Đồng minh của Putin bí mật đàm phán với chính quyền Trump để khởi động lại Nord Stream 2

Đồng minh của Putin bí mật đàm phán với chính quyền Trump để khởi động lại Nord Stream 2

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:16 03/03/2025

Matthias Warnig, một cựu điệp viên Đông Đức và là đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đang tiến hành các cuộc đàm phán bí mật với chính quyền Trump nhằm khởi động lại dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Sáng kiến này, với sự hỗ trợ của các nhà đầu tư Mỹ đã phản ánh nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Washington và Moscow.

Một người bạn thân của Vladimir Putin và cũng là một cựu điệp viên như tổng thống Nga, đang thúc đẩy kế hoạch khởi động lại đường ống dẫn khí Nord Stream 2 với sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư Mỹ. Đây từng là một kịch bản khó tưởng tượng, nhưng theo Financial Times (FT), động thái này phản ánh sự mở rộng trong quá trình hòa giải giữa Donald Trump và Moscow.

Tờ báo thuộc sở hữu của Nikkei cho biết, đứng sau kế hoạch này là Matthias Warnig, cựu sĩ quan Stasi của Đông Đức, người từng điều hành công ty mẹ của Nord Stream 2 thuộc tập đoàn Gazprom do Điện Kremlin kiểm soát cho đến năm 2023.

Warnig đã tìm cách tiếp cận đội ngũ của Trump thông qua các doanh nhân Mỹ, như một phần trong nỗ lực đàm phán ngầm nhằm chấm dứt chiến sự ở Ukraine và thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nga.

Nếu đây chỉ là một nỗ lực đơn phương nhằm khôi phục đường ống từng bị các cơ quan tình báo phương Tây và một số nhân tố Ukraine phá hủy, thì không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, theo báo cáo, một số nhân vật quan trọng trong chính quyền Trump đã biết về kế hoạch này và xem đó như một phần trong chiến lược tái thiết quan hệ với Moscow.

Dù có nhiều bên bày tỏ sự quan tâm, một nhóm nhà đầu tư do Mỹ dẫn đầu đã phác thảo đề xuất sơ bộ về một thỏa thuận hậu trừng phạt với Gazprom. Trong khi đó, các quan chức cấp cao của EU chỉ mới nhận thức được vấn đề này trong vài tuần gần đây. Nhiều lãnh đạo châu Âu bày tỏ lo ngại và đã thảo luận về tác động của kế hoạch này, dù vẫn chưa rõ quan điểm chung của Brussels. Riêng với Đức, nếu không bị chi phối bởi các yếu tố chính trị và áp lực dư luận, có lẽ nước này sẽ không bỏ qua cơ hội quay lại với nguồn khí đốt giá rẻ và dồi dào từ Nga.

Tổng quan về công suất đường ống vận chuyển khí đốt Nga sang EU

Một trong hai đường ống của Nord Stream 2 đã bị đánh bom vào tháng 9/2022, trong một vụ tấn công mà nhiều bằng chứng cho thấy rằng do Mỹ thực hiện, đồng thời phá hủy cả hai đường ống của dự án tiền nhiệm Nord Stream 1. Đường ống còn lại của Nord Stream 2, với công suất 27.5 tỷ mét khối khí tự nhiên mỗi năm, vẫn còn nguyên vẹn nhưng chưa từng được đưa vào sử dụng.

Nếu kế hoạch này thành công, Mỹ sẽ có quyền kiểm soát đáng kể đối với nguồn cung khí đốt của châu Âu, trong bối cảnh EU đã tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng Nga kể từ sau cuộc chiến Ukraine.

Dù vậy, những trở ngại vẫn rất lớn: Thỏa thuận này sẽ chỉ có thể thực hiện nếu Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga, Moscow đồng ý nối lại hoạt động xuất khẩu khí đốt và Đức cho phép dòng khí chảy đến các khách hàng tiềm năng ở châu Âu.

"Mỹ có thể lập luận rằng: ‘Nga giờ đây sẽ đáng tin cậy vì đã có những người Mỹ đáng tin cậy đứng ra bảo chứng,’” một cựu quan chức cấp cao của Mỹ, người nắm rõ một số nỗ lực đàm phán, nhận định. Ông cũng nhấn mạnh rằng các nhà đầu tư Mỹ có thể thu “tiền mà không cần làm gì cả.”

Các cuộc thảo luận này diễn ra khi chính quyền Trump đẩy nhanh các cuộc đàm phán song phương với Nga nhằm đạt được một thỏa thuận hòa bình, bỏ qua châu Âu và Ukraine. Điều này khiến giới chức tại các thủ đô châu Âu lo ngại rằng một sự hòa giải giữa Mỹ và Moscow có thể làm lung lay vị thế của họ. Trump đã cam kết tăng cường hợp tác kinh tế với Nga nếu hai bên đạt được thỏa thuận hòa bình.

Putin cũng nhấn mạnh những lợi ích kinh tế mà Mỹ có thể hưởng từ Điện Kremlin trong trường hợp chiến tranh Ukraine được giải quyết, đồng thời tiết lộ rằng “một số công ty” đã tiếp cận để thảo luận về các cơ hội hợp tác tiềm năng.

Nord Stream 2 AG, công ty mẹ của đường ống dẫn khí đặt trụ sở tại Thụy Sĩ, đã được gia hạn thời gian hoãn thủ tục phá sản thêm ít nhất bốn tháng vào tháng 1 vừa qua.

Theo một tài liệu tòa án đã được biên tập lại, Gazprom, cổ đông của Nord Stream 2 đã lập luận rằng những thay đổi chính trị lớn, bao gồm việc chính quyền Mỹ đổi ngôi và cuộc bầu cử Đức vào tháng 2/2025, “có thể có tác động đáng kể đến triển vọng của Nord Stream 2”, đủ để trì hoãn thủ tục phá sản. Hồ sơ này cũng nhấn mạnh “tình hình địa chính trị phức tạp” và các biện pháp trừng phạt hiện tại.

Trả lời Financial Times, Warnig phủ nhận việc “tham gia vào bất kỳ cuộc thảo luận nào với các chính trị gia hoặc doanh nhân Mỹ”, đồng thời khẳng định “luôn tuân thủ các quy định với tư cách một cá nhân bị Mỹ trừng phạt.” Trong khi đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông không có thông tin về bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan đến đường ống này.

Warnig, 69 tuổi, là một trong những người bạn thân cận nhất của Putin. Ông trở nên gắn bó với nhà lãnh đạo Nga từ những năm 1990 khi thành lập văn phòng ngân hàng Dresdner Bank tại St. Petersburg, nơi Putin khi đó giữ vai trò phụ trách quan hệ đối ngoại của thành phố. Mối quan hệ giữa họ thân thiết đến mức Putin từng nhờ Warnig chăm sóc các con gái mình tại nhà riêng ở Rödermark khi mẹ của họ gặp tai nạn nghiêm trọng.

Putin, người thông thạo tiếng Đức, cũng từng dạy con của Warnig trượt tuyết ở Davos và mời ông tham dự tang lễ cha mình, theo một cuộc phỏng vấn năm 2023 với cựu sĩ quan Stasi trên Die Zeit.

Tuy gọi Putin là bạn thân, nhưng Warnig lại coi cuộc xâm lược Ukraine là “một sai lầm không thể diễn tả”. Ông đã từ chức khỏi hai công ty năng lượng do Điện Kremlin kiểm soát sau khi chiến tranh nổ ra vào năm 2022. Trong cuộc phỏng vấn với Die Zeit, Warnig tiết lộ rằng chỉ vài tháng sau khi xung đột bắt đầu, ông đã đích thân kêu gọi Putin chấm dứt chiến tranh. Theo ông, tổng thống Nga bị cô lập đến mức ‘người duy nhất còn có thể thẳng thắn nói chuyện với ông ấy chính là tôi’.

Năm 2023, Warnig rời Nord Stream 2 AG – công ty quản lý đường ống thuộc sở hữu của Nga. Tuy nhiên, ông cho biết Giám đốc điều hành Gazprom, Alexei Miller, đã cam kết tiếp tục tài trợ để duy trì công ty với hy vọng cứu vãn những gì còn lại.

Chính quyền Biden đã trừng phạt Warnig và Nord Stream 2 AG vào năm 2022. Khi đó, đề xuất mua lại Nord Stream 2 của doanh nhân Mỹ Stephen Lynch, một người từng có kinh nghiệm làm ăn tại Nga nhưng không nhận được nhiều sự quan tâm từ Washington. Kể từ đó, một số nhà đầu tư khác đã tiếp cận Gazprom. Một nguồn tin am hiểu tiết lộ với Financial Times rằng các cuộc đàm phán quan trọng của Gazprom hiện không liên quan đến Lynch mà đang diễn ra với một liên danh đầu tư Mỹ khác.

Trước đây, Trump từng kịch liệt phản đối Nord Stream 2, xem đây là bằng chứng cho sự phụ thuộc của Đức và châu Âu vào khí đốt Nga, gián tiếp giúp Moscow tài trợ cho cỗ máy chiến tranh. Tuy nhiên, theo một số quan chức, nhóm của Trump hiện lại coi đường ống này là quân bài chiến lược trong đàm phán hòa bình Ukraine.

Dù vậy, Nord Stream 2 vẫn đối mặt với nhiều rào cản pháp lý. Đường ống này hoàn toàn thuộc sở hữu của Gazprom, nhưng năm công ty năng lượng châu Âu – Shell, Uniper, OMV, Engie và Wintershall – đã đóng góp một nửa trong tổng chi phí xây dựng 11 tỷ USD thông qua các khoản vay. Cả năm công ty này đã xóa sổ hoàn toàn khoản đầu tư.

Năm 2022, chính phủ Đức hủy bỏ thủ tục cấp phép cho Nord Stream 2, và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Berlin sẽ cấp phép vận hành trở lại.

Việc kiểm soát quyền sở hữu đường ống về mặt lý thuyết có thể giúp các nhà đầu tư Mỹ điều tiết dòng chảy khí đốt của Nga sang châu Âu, một thị trường quan trọng đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ, vốn được vận chuyển bằng tàu qua Đại Tây Dương.

Tuy nhiên, theo các cựu quan chức Mỹ và các doanh nhân phương Tây từng đầu tư vào Nga, ngay cả khi Trump và Putin đồng ý, việc tái khởi động Nord Stream 2 vẫn là một thách thức lớn.

"Tôi không thể tưởng tượng được một tập đoàn lớn nào của Mỹ lại quyết định quay lại thị trường Nga vào thời điểm này", một cựu quan chức cấp cao Mỹ nhận định. "Người Nga cũng hiểu rõ điều đó và họ đã chứng kiến những thay đổi liên tục trong chính sách của Mỹ."

Ông cũng nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt của châu Âu vẫn còn hiệu lực và nếu Đức chấp nhận khôi phục Nord Stream, điều đó sẽ gây ra chia rẽ nghiêm trọng trong EU. Kịch bản này vẫn còn rất xa vời."

Câu hỏi đặt ra là vị cựu quan chức Mỹ này từng làm việc cho cơ quan nào? Trong khi đó, theo một trong những nhà giao dịch hàng đầu của Goldman Sachs, thông tin về thương vụ này là một trong những yếu tố khiến ngân hàng này dự báo một đợt siết chặt vị thế bán khống nghiêm trọng vào ngày mai. Cụ thể:

"Ngày mai có thể là một ngày tồi tệ đối với những ai đặt cược vào đà giảm của thị trường, khi tài sản rủi ro có thể bật tăng mạnh, không chỉ nhờ những tin tức tích cực về crypto cuối tuần qua. Tôi nhận thấy bốn thông tin quan trọng:"

Đồng minh của Putin thúc đẩy thỏa thuận khôi phục Nord Stream 2 với sự hậu thuẫn của Mỹ. Các vị thế bán khống khí đốt tự nhiên châu Âu vẫn chưa bị đóng.

Mỹ ám chỉ rằng thuế quan đối với Mexico và Canada có thể thấp hơn mức 25%. Điều này có thể thúc đẩy làn sóng tăng trưởng tại các thị trường mới nổi.

Chính phủ mới của Đức đang gấp rút thành lập hai quỹ đặc biệt trị giá 400 tỷ euro – một dành cho quốc phòng, một cho cơ sở hạ tầng.

Bessent nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn cuối tuần về ba yếu tố: (1) Kiểm soát lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm để giảm lạm phát, (2) Sử dụng thuế quan như một công cụ điều tiết linh hoạt, (3) Triển vọng tích cực đối với quan hệ Mỹ - Trung.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Yen tăng sau bầu cử Thượng viện Nhật giữa lo ngại bất ổn chính trị và đàm phán thuế quan

Yen tăng sau bầu cử Thượng viện Nhật giữa lo ngại bất ổn chính trị và đàm phán thuế quan

Đồng yen tăng giá khi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Ishiba không đạt đa số tại Thượng viện, làm dấy lên lo ngại về sự bất ổn chính trị tại Nhật Bản trong thời điểm nhạy cảm trước hạn chót đàm phán thuế quan với Mỹ. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ chính sách của Mỹ và biến động tiền tệ tại các nền kinh tế chủ chốt.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ