EU đề xuất cấm nhập khẩu khí đốt Nga vào cuối năm 2027

EU đề xuất cấm nhập khẩu khí đốt Nga vào cuối năm 2027

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

15:22 05/05/2025

Liên minh Châu Âu dự kiến đề xuất các biện pháp cấm nhập khẩu khí đốt từ Nga vào cuối năm 2027, trong bối cảnh khối này thúc đẩy cắt đứt quan hệ với quốc gia từng là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của họ.

Bất chấp những nỗ lực cắt giảm mua hàng sau cuộc xâm lược Ukraine của Moscow, việc nhập khẩu khí đốt giá rẻ từ Nga đang tỏ ra khó loại bỏ vào thời điểm khối gồm 27 quốc gia đang gặp khó khăn trong việc hạ giá năng lượng. Vấn đề đau đầu nhất đối với châu Âu là sự gia tăng nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, vốn đã tăng vọt lên mức kỷ lục sau khi Gazprom PJSC cắt giảm đáng kể lượng khí đốt vận chuyển qua đường ống.

Nhập khẩu từ Nga đã giảm xuống còn khoảng 19% tổng lượng khí đốt mua của EU năm ngoái, từ hơn 40% trước chiến tranh. Để tiếp tục với kế hoạch hạn chế sự phụ thuộc đó, EU có kế hoạch đề xuất vào tháng 6 cấm tất cả hoạt động nhập khẩu khí đốt theo các thỏa thuận mới với Nga và các hợp đồng giao ngay hiện có. Những biện pháp đó — bao gồm các hợp đồng giao ngay chiếm khoảng một phần ba lượng nhập khẩu — sẽ có hiệu lực chậm nhất vào cuối năm 2025.

Giống như khí đốt qua đường ống, phần lớn LNG của Nga được mua theo các hợp đồng dài hạn với người mua châu Âu với các điều khoản take-or-pay - nghĩa là bên mua phải trả tiền dù có lấy hàng hay không. Trong các kế hoạch dự kiến được công bố tại Strasbourg vào thứ Ba, Ủy ban dự kiến sẽ công bố một đề xuất vào tháng tới cấm nhập khẩu khí đốt từ Nga, cả loại chảy qua đường ống lẫn dạng LNG theo các thỏa thuận dài hạn đó. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2027.

Mốc thời gian đó phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm nguồn cung LNG thay thế của khối từ Mỹ, Qatar, Canada và châu Phi, theo những người quen thuộc với vấn đề này. Việc mua hàng từ Mỹ đang được thảo luận như một phần của các cuộc đàm phán thương mại với chính quyền Trump, Bloomberg đã đưa tin vào tuần trước.

Những người này cho biết kế hoạch loại bỏ khí đốt từ Nga sẽ có ảnh hưởng hạn chế đến giá cả và an ninh năng lượng, do lượng lớn LNG trên toàn cầu dự kiến sẽ gia nhập thị trường trong những năm tới. Những người này cũng cho biết thêm, các kế hoạch này có thể thay đổi trước khi công bố vào thứ Ba.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

Các quốc gia Liên minh Châu Âu đã phê duyệt một gói trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cuộc chiến chống lại Ukraine, bao gồm giới hạn giá dầu được sửa đổi và các hạn chế ngân hàng mới, sau khi Slovakia dỡ bỏ quyền phủ quyết.
Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp của Trung Quốc đã cáo buộc các cơ quan tình báo nước ngoài đánh cắp các vật liệu đất hiếm được kiểm soát, tái khẳng định ý định ngăn chặn buôn lậu ngay cả khi Bắc Kinh đồng ý xem xét các đơn xin xuất khẩu nguồn tài nguyên công nghiệp quan trọng này sau các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu giữ ổn định vào thứ Sáu sau khi tăng nhẹ nhờ lo ngại về các cuộc tấn công máy bay không người lái làm gián đoạn sản lượng dầu tại vùng Kurdistan, Iraq. Dù nhu cầu mùa hè hỗ trợ thị trường, sự bất ổn về chính sách thuế quan Mỹ và kế hoạch tăng nguồn cung khiến giá dầu chịu áp lực trong tuần này. Chính phủ Iraq cũng thông báo nối lại xuất khẩu dầu từ Kurdistan sau hai năm tạm ngưng.
Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tích cực tăng dự trữ vàng, ngày càng nhiều ngân hàng lựa chọn mua vàng khai thác trong nước nhằm tiết kiệm chi phí, hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa và mở rộng nguồn dự trữ ngoại hối.
Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại cải thiện và rủi ro địa chính trị tại Trung Đông gây gián đoạn nguồn cung. Dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc hỗ trợ nhu cầu nhiên liệu, trong khi tồn kho dầu thô giảm tạo áp lực tăng giá. Tuy nhiên, tồn kho xăng và diesel tăng làm dấy lên lo ngại về sức cầu trong mùa du lịch.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ