Fed hạ lãi suất 50 điểm cơ bản!

Fed hạ lãi suất 50 điểm cơ bản!

03:44 19/09/2024

Cục Dự trữ Liên bang đã hạ lãi suất điều hành xuống 0.5 điểm phần trăm, một khởi đầu quyết liệt cho sự thay đổi chính sách nhằm hỗ trợ thị trường lao động Mỹ.

Dự báo được công bố sau cuộc họp cho thấy 10 trong số 19 quan chức ủng hộ việc tiếp tục giảm lãi suất ít nhất thêm 0.5 điểm phần trăm trong hai cuộc họp còn lại của năm 2024. 7 nhà hoạch định chính sách ủng hộ cắt giảm thêm 0.25 điểm phần trăm trong năm nay, trong khi chỉ có 2 người phản đối.

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang đã bỏ phiếu với tỷ lệ 11-1 nhằm hạ lãi suất quỹ liên bang xuống phạm vi 4.75% - 5%, sau khi giữ ở mức cao nhất hai thập kỷ trong hơn một năm qua. Đây là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed trong hơn bốn năm trở lại đây.

"Quyết định này phản ánh sự tự tin ngày càng tăng của chúng tôi rằng với việc điều chỉnh lại chính sách một cách phù hợp, sức mạnh của thị trường lao động có thể được duy trì trong bối cảnh tăng trưởng vừa phải và lạm phát giảm bền vững xuống 2%," Chủ tịch Fed Jerome Powell nói trong cuộc họp báo sau thông báo.

Ông Powell cảnh báo không nên cho rằng việc cắt giảm 50 bps này sẽ đặt ra một tiêu chuẩn mà các nhà hoạch định chính sách phải duy trì

"Tôi không nghĩ chúng ta nên nhìn vào điều này và nói, Ồ, đây là tốc độ cắt giảm mới," Ông Powell nói.

Cho đến gần đây, các quan chức vẫn nhấn mạnh vào nỗ lực kiềm chế lạm phát. Trong tuyên bố hôm thứ Tư, các nhà hoạch định chính sách cho biết họ đang thấy rủi ro đối với việc làm và lạm phát là "tương đối cân bằng." Ủy ban FOMC "cam kết mạnh mẽ hỗ trợ việc làm tối đa" bên cạnh việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu, các quan chức cho biết.

Chỉ số S&P 500 quét 2 chiều sau khi đạt mức cao kỷ lục ngay sau quyết định của Fed. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm vẫn thấp hơn một chút so với trước khi ra tin. Thị trường tương lai cho thấy nhà đầu tư đang đặt cược vào việc cắt giảm thêm 75 điểm cơ bản trước cuối năm.

Các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ cắt giảm thêm một điểm phần trăm vào năm 2025, theo dự báo trung vị trên biểu đồ Dot Plot.

Thành viên hội đồng thống đốc Michelle Bowman ủng hộ việc cắt giảm nhỏ hơn, 0.25% - đây là lá phiếu phản đối lần đầu tiên của một thống đốc kể từ năm 2005, và là lần của FOMC kể từ năm 2022.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television, Diane Swonk, Kinh tế trưởng của KPMG, cho biết sự sẵn sàng cắt giảm quyết liệt của Powell bất chấp sự phản đối của một thống đốc là dấu hiệu cho thấy "ông ấy muốn cắt giảm lãi suất 0.5% này đến mức nào." Và việc thuyết phục phần còn lại của ủy ban đồng ý là một "chiến thắng lớn."

Trong tuyên bố của mình, các nhà hoạch định chính sách cho biết họ sẽ xem xét "điều chỉnh bổ sung" đối với lãi suất dựa trên "dữ liệu sắp tới, triển vọng kinh tế và cân bằng rủi ro."

Họ cũng lưu ý rằng lạm phát "vẫn còn ở mức cao" và tăng trưởng việc làm đã chậm lại.

Các quan chức đã cập nhật dự báo kinh tế hàng quý, nâng dự báo trung vị về tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm 2024 lên 4.4%, từ mức 4% trong dự báo hồi tháng 6. Con số này sẽ thể hiện sự suy giảm nhỏ so với mức hiện tại là 4.2%. Ông Powell đã nói hồi tháng trước rằng việc thị trường lao động tiếp tục hạ nhiệt sẽ là "không mong muốn."

Dự báo trung vị về lạm phát vào cuối năm 2024 giảm xuống 2.3%, trong khi dự báo trung vị về tăng trưởng kinh tế giảm xuống 2%. Các nhà hoạch định chính sách cho rằng lạm phát sẽ trở lại mục tiêu 2% vào 2026.

Các quan chức một lần nữa nâng dự báo về lãi suất quỹ liên bang dài hạn lên 2.9% từ 2.8%. Powell nói thêm rằng ông tin lãi suất khó có thể trở lại mức cực thấp như đã thấy trong nhiều năm trước đại dịch.

Chương mới

Quyết định hôm thứ Tư mở ra một chương mới cho Fed, cơ quan bắt đầu nâng chi phí đi vay vào đầu năm 2022 để kiềm chế sự gia tăng lạm phát do đại dịch gây ra. Lạm phát, bị thổi bùng bởi gián đoạn chuỗi cung ứng và làn sóng nhu cầu từ người tiêu dùng bị phong tỏa, đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1981.

Ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất 11 lần, lên mức cao nhất trong hai thập kỷ vào tháng 7 năm 2023.

Kể từ đó, lạm phát đã hạ nhiệt đáng kể và - xuống mức 2.5% - và đang tiến gần đến mục tiêu 2% của Fed. Và mặc dù thị trường lao động đã suy yếu, nhưng không có dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trong tình trạng suy thoái hoặc sắp rơi vào suy thoái. Số lượng sa thải vẫn ở mức thấp, người tiêu dùng vẫn chi tiêu và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Các nhà kinh tế tại Bloomberg nói gì:

"Biểu đồ dot plot thể hiện lộ trình cắt giảm lãi suất dần dần trong tương lai, cho thấy Fed xem động thái cắt giảm 50 điểm cơ bản là một bước đi đủ để ổn định thị trường lao động. Trung vị số người tham gia vẫn cho thấy GDP thực tế tăng trưởng ở mức vững chắc 2% trong năm nay." (Anna Wong, Stuart Paul, Eliza Winger và Chris Collins)

Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu căng thẳng ngày càng tăng. Tiết kiệm dư thừa vốn hỗ trợ người Mỹ trong những năm gần đây đã cạn kiệt, và tỷ lệ nợ quá hạn đang tăng lên. Sự gia tăng mất việc làm có thể gây ra sự sụt giảm trong chi tiêu và làm chậm nền kinh tế.

Bức tranh kinh tế mờ mịt đã làm tăng sự không chắc chắn và thúc đẩy quan điểm chia rẽ giữa các quan chức Fed về con đường tốt nhất cho chính sách trong tương lai. Một số người lo lắng muốn kiềm chế sự yếu kém của thị trường lao động trước khi nó trở nên tồi tệ hơn. Những người khác lo ngại rằng việc cắt giảm lãi suất quá nhanh có thể làm dậy lại nhu cầu và khiến lạm phát ở mức cao.

Fed cho biết họ sẽ duy trì tốc độ giảm lượng trái phiếu nắm giữ hàng tháng, để thanh khoản dư thừa tiếp tục rút ra khỏi hệ thống tài chính.

Powell cũng nói rõ ông tin rằng Fed có thể giảm bảng cân đối kế toán - một quá trình được gọi là thắt chặt định lượng - và hạ lãi suất cùng lúc.

"Chúng tôi không nghĩ đến việc ngừng giảm quy mô vì điều này," ông nói. "Chúng tôi biết rằng hai điều này có thể xảy ra song song, theo nghĩa cả hai đều là một hình thức bình thường hóa."

Ngân hàng trung ương đã giảm dần lượng nắm giữ trái phiếu kể từ tháng 6 năm 2022.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Trung Quốc đột ngột tăng mạnh xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ sau thỏa thuận thương mại

Trung Quốc đột ngột tăng mạnh xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ sau thỏa thuận thương mại

Sau nhiều tháng gián đoạn do căng thẳng thương mại, xuất khẩu nam châm đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ đã bật tăng mạnh trong tháng 6, tăng hơn 660% so với tháng 5. Động thái này diễn ra sau khi hai nước đạt được thỏa thuận tháo gỡ các rào cản liên quan đến giấy phép xuất khẩu. Sự phục hồi mạnh mẽ này góp phần xoa dịu chuỗi cung ứng toàn cầu trong các lĩnh vực chiến lược như xe điện và tua-bin gió. Tuy nhiên, tính chung nửa đầu năm, lượng xuất khẩu vẫn giảm gần 19% so với cùng kỳ 2024, cho thấy những ảnh hưởng kéo dài từ căng thẳng địa chính trị.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, theo dõi triển vọng phục hồi và áp lực giảm phát

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, theo dõi triển vọng phục hồi và áp lực giảm phát

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản đúng như dự báo, trong bối cảnh tăng trưởng quý II nhỉnh hơn kỳ vọng nhưng nhu cầu trong nước vẫn yếu. Giới phân tích cho rằng các áp lực giảm phát và bất ổn toàn cầu có thể thúc đẩy các biện pháp nới lỏng bổ sung vào cuối năm. Thị trường đang chờ đợi cuộc họp Bộ Chính trị sắp tới để rõ hơn định hướng chính sách trong nửa cuối năm 2025.
Niềm tin người tiêu dùng Anh giảm mạnh do lo ngại về thị trường lao động và chi phí sinh hoạt

Niềm tin người tiêu dùng Anh giảm mạnh do lo ngại về thị trường lao động và chi phí sinh hoạt

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng do Deloitte công bố đã giảm 2.6 điểm phần trăm trong quý II, xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2024. Kết quả phản ánh tâm lý thận trọng gia tăng trước những bất ổn về an ninh việc làm, lạm phát kéo dài và áp lực chi phí sinh hoạt. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.7% và tốc độ tăng lương đạt mức cao nhất kể từ tháng 1, cho thấy bức tranh kinh tế vẫn còn nhiều biến động.
Cơ quan quản lý thị trường Pháp yêu cầu Vivendi rút lui ưu đãi

Cơ quan quản lý thị trường Pháp yêu cầu Vivendi rút lui ưu đãi

Cơ quan quản lý thị trường Pháp đã phán quyết rằng Bolloré SE và Vincent Bolloré phải đưa ra một lời đề nghị rút lui công khai đối với Vivendi SE trong vòng sáu tháng tới, đây là một đòn giáng đối với tỷ phú truyền thông kiểm soát công ty này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ