Dow Jones tăng 580 điểm, thị trường quay trở lại sau đợt bán tháo hậu FOMC

Dow Jones tăng 580 điểm, thị trường quay trở lại sau đợt bán tháo hậu FOMC

07:28 22/06/2021

Chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại trong phiên giao dịch thứ Hai, khi thị trường thu hẹp đà giảm sau đợt bán tháo tuần trước

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 586.89 điểm, tương đương gần 1.8%, lên mốc 33,876.97. Đây là phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ ngày 5 tháng 3. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 1.4% lên mốc 4,224.79, cách đỉnh lịch sử chỉ 1%. Nasdaq Composite hoạt động kém hiệu quả hơn với mức tăng 0.8% lên 14,141.48 khi cổ phiếu một số công ty công nghệ lớn bao gồm Amazon, Tesla, Nvidia và Netflix giảm giá.

Các cổ phiếu hàng hóa bị ảnh hưởng nặng nề vào tuần trước đã dần đầu đà phục hồi của thị trường vào thứ Hai, trong đó phải kể đến nhóm ngành năng lượng trong rổ S&P 500. Devon Energy tăng gần 7%, Occidental Petroleum tăng khoảng 5.4%. Các cổ phiếu hưởng lợi từ việc mở cửa nền kinh tế bao gồm Norwegian Cruise Line và Boeing đều tăng hơn 3%. Cổ phiếu ngân hàng, gồm JPMorgan, Bank of America và Goldman Sachs, cũng tăng trở lại. Chỉ số Russell 2000 cũng tăng hơn 2%.

Chứng khoán Mỹ giảm trong tuần trước khi các nhà đầu tư xem xét các dự báo kinh tế mới từ Fed và lo ngại việc tăng lãi suất có thể đến sớm hơn dự kiến. Ngân hàng trung ương hôm thứ Tư tuần trước đã nâng kỳ vọng lạm phát và dự báo tăng lãi suất vào năm 2023.

Fiona Cincotta, nhà phân tích thị trường tài chính cấp cao tại City Index, cho biết: “Việc Fed kích hoạt đà bán tháo có vẻ như đã kết thúc. "Sự thay đổi sang hướng hawkish đột ngột của Fed vào tuần trước, với hai lần tăng lãi suất dự kiến ​​năm 2023 đã khiến nhà đầu tư mất cảnh giác."

Chủ tịch Fed St. Louis, Jim Bullard, nói với CNBC hôm thứ Sáu rằng việc Fed hơi dịch chuyển sang hướng “hawkish” là chuyện bình thường, và ông nghĩ lãi suất sẽ tăng bắt đầu từ năm 2022.

Thị trường Mỹ vào thứ Hai đã phục hồi khi đối mặt với sự sụt giảm qua đêm ở các thị trường châu Á cũng như làn sóng bán tháo Bitcoin. Nikkei 225 có lúc giảm tới 4% và đóng cửa giảm 3.3%.

Trong khi đó, Bitcoin giảm hơn 7% xuống 32,500 USD khi Trung Quốc tiếp tục siết chặt hoạt động khai thác tiền điện tử.

Đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc đã phẳng hơn vào tuần trước, tác động đến các ngân hàng và gửi đi tín hiệu về khả năng suy giảm kinh tế. Lợi suất của trái phiếu trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn, như trái phiếu kỳ hạn 2 năm, tăng - phản ánh kỳ vọng về việc Fed sẽ tăng lãi suất. Lợi suất dài hạn như trái phiếu kỳ hạn 10 năm, giảm - một dấu hiệu của sự kém lạc quan hơn đối với tăng trưởng kinh tế.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán châu Á điều chỉnh khi USD phục hồi, chỉ số Hang Seng đang chịu áp lực

Thị trường chứng khoán châu Á điều chỉnh khi USD phục hồi, chỉ số Hang Seng đang chịu áp lực

Chuỗi tăng kéo dài bảy ngày của thị trường chứng khoán toàn cầu đã tạm dừng trong phiên giao dịch châu Á hôm thứ Năm, sau khi thị trường Mỹ có diễn biến trái chiều qua đêm. Chỉ số Dow Jones và Russell 2000 giảm lần lượt 0.7% và 1.4%, trong khi S&P 500 và Nasdaq 100 tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới, tăng nhẹ 0.1% và 0.3%. Mức tăng này được thúc đẩy bởi nhóm cổ phiếu công nghệ lớn như Nvidia (+1.7%), Amazon (+1.7%), Microsoft (+1%) và Alphabet (+0.9%).
Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng phục thuộc vào đàm phán thương mại Mỹ–EU và tín hiệu chính sách từ ECB

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng phục thuộc vào đàm phán thương mại Mỹ–EU và tín hiệu chính sách từ ECB

DAX tăng 0.23% nhờ lạc quan thương mại Mỹ–EU, giảm bớt lo ngại về mức thuế 30% của Mỹ đối với hàng hóa EU trước thời hạn ngày 1/8. ECB giữ lập trường “chờ và quan sát” khi lạm phát chạm ngưỡng mục tiêu 2%, hạn chế đà tăng của DAX dù dữ liệu PMI khả quan. Triển vọng ngắn hạn phụ thuộc vào tiến triển đàm phán thương mại Mỹ–EU và định hướng chính sách từ ECB, với phe mua nhắm đến mốc 24,639 và phe bán theo dõi vùng EMA 50 ngày.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Giảm về mức 25,000 khi đàm phán thương mại Mỹ-Trung gây biến động

Tin tức chỉ số Hang Seng: Giảm về mức 25,000 khi đàm phán thương mại Mỹ-Trung gây biến động

Chỉ số Hang Seng giảm 1.01% khi nhà đầu tư thận trọng trước vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung thứ ba. Nhóm cổ phiếu công nghệ và xe điện dẫn đầu đà giảm, với Alibaba và Baidu mất hơn 1%. Kỳ vọng kích thích gia tăng khi NDRC Trung Quốc xem xét sửa đổi Luật Giá để kiểm soát cạnh tranh trong ngành EV.
Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực nhờ kỳ vọng thương mại Mỹ - EU, ECB là tâm điểm hôm nay

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực nhờ kỳ vọng thương mại Mỹ - EU, ECB là tâm điểm hôm nay

DAX tăng 1.12% lên 24,513 khi kỳ vọng về thỏa thuận thương mại Mỹ–EU thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư. ECB được kỳ vọng giữ lãi suất ở mức 2.15%; tâm điểm chuyển sang họp báo của bà Lagarde để tìm manh mối về khả năng cắt giảm lãi suất trong quý III. PMI dịch vụ và dữ liệu lao động Mỹ mạnh có thể hỗ trợ DAX, trong khi số liệu yếu có thể kích hoạt tâm lý né rủi ro.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Đợt tăng 5 phiên liên tiếp được thúc đẩy bởi kỳ vọng vào thỏa thuận Mỹ-Trung

Tin tức chỉ số Hang Seng: Đợt tăng 5 phiên liên tiếp được thúc đẩy bởi kỳ vọng vào thỏa thuận Mỹ-Trung

Chỉ số Hang Seng hướng đến chuỗi tăng năm phiên, chạm mức cao nhất kể từ tháng 11/2021 nhờ lạc quan về thương mại Mỹ-Trung. Diễn biến tích cực từ thương mại giữa Mỹ, Trung Quốc và EU đã nâng đỡ tâm lý thị trường, đẩy chỉ số Hang Seng tiệm cận mốc 26,000 điểm. Tín hiệu kỹ thuật lạc quan xuất hiện khi chỉ số giao dịch trên đường EMA 50 ngày, với mục tiêu tiếp theo là vùng 27,000 điểm.
Tin tức Chỉ số DAX: Triển vọng phụ thuộc vào đột phá thương mại, lập trường của ECB và báo cáo doanh thu của Mag 7

Tin tức Chỉ số DAX: Triển vọng phụ thuộc vào đột phá thương mại, lập trường của ECB và báo cáo doanh thu của Mag 7

Chỉ số DAX giảm 1.09% vào ngày 22/7 khi lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ–EU tái bùng phát, trước hạn chót áp thuế ngày 1/8 của cựu Tổng thống Trump. Triển vọng của DAX phụ thuộc lớn vào kết quả đàm phán thương mại giữa Mỹ và EU; một thỏa thuận có thể đưa chỉ số này trở lại đỉnh lịch sử 24,639 điểm. Hợp đồng tương lai DAX tăng 200 điểm sau tin về thỏa thuận thương mại Mỹ–Nhật và khả năng gia hạn thời hạn đối với Trung Quốc.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe bò nhắm đến mốc 26,000 nhờ các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và chính sách hỗ trợ

Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe bò nhắm đến mốc 26,000 nhờ các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và chính sách hỗ trợ

Chỉ số Hang Seng đạt đỉnh ba năm nhờ các dấu hiệu nối lại đàm phán thương mại Mỹ-Trung và kỳ vọng chính sách kinh tế từ Bắc Kinh. Chỉ số đang hướng tới mốc 26,000 khi động lực tăng giá tiếp tục được củng cố, với mức kháng cự trước mắt tại 25,500. Sự dẫn dắt của các cổ phiếu công nghệ lớn như Baidu và Tencent cũng góp phần nâng đỡ đà phục hồi của chỉ số Hang Seng TECH.
Thị trường Châu Á biến động trước áp lực thuế quan từ Mỹ; chỉ số Straits Times đối mặt với rủi ro điều chỉnh

Thị trường Châu Á biến động trước áp lực thuế quan từ Mỹ; chỉ số Straits Times đối mặt với rủi ro điều chỉnh

Thị trường chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận áp lực chốt lời trong phiên hôm nay, phản ánh những biến động đáng kể từ Phố Wall đêm qua. Chỉ số S&P 500 đảo chiều từ mức tăng ban đầu và đóng cửa chỉ nhích nhẹ 0.1% lên mức cao kỷ lục 6,305, bị đè nặng bởi những bất ổn mới liên quan đến chính sách thuế quan của Mỹ. Khi thời hạn ngày 1 tháng 8 đang đến gần, Thư ký Báo chí Nhà Trắng, ông Leavitt, phát tín hiệu rằng Tổng thống Trump có thể đưa ra các biện pháp thuế quan đơn phương bổ sung.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ