Giá dầu đảo chiều sau tuyên bố ngừng bắn: Tác động từ sự thận trọng của các bên liên quan

Giá dầu đảo chiều sau tuyên bố ngừng bắn: Tác động từ sự thận trọng của các bên liên quan

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

10:41 24/06/2025

Giá dầu Brent giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran, khiến thị trường nhanh chóng rút lại mức phí rủi ro trước đó. Phản ứng hạn chế của Iran và lập trường dè dặt từ các quốc gia như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ cho thấy ưu tiên hàng đầu là duy trì ổn định khu vực và dòng chảy năng lượng. Diễn biến này phản ánh tính nhất thời của biến động địa chính trị và vai trò đáng kể của những bên không lên tiếng công khai.

Giá dầu thô thế giới đã đảo chiều mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố một "thỏa thuận hoàn toàn và triệt để" giữa Israel và Iran. Trước đó, giá dầu Brent từng vọt lên mức đỉnh 81.40 USD/thùng do lo ngại Iran sẽ đáp trả cuộc tấn công của Mỹ và Israel bằng cách phong tỏa Eo biển Hormuz hoặc nhắm vào các căn cứ quân sự Mỹ. Tuy nhiên, phản ứng thực tế của Tehran lại khá nhẹ nhàng, chỉ là một cuộc tấn công mang tính biểu tượng vào căn cứ Mỹ ở Qatar với thiệt hại không đáng kể.

Kết quả là giá dầu đã rơi thẳng đứng. Hợp đồng tương lai Brent đóng cửa phiên thứ Hai ở mức 71.48 USD/thùng, giảm hơn 7% so với phiên trước đó. Đến sáng thứ Ba tại châu Á, giá còn tiếp tục trượt xuống mức thấp nhất 68.23 USD/thùng — gần như xóa sạch toàn bộ đợt tăng do rủi ro địa chính trị những ngày trước đó.

Diễn biến này phản ánh một điều quen thuộc: giá dầu rất nhạy cảm với các tuyên bố chính trị, nhưng phản ứng thị trường thường bị phóng đại và khó duy trì lâu. Một phát ngôn của Trump có thể làm giá quay đầu, nhưng những nhân tố quan trọng hơn lại thường im lặng.

Trong cuộc khủng hoảng lần này, các đồng minh quan trọng của Iran như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ hầu như không có hành động cụ thể nào ngoài các tuyên bố ngoại giao mang tính biểu tượng. Trung Quốc – nước mua dầu lớn nhất của Iran – chỉ phát biểu thông qua đại sứ tại Liên Hợp Quốc, không hề sử dụng các lãnh đạo cấp cao để lên án Mỹ. Điều này cho thấy sự ủng hộ của Bắc Kinh với Tehran là rất có điều kiện, chủ yếu nhằm duy trì ổn định trong khu vực và bảo đảm các tuyến vận tải năng lượng không bị gián đoạn.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng được cho là đã truyền đi thông điệp tương tự tới Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian trong cuộc điện đàm gần đây, ám chỉ rằng bất kỳ hành động gây rối nào ở Eo biển Hormuz đều sẽ bị phản đối ngầm bởi cộng đồng quốc tế.

Có thể thấy, những nước từng được xem là "hậu thuẫn" cho Iran giờ đây lại là lực cản lớn cho bất kỳ phản ứng quân sự nào của Tehran. Và có lẽ Iran đã hiểu rằng, không có đồng minh nào sẵn sàng đặt lợi ích dầu mỏ và ổn định khu vực vào rủi ro vì mình.

Từ chiến dịch kéo dài 12 ngày giữa Israel và Iran, nổi lên bốn bài học rõ ràng. Một, giá dầu vẫn phản ứng mạnh với bất ổn địa chính trị, nhưng phần lớn mang tính nhất thời. Hai, lợi ích toàn cầu trong việc giữ dòng chảy dầu mỏ thông suốt luôn chiếm ưu thế, khiến mức phí rủi ro chỉ tồn tại ngắn hạn. Ba, Iran hiện trông yếu ớt hơn nhiều, dù chưa rõ điều đó sẽ ảnh hưởng lâu dài thế nào tới ban lãnh đạo và chương trình hạt nhân của nước này. Và cuối cùng, dù Trump có tự hào nhận công về lệnh ngừng bắn, thực tế là Trung Đông chưa hề trở nên an toàn hay ổn định hơn sau tất cả những gì đã diễn ra.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

Các quốc gia Liên minh Châu Âu đã phê duyệt một gói trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cuộc chiến chống lại Ukraine, bao gồm giới hạn giá dầu được sửa đổi và các hạn chế ngân hàng mới, sau khi Slovakia dỡ bỏ quyền phủ quyết.
Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp của Trung Quốc đã cáo buộc các cơ quan tình báo nước ngoài đánh cắp các vật liệu đất hiếm được kiểm soát, tái khẳng định ý định ngăn chặn buôn lậu ngay cả khi Bắc Kinh đồng ý xem xét các đơn xin xuất khẩu nguồn tài nguyên công nghiệp quan trọng này sau các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu giữ ổn định vào thứ Sáu sau khi tăng nhẹ nhờ lo ngại về các cuộc tấn công máy bay không người lái làm gián đoạn sản lượng dầu tại vùng Kurdistan, Iraq. Dù nhu cầu mùa hè hỗ trợ thị trường, sự bất ổn về chính sách thuế quan Mỹ và kế hoạch tăng nguồn cung khiến giá dầu chịu áp lực trong tuần này. Chính phủ Iraq cũng thông báo nối lại xuất khẩu dầu từ Kurdistan sau hai năm tạm ngưng.
Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tích cực tăng dự trữ vàng, ngày càng nhiều ngân hàng lựa chọn mua vàng khai thác trong nước nhằm tiết kiệm chi phí, hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa và mở rộng nguồn dự trữ ngoại hối.
Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại cải thiện và rủi ro địa chính trị tại Trung Đông gây gián đoạn nguồn cung. Dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc hỗ trợ nhu cầu nhiên liệu, trong khi tồn kho dầu thô giảm tạo áp lực tăng giá. Tuy nhiên, tồn kho xăng và diesel tăng làm dấy lên lo ngại về sức cầu trong mùa du lịch.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ