Đồng Dollar giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm khi nhu cầu đồng Bảng Anh tăng lên
16:16 18/08/2020
Nhu cầu đối với đồng Bảng Anh trong đầu phiên giao dịch London từ các tài khoản doanh nghiệp và các tài khoản thuật toán đã thúc đẩy đà suy yếu của USD.
Theo hai trader ở châu Âu, nhu cầu đối với đồng bảng Anh trong đầu phiên giao dịch London từ các tài khoản doanh nghiệp và các tài khoản thuật toán đã dẫn dắt đà suy yếu của USD. Đồng bảng Anh có thể tăng thêm nếu có những tiến triển tích cực từ các cuộc đàm phán Brexit trong ngày hôm nay.
Việc thiếu tin tức và lịch dữ liệu kinh tế mỏng đã giữ cho đà suy yếu của USD tiếp tục, dẫn dắt price action trên trên thị trường tiền mặt. Điều này đã đẩy đồng Euro và đồng Yên Nhật lên mức cao hơn so với đỉnh ngày hôm qua.
DXY hiện đang giảm 0.3% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2018, giảm ngày thứ năm liên tiếp và nếu tháng này USD đóng cửa trong sắc đó, đây sẽ là tháng giảm thứ 5 liên tiếp.
USD giảm xuống mức thấp nhất 2 năm qua
Theo một nhà giao dịch ngoại hối, các quỹ đầu cơ đã gia tăng các vị thế mua JPY của họ dựa trên đà suy yếu của đồng Bạc Xanh.
Sự tập trung trên thị trường dồn vào biên bản cuộc họp của Fed vào 1:00 đêm ngày mai và Dữ liệu Đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ vào thứ Năm.
USD/JPY đã giảm 0.6% xuống mức 105.40, một mức thấp chưa từng thấy kể từ ngày 6/8.
GBP/USD đã tăng 0.5% lên mức 1.3170, mức cao nhất kể từ ngày 6/8.
Trên biểu đồ GBP/USD khung thời gian Daily, đường trung bình động MA50 va MA200 đã tạo ra “golden cross”, điều này sẽ mở cơ hội cho GBP/USD tiến tới thăm dò mốc kháng cự tại 1.3244, cũng là mức Fibo thoái lui 61.8% của xu hướng giảm từ tháng 4/2018.
EUR/USD hiện tại đã vượt lên trên mốc 1.1900. Hãy lưu ý tới mức giá 1.1920, ngày phía trên mức này là nơi có rất nhiều các lệnh dừng lỗ short và buy stops.
Đồng Đô la tăng giá vào thứ Năm và sẵn sàng ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp, sau khi các báo cáo về chi tiêu tiêu dùng và thị trường lao động bổ sung thêm dấu hiệu về sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Dù các ý kiến về lạm phát còn chia rẽ, không thể phủ nhận sự vững chắc của thị trường lao động Mỹ, đặc biệt sau báo cáo NFP gần đây vượt kỳ vọng. Điều này giúp củng cố lập trường chính sách tiền tệ hiện tại của Fed, phù hợp với mục tiêu kép: ổn định lạm phát và tối đa hóa việc làm.
Dòng tiền ngoại tệ vào Nga đang cạn dần khi giao dịch ngày càng chuyển sang thanh toán bằng ruble, phản ánh tác động của các nỗ lực phương Tây nhằm hạn chế giao dịch xuyên biên giới của Nga.
Ngân hàng Anh có một vấn đề mới cần giải quyết khi lạm phát tổng thể tăng lên 3.6%, mức cao nhất trong hơn một năm. Con số này cao hơn mức 3.4% mà các nhà kinh tế dự kiến theo khảo sát của Reuters.
Báo cáo Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) ngày 15 tháng 7 đang thu hút nhiều sự chú ý trong tuần vừa qua khi thị trường đang dần đóng các vị thế bán đồng Đô-la Mỹ, vốn đã kéo chỉ số Dollar Index xuống mức thấp 96.50 vào ngày 1 tháng 7.