lạm phát giảm trở lại sau khi tăng do giá thực phẩm leo thang. VND mất giá 0.24% từ đầu năm.

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD/JPY tăng khi thị trường phản ứng với căng thẳng chính trị toàn cầu

USD/JPY tăng khi thị trường phản ứng với căng thẳng chính trị toàn cầu

JPY tăng giá trong phiên giao dịch thứ Hai, hưởng lợi từ sự gia tăng bất ổn chính trị toàn cầu khi các nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản trú ẩn an toàn truyền thống. Tâm lý e ngại rủi ro lan rộng trên thị trường tài chính đã giúp củng cố vai trò phòng ngừa của đồng Yên như một trong những đồng tiền ổn định hàng đầu.
USD/CHF dao động gần ngưỡng 0.80000 khi chính sách tiền tệ SNB và Fed tiếp tục phân hóa

USD/CHF dao động gần ngưỡng 0.80000 khi chính sách tiền tệ SNB và Fed tiếp tục phân hóa

Dù các ý kiến về lạm phát còn chia rẽ, không thể phủ nhận sự vững chắc của thị trường lao động Mỹ, đặc biệt sau báo cáo NFP gần đây vượt kỳ vọng. Điều này giúp củng cố lập trường chính sách tiền tệ hiện tại của Fed, phù hợp với mục tiêu kép: ổn định lạm phát và tối đa hóa việc làm.
Lạm phát Anh vượt dự báo, GBP phản ứng tích cực

Lạm phát Anh vượt dự báo, GBP phản ứng tích cực

Ngân hàng Anh có một vấn đề mới cần giải quyết khi lạm phát tổng thể tăng lên 3.6%, mức cao nhất trong hơn một năm. Con số này cao hơn mức 3.4% mà các nhà kinh tế dự kiến theo khảo sát của Reuters.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ