Giá đồng chịu áp lực bán mạnh trong tuần qua khi tồn kho đồng được bổ sung

Giá đồng chịu áp lực bán mạnh trong tuần qua khi tồn kho đồng được bổ sung

10:11 25/01/2022

Trong tuần qua, giá Đồng của các hợp đồng LME đã phục hồi về mức $9,922/tấn, sau khi giảm mạnh về mức $9,600 vào phiên đầu tuần. Vào đầu tuần qua giá đồng đã giảm mạnh khi thị trường ghi nhận số lượng hàng vận chuyển đến các kho LME tăng.

Trong tuần qua, giá Đồng của các hợp đồng LME đã phục hồi về mức $9,922/tấn, sau khi giảm mạnh về mức $9,600 vào phiên đầu tuần. Vào đầu tuần qua giá đồng đã giảm mạnh khi thị trường ghi nhận số lượng hàng vận chuyển đến các kho LME tăng. Tuy nhiên, sau đó, các tin tức mới về việc Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản cho vay và kỳ vọng về việc cắt giảm dự trữ bắt buộc (RRR) sắp đến đã thúc đẩy triển vọng phát triển kinh tế của nước này. Do đó, điều này đã góp phần hỗ trợ đáng kể cho giá Đồng.

Diễn biến đồng trong tuần ngày 14/01

Giá đồng chịu áp lực bán mạnh trong tuần qua khi tồn kho đồng được bổ sung


Cụ thể hơn, trong tuần vừa qua, ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã cắt lãi suất ngắn hạn tiêu chuẩn 1 năm (1-Year Loan Prime Rate) đi 5 điểm cơ bản (bsp), từ mức 4.65% xuống 4.6%. Đây là lần cắt lãi suất đầu tiên của nước này từ tháng 4/2020, vào đỉnh điểm của dịch Covid-19 tại Trung Quốc. Lãi suất tiêu chuẩn ảnh hưởng đến chi phí vốn của mạng lưới ngân hàng và được các ngân hàng căn cứ vào để tính lãi suất cho vay. Do đó, việc cắt giảm lãi suất được thị trường đón nhận là tín hiệu cho việc Trung Quốc đang bắt đầu các biện pháp kích thích kinh tế của mình trong thời gian tới sau các biện pháp thắt chặt tín dụng trong năm vừa qua. Ngoài ra, trong bối cảnh các nước phát triển trên thế giới đang thắt chặt chính sách tiền tệ, việc Trung Quốc mở rộng tín dụng và lãi suất sẽ góp phần tích cực lên dòng tiền đầu tư vào thị trường vốn nước này khi triển vọng chứng khoán Mỹ phát triển ít khả quan hơn. Các yếu tố trên đã làm tăng sự lạc quan về triển vọng phát triển của các ngành như bất động sản và đã góp phần tác động tích cực lên giá Đồng trong tuần qua.

Trong tuần kết thúc ngày 21/01, tồn kho đồng trên sàn giao dịch LME tăng 13,475 tấn, lên mức 99,775 tấn. Trên sàn SHFE, tồn kho đồng kết thúc tuần ở mức 35,102 tấn, thay đổi hơn 4 nghìn tấn từ tuần trước đó. Có thể thấy, việc tăng tồn kho tại các kho giao dịch LME đã góp phần tác động tiêu cực lên giá đồng vào các phiên đầu tuần. Tồn kho đồng LME đã liên tục tăng từ mức thấp nhất là 76 nghìn tấn trong các tháng qua. Trong tương lai ngắn hạn, giá Đồng sẽ chịu áp lực giảm mạnh nều tồn kho cho thấy dấu hiệu hồi phục về mức trung bình lịch sử.

Giá đồng chịu áp lực bán mạnh trong tuần qua khi tồn kho đồng được bổ sung

Theo các yếu tố cơ bản, giá Đồng vẫn được hỗ trợ từ việc thiếu hụt nguồn cung và các kỳ vọng về phát triển kinh tế trong thời gian dài hạn. Tuy nhiên, trong năm 2022-23, việc thiếu hụt Đồng trên thị trường sẽ góp phần giảm do các dự án đầu tư mới. Trong hôm thứ 6, Codelco đã bắt đầu đưa vào khai thác dự án mở rộng mỏ Adina, tăng sản lượng hiện có tại khu vực từ 184 nghìn tấn lên 240 nghìn tấn/năm. Trong vòng các năm tới, sẽ có thêm các mỏ lớn như Quellaveco và Kamoa-Kakula đi vào hoạt động và góp phần tăng sản lượng Đồng toàn cầu thêm 700,000 tấn (hơn 3% sản lượng hiện tại). Điều này sẽ tạo áp lực tiêu cực lên giá Đồng trong ngắn và trung hạn. Bên cạnh đó, triển vọng về việc Trung Quốc sẽ tiến hành kích thích kinh tế sẽ tiếp tục tạo nhu cầu tiêu thụ mạnh cho các kim loại công nghiệp và giúp hỗ trợ cho giá Đồng. Theo nghiên cứu của SFI, thị trường sẽ không dư thừa Đồng quá nhiều và sẽ đi theo xu hướng bão hòa cung-cầu trong 2022 vì các mỏ như Quellaveco vẫn cần được đầu tư để hoàn thiện giai đoạn cuối và cần thời gian để tăng công suất.

Trong giao dịch ngắn hạn, tuần kế tiếp sẽ là giai đoạn thuyết trình kết quả kinh doanh của công ty Southern Copper và FreeportMcmoran, hai trong nhóm 6 công ty khai thác lớn nhất thế giới. Thị trường kỳ vọng các công ty sẽ ghi nhận lợi nhuận tăng trong Quý 4 nhưng sẽ giảm kỳ vọng về giá Đồng trong năm tới. Do đó, mục tiêu kinh doanh và giọng điệu phát biểu của các công ty sẽ tạo hướng đi cho giá Đồng vào các tuần sau.


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu đi ngang giữa vòng xoáy trừng phạt và lo ngại suy yếu nhu cầu

Giá dầu đi ngang giữa vòng xoáy trừng phạt và lo ngại suy yếu nhu cầu

Giá dầu gần như không đổi trong phiên đầu tuần khi thị trường theo dõi sát sao tác động từ các lệnh trừng phạt mới của EU nhằm vào Nga, đồng thời đánh giá rủi ro suy yếu nhu cầu nhiên liệu do sản lượng tăng từ Trung Đông. Trong khi Mỹ chuẩn bị áp thuế nhập khẩu lên EU vào ngày 1/8, giới đầu tư tỏ ra hoài nghi về khả năng thực thi hiệu quả các lệnh cấm dầu toàn cầu. Nhà đầu tư kỳ vọng diễn biến cung–cầu và dữ liệu tồn kho sắp tới sẽ định hướng giá trong ngắn hạn.
EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

Các quốc gia Liên minh Châu Âu đã phê duyệt một gói trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cuộc chiến chống lại Ukraine, bao gồm giới hạn giá dầu được sửa đổi và các hạn chế ngân hàng mới, sau khi Slovakia dỡ bỏ quyền phủ quyết.
Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp của Trung Quốc đã cáo buộc các cơ quan tình báo nước ngoài đánh cắp các vật liệu đất hiếm được kiểm soát, tái khẳng định ý định ngăn chặn buôn lậu ngay cả khi Bắc Kinh đồng ý xem xét các đơn xin xuất khẩu nguồn tài nguyên công nghiệp quan trọng này sau các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu giữ ổn định vào thứ Sáu sau khi tăng nhẹ nhờ lo ngại về các cuộc tấn công máy bay không người lái làm gián đoạn sản lượng dầu tại vùng Kurdistan, Iraq. Dù nhu cầu mùa hè hỗ trợ thị trường, sự bất ổn về chính sách thuế quan Mỹ và kế hoạch tăng nguồn cung khiến giá dầu chịu áp lực trong tuần này. Chính phủ Iraq cũng thông báo nối lại xuất khẩu dầu từ Kurdistan sau hai năm tạm ngưng.
Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tích cực tăng dự trữ vàng, ngày càng nhiều ngân hàng lựa chọn mua vàng khai thác trong nước nhằm tiết kiệm chi phí, hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa và mở rộng nguồn dự trữ ngoại hối.
Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại cải thiện và rủi ro địa chính trị tại Trung Đông gây gián đoạn nguồn cung. Dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc hỗ trợ nhu cầu nhiên liệu, trong khi tồn kho dầu thô giảm tạo áp lực tăng giá. Tuy nhiên, tồn kho xăng và diesel tăng làm dấy lên lo ngại về sức cầu trong mùa du lịch.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ