Dòng tiền khắp nơi đang đổ vào nước Mỹ

Dòng tiền khắp nơi đang đổ vào nước Mỹ

17:28 26/07/2021

Nguồn tiền toàn cầu đổ mạnh vào các tài sản tài chính Mỹ cho thấy, nhà đầu tư vẫn tin nền kinh tế này sẽ vượt qua đại dịch tốt hơn phần còn lại thế giới.

Nhà đầu tư trên toàn thế giới đã rót hơn 900 tỷ USD vào các quỹ tương hỗ và quỹ ETFs của Mỹ trong nửa đầu năm nay, theo số liệu được thống kê bởi Refinitiv Lipper. Đây là con số kỷ lục tính từ năm 1992. Mức đầu tư này cao hơn so với tất cả tiền đầu tư vào các quỹ tại các vùng địa lý khác trên khắp thế giới trong cùng thời gian trên.

Lượng tiền vào mạnh đã giúp thị trường chứng khoán Mỹ lập những kỷ lục mới, mức tăng thị trường Mỹ cao hơn rất nhiều so với thị trường tài chính châu Âu và châu Á. Chỉ số S&P 500 tăng 17% trong năm 2021 lên mức cao chưa từng thấy; trong khi đó chỉ số DAX của chứng khoán Đức tăng 14%; chỉ số Shanghai Composite của chứng khoán Trung Quốc tăng 2,2% còn chứng khoán Nhật không có nhiều thay đổi.

Dòng tiền đổ vào các quỹ tương hỗ và quỹ ETFs của Mỹ và phần còn lại của thế giới. Số liệu tính theo năm, năm 2021 tính tới tháng 6. Nguồn: Refinitiv Lipper.

Dòng tiền đổ vào các quỹ tương hỗ và quỹ ETFs của Mỹ và phần còn lại của thế giới. Số liệu tính theo năm, năm 2021 tính tới tháng 6. Nguồn: Refinitiv Lipper.

Từ những ngày cuối quý II, nhà đầu tư bắt đầu giảm tiền đầu tư vào Mỹ. Trong tháng 6, tiền vào các quỹ của Mỹ ước tính khoảng 51 tỷ USD, giảm so với con số 168 tỷ USD của tháng 5 và là tháng đầu tiên xuống dưới mốc 100 tỷ USD tính từ tháng 1. Cùng lúc đó, tiền đầu tư vào các quỹ ngoài Mỹ tăng lên mức 93 tỷ USD trong tháng vừa qua, từ mức 84 tỷ USD của tháng 5.

Biến chủng mới của Covid-19 đang lây lan mạnh, lạm phát tăng cao và việc ngân hàng trung ương thay đổi định hướng chính sách đang làm chậm đà phục hồi của kinh tế Mỹ. Nhưng theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư, tất cả yếu tố trên cũng sẽ không làm "trật đà" phục hồi của kinh tế Mỹ trong khi nhiều nền kinh tế khác đang chật vật bởi hoạt động tiêm vaccine Covid-19 triển khai chậm chạp và phải đương đầu với nhiều đợt bùng dịch mới.

Sau nhiều phiên biến động mạnh gần đây, trong tuần này, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ sẽ đón nhận thông tin lợi nhuận từ nhiều doanh nghiệp như Apple, McDonald hay Waste Management cũng như chi tiết về định hướng chính sách tiền tệ từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến được công bố vào thứ Tư (ngày 28/7).

Các chính sách tiền tệ và tài khóa đã đẩy tỷ lệ tiết kiệm tăng cao, nhiều người tin rằng Mỹ hiện vẫn là nơi tốt nhất để giữ tiền nếu xét đến việc nắm giữ cổ phiếu, trái phiếu và nhiều loại tài sản khác.

Goldman Sachs dự báo nhà đầu tư ngoại sẽ tiếp tục rót thêm 200 tỷ USD nữa vào chứng khoán Mỹ trong năm nay. Trước đó trong năm 2020, họ đã đầu tư 720 tỷ USD vào chứng khoán nước này. Lượng nắm giữ trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ của Mỹ trong tháng 5 tăng lên mức cao nhất tính từ tháng 2/2020 khi đại dịch Covid-19 tại Mỹ bắt đầu căng thẳng, theo số liệu gần đây của Bộ Tài chính Mỹ.

Diễn biến các chỉ số chứng khoán từ đầu năm. Nguồn: FactSet.

Diễn biến các chỉ số chứng khoán từ đầu năm. Nguồn: FactSet.

Chuyên gia quản lý quỹ kiêm chiến lược gia tại quỹ Natixis Investment Managers, ông Jack Janasiewicz, nhận xét: "Kinh tế Mỹ đã có một khởi đầu tốt sau đại dịch Covid-19. Hiện có quá nhiều dự báo lạc quan về khả năng thị trường sẽ có thể tiếp tục tăng điểm".

Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Wall Street Journal dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 6,9% trong năm 2021, mức tăng trưởng này cao hơn so với nhiều nền kinh tế phát triển và mới nổi khác trong đó có khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nhật và Anh, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Link gốc tại đây.

VnExpress tổng hợp theo WSJ

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng giảm do tâm lý thị trường tích cực sau thỏa thuận Mỹ–Nhật, nhưng áp lực từ đồng USD yếu hạn chế đà giảm

Giá vàng giảm do tâm lý thị trường tích cực sau thỏa thuận Mỹ–Nhật, nhưng áp lực từ đồng USD yếu hạn chế đà giảm

Giá vàng đi xuống trong phiên giao dịch ngày thứ Tư khi khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư cải thiện sau thông tin về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản. Tuy vậy, đồng USD yếu và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm đã giúp giá vàng giữ vững quanh ngưỡng hỗ trợ. Thị trường tiếp tục theo dõi diễn biến đàm phán thương mại và chính sách lãi suất của Fed để định hướng xu hướng tiếp theo của kim loại quý này.
Thuế quan, căng thẳng thương mại và trái phiếu: Châu Á hưởng ứng sóng tăng từ Phố Wall nhưng vẫn cẩn trọng

Thuế quan, căng thẳng thương mại và trái phiếu: Châu Á hưởng ứng sóng tăng từ Phố Wall nhưng vẫn cẩn trọng

Thị trường châu Á bước vào ngày thứ Tư với tâm thế vững vàng, tiếp nhận dư âm tích cực từ đà tăng mạnh mẽ của Phố Wall. Tuy nhiên, ánh mắt vẫn hướng xa về phía chân trời, nơi những nguy cơ về thuế quan đang âm ỉ, và thị trường trái phiếu Nhật Bản chao đảo bởi những dòng chảy ngầm khó lường.
Trung Quốc: Kích thích hay duy trì hiện trang? Bắc Kinh đứng trước ngã rẽ trong bối cảnh bất ổn thương mại

Trung Quốc: Kích thích hay duy trì hiện trang? Bắc Kinh đứng trước ngã rẽ trong bối cảnh bất ổn thương mại

PBoC giữ nguyên lãi suất cơ bản trong khi tăng trưởng GDP quý II vượt kỳ vọng, phản ánh sự thận trọng trong chính sách. Bắc Kinh cam kết sẽ đưa ra các biện pháp kích thích tiêu dùng nếu đà phục hồi kinh tế suy yếu do bất ổn thương mại. Tăng trưởng xuất khẩu có thể giảm còn 1% vào quý IV do tác động từ thuế quan và hoạt động trung chuyển suy yếu qua ASEAN.
Donald Trump và Tập Cận Bình có thể gặp mặt tại châu Á vào cuối năm, đàm phán đang được xúc tiến

Donald Trump và Tập Cận Bình có thể gặp mặt tại châu Á vào cuối năm, đàm phán đang được xúc tiến

Các trợ lý của Donald Trump và giới chức Trung Quốc đang thảo luận về khả năng tổ chức cuộc gặp giữa Trump và Tập Cận Bình vào cuối năm, bên lề Hội nghị APEC hoặc lễ kỷ niệm Thế chiến II tại Bắc Kinh. Dù kế hoạch chưa hoàn tất, đây là tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng sau thời gian đối đầu thương mại. Mỹ đặt thời hạn 12/8 để đạt thỏa thuận thuế quan với Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ