Giá quặng sắt giảm vì ‘ông lớn’ Australia, Brazil tăng xuất khẩu

Giá quặng sắt giảm vì ‘ông lớn’ Australia, Brazil tăng xuất khẩu

17:35 17/06/2021

Các lô hàng quặng sắt từ Australia và Brazil đạt 26,14 triệu tấn trong tuần trước, tăng 1,1 triệu tấn so với cách đây 2 tuần. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Đại Liên giảm 1,5% xuống 1.198 nhân dân tệ (187,26 USD)/tấn.

Giá quặng sắt ngày 16/6 giảm vì sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp cung ứng tăng lên.

 Các lô hàng quặng sắt từ Australia và Brazil đạt 26,14 triệu tấn trong tuần trước, tăng 1,1 triệu tấn so với cách đây 2 tuần, theo dữ liệu từ Mysteel Consulting.

 Giá quặng sắt 62% nhập khẩu vào miền bắc Trung Quốc giảm 3,2%, còn ở mức 214,08 USD/tấn.

 Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Đại Liên giảm 1,5% xuống 1.198 nhân dân tệ (187,26 USD)/tấn.

 Giá thép ở Trung Quốc cũng hạ nhiệt so với ngày 15/6. Chẳng hạn như thép không rỉ, giá ngày 16/6 là 17.072 nhân dân tệ/tấn (2.658 USD/tấn), giảm 12,2 nhân dân tệ/tấn (1,9 USD/tấn) so với ngày 15/6.

 

Giá một số loại thép tại Trung Quốc trong ngày 16/6. Nguồn: Steel Home

Các doanh nghiệp lớn đã tăng cường sản xuất quặng vì tỷ suất lợi nhuận tốt. Sản lượng thép thô của Trung Quốc tháng 5 đạt kỷ lục 99,45 triệu tấn, theo thông tin từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Ngày 16/6, Trung Quốc cho biết họ sẽ giải phóng kho dự trữ kim loại chính của nước này, bao gồm đồng, nhôm và kẽm theo lô "trong tương lai gần".

Cụ thể, Trung Quốc sẽ bắt đầu bán các kim loại công nghiệp chính trong kho dự trữ của chính phủ trong bối cảnh giá sản xuất tăng mạnh nhất trong 13 năm qua, gây lo ngại về lạm phát toàn cầu. Kim loại sẽ được bán theo lô và thông qua chương trình đấu giá công khai cho các nhà sản xuất và chế biến kim loại.

Cục Dự trữ Thực phẩm và Chiến lược Quốc gia Trung Quốc cho biết động thái trên sẽ đảm bảo nguồn cung và sự ổn định giá của hàng hóa số lượng lớn.

Trước tình hình trên, cổ phiếu khai khoáng và thép giảm. Cổ phiếu của Rio Tinto, BHP và ArcelorMittal SA giảm ít nhất 0,7%.

 "Chúng tôi không thấy quốc gia nào giải phóng kho dự trữ trong nhiều năm", Jia Zheng, một thành viên của Công ty quản lý đầu tư Dongwu Jiuying Thượng Hải, chia sẻ với Bloomberg.

 "Điều này sẽ thúc đẩy nguồn cung ngắn hạn, gửi tín hiệu giảm giá cho thị trường”, nhân vật trên cho biết.

Trong năm 2020, Australia là nước có sản lượng quặng lớn nhất thế giới với 900 triệu tấn. Các quốc gia kế tiếp lần lượt là Brazil (400 triệu tấn), Trung Quốc (340 triệu tấn), Ấn Độ (230 triệu tấn) và Nga (95 triệu tấn).

 Australia cũng là quốc gia xuất khẩu nhiều quặng nhất trong năm 2019 với 65,8 tỷ USD (chiếm 53,8% tổng lượng xuất khẩu của thế giới). Brazil đứng ở vị trí thứ 2 với 2,2 tỷ USD (chiếm 18,1%). Các quốc gia tiếp theo lần lượt là Nam Phi, Canada, Ukraine, Thụy Điển, Ấn Độ, Hà Lan, Nga và Trung Quốc.

Link gốc tại đây.

Theo Stockbiz

Broker listing

Cùng chuyên mục

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

Các quốc gia Liên minh Châu Âu đã phê duyệt một gói trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cuộc chiến chống lại Ukraine, bao gồm giới hạn giá dầu được sửa đổi và các hạn chế ngân hàng mới, sau khi Slovakia dỡ bỏ quyền phủ quyết.
Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp của Trung Quốc đã cáo buộc các cơ quan tình báo nước ngoài đánh cắp các vật liệu đất hiếm được kiểm soát, tái khẳng định ý định ngăn chặn buôn lậu ngay cả khi Bắc Kinh đồng ý xem xét các đơn xin xuất khẩu nguồn tài nguyên công nghiệp quan trọng này sau các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu giữ ổn định vào thứ Sáu sau khi tăng nhẹ nhờ lo ngại về các cuộc tấn công máy bay không người lái làm gián đoạn sản lượng dầu tại vùng Kurdistan, Iraq. Dù nhu cầu mùa hè hỗ trợ thị trường, sự bất ổn về chính sách thuế quan Mỹ và kế hoạch tăng nguồn cung khiến giá dầu chịu áp lực trong tuần này. Chính phủ Iraq cũng thông báo nối lại xuất khẩu dầu từ Kurdistan sau hai năm tạm ngưng.
Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tích cực tăng dự trữ vàng, ngày càng nhiều ngân hàng lựa chọn mua vàng khai thác trong nước nhằm tiết kiệm chi phí, hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa và mở rộng nguồn dự trữ ngoại hối.
Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại cải thiện và rủi ro địa chính trị tại Trung Đông gây gián đoạn nguồn cung. Dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc hỗ trợ nhu cầu nhiên liệu, trong khi tồn kho dầu thô giảm tạo áp lực tăng giá. Tuy nhiên, tồn kho xăng và diesel tăng làm dấy lên lo ngại về sức cầu trong mùa du lịch.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ