Giá vàng hôm nay ngày 08/2: Tiếp tục chịu sức ép, người mua vàng lỗ nặng sau một tuần!

Giá vàng hôm nay ngày 08/2: Tiếp tục chịu sức ép, người mua vàng lỗ nặng sau một tuần!

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

09:34 08/02/2021

Kim loại quý mở cửa phiên giao dịch đầu tuần với tâm trạng không mấy phấn khởi khi giảm giá trở lại. Xu hướng tăng giá của USD và lợi suất TPCP Mỹ tăng lên đang lấn át đi những tác động của gói kích thích tài khóa sắp được thông qua.

Giá vàng trong nước:

Theo Eximbank, tính đến 08:30 sáng ngày 08/2:

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):

  • Mua vào: 5,640,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,675,000 VND/chỉ.

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):

  • Mua vào: 5,626,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,675,000 VND/chỉ.

Giá vàng thế giới:

Vàng đã phục hồi lên trở lại mức $1,800/oz vào phiên giao dịch cuối tuần trước khi Thượng viện hôm thứ sáu tuần trước đã thông qua dự luật cho phép tổng thống J.Biden thông qua gói kích thích tài khóa mà không cần sự ủng hộ của các đảng viên Cộng hòa. Tâm lý risk-on qua đó được củng cố, đẩy USD đi xuống và giúp vàng tăng 30 pips từ mức đáy tại $1,876/oz. Tuy nhiên, tài sản tại Mỹ đang rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và có thể thu hút thêm dòng tiền chảy vào nước này khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên tới 1.18% cùng với thị trường chứng khoán liên tục tăng điểm. Theo báo cáo COT của CFTC trong tuần từ 27/01 tới 02/02/2021, số vị thế net short USD đã giảm mạnh và nếu tình trạng short covering tiếp tục diễn ra trong tuần này, giá vàng sẽ thực sự gặp khó khăn. Xu hướng ngắn hạn của vàng vẫn là giảm và chỉ khi lạm phát bắt đầu cho thấy dấu hiệu trở lại thì kim loại quý mới có thể bứt phá.

Tính đến 08:30 sáng ngày 08/2, giá vàng thế giới giao ngay đang được giao dịch quanh mốc $1,815/oz.

Giá xăng dầu trong nước:

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15:00 ngày 26/01/2021

Ngày 11/1, giá xăng trong nước được Petrolimex niêm yết dao động ở mức từ 12,620 - 18,220 VND/lít tại vùng 1, từ 12,870 - 18,580 VND/lít tại vùng 2. Bên cạnh giá xăng, giá dầu hỏa vùng 1 là 11,900 VND/lít và vùng 2 là 12,130 VND/lít

Giá dầu thế giới:

Dầu Brent đã kéo dài đà tăng lên gần 60 USD/thùng trong phiên giao dịch đầu tuần khi nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt và triển vọng nhu cầu được cải thiện với việc tung ra vắc-xin Covid-19. Số lượng tàu thuyền đi đến Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng vào thứ Sáu tuần trước, báo hiệu nhu cầu mạnh mẽ từ nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới. Cả hợp đồng tương lai WTI và Brent gần đây đều rơi vào trạng thái backwardation, cho thấy lượng dự trữ dầu thô đang thu hẹp. Tuy nhiên, các yếu tố kỹ thuật cho thấy dầu thô đang ở vùng quá mua và có thể sớm đảo chiều.

  • Tính đến 08:30 sáng ngày 08/2, giá dầu thô WTI Futures giao tháng gần nhất giao dịch tại $59.92/thùng, tăng 0.6%.
  • Trong khi đó, giá dầu Brent Futures giao tháng gần tăng 0.86% lên mức $57.44/thùng.

Chứng khoán trong nước và quốc tế:

Sắc xanh được duy trì trong suốt phiên giao dịch thứ sáu tuần trước tuy nhiên khối lượng giao dịch đã suy giảm. Dòng tiền tiếp tục chảy vào những cổ phiếu vốn hóa lớn có chất lượng cao khi có tới 28 mã trong VN30 tăng điểm, dẫn đầu bởi VIC và nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng. Việt Nam hôm nay vừa ghi nhận thêm 4 ca nhiễm Covid-19 mới là nhân viên sân bay tại Tân Sơn Nhất và thêm 2 ca nghi nhiễm tại Hà Nội. Thông tin này có thể sẽ không có nhiều tác động đến thị trường khi về cơ bản chính phủ vẫn đang kiểm soát tốt đại dịch.  

VN Index: 1,126.91 (tăng 1.32%)

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tiếp tục đà tăng sau khi leo lên mức cao nhất mọi thời đại vào tuần trước, khi các nhà đầu tư theo dõi các bình luận từ Janet Yellen về việc thúc đẩy dự luật kích thích tài khóa cũng như sự cải thiện trong vấn đề Covid-19. Chứng khoán châu Á cũng đồng loạt tăng khi quá trình triển khai vắc-xin đang giúp các nhà đầu tư tự tin hơn về sự phục hồi của nền kinh tế. Mặc dù dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ yếu hơn dự báo hôm thứ Sáu đã cho thấy sự mong manh của sự phục hồi khi đại dịch kéo dài, nó cũng gia tăng khả năng sớm tung ra gói kích thích tài khóa. 

Dow Jones: 31,148.25  (tăng 0.3%)

S&P 500: 3,886.84 (tăng 0.39%)

Nasdaq: 13,856.3 (tăng 0.57%)

DAX: 14,056.720 (giảm 0.03%)

Stoxx 50: 3,655.8 (tăng 0.37%)

NIKKEI 225: 29,267.64 (tăng 1.7%)

Ngoại tệ (tham khảo tỷ giá VCB cập nhật lúc 08:30 sáng ngày 08/2):

USD suy yếu với tất cả các đồng tiền trong ngày thứ sáu tuần trước khi dự luật cho phép J.Biden thông qua gói kích thích tài khóa mà không cần sự ủng hộ của các đảng viên Cộng hòa đã được Thượng viện bỏ phiếu thuận. EUR/USD đã tăng trở lại lên mức 1.2030 từ mức đáy tại 1.195, tuy nhiên đồng tiền chung vẫn đang chịu nhiều áp lực khi bà Largarde thúc giục các chính phủ sớm thông qua chương trình chi tiêu để giúp nền kinh tế EU chống chọi với đại dịch và sự thiếu hụt vắc-xin của khu vực này. AUD và NZD như thường lệ vẫn là những đồng tiền biến động mạnh nhất, tăng lần lượt lên 0.7672 và 0.72 khi tâm lý risk-on lan tỏa khắp thị trường. Mặc dù đồng USD suy yếu trên diện rộng vào phiên giao dịch cuối tuần trước, đà tăng của JPY vẫn rất khiêm tốn và cặp tiền đang trở lại xu hướng tăng trong sáng nay khi chênh lợi suất TPCP giữa 2 nước ngày một nới rộng. Nhiều nhà phân tích dự báo USD/JPY thậm chí có thể tăng lên mức 1.10 nhờ sự phục hồi kinh tế và đồng tiền trú ẩn như JPY sẽ mất đi sự hấp dẫn.

USD/VND: 22,910.00 - 23,090.00 (giảm 20 đồng)

EUR/VND: 27,117.35 - 28,248.73 (tăng 140 đồng)

GBP/VND: 31,091.79 - 32,066.62 (tăng 73 đồng)

JPY/VND:  213.64 - 222.56 (giảm 0.2 đồng)

CHF/VND: 25,166.94 - 25,956.01 (tăng 86 đồng)

AUD/VND: 17,373.36 - 17,918.07 (tăng 153 đồng)

CAD/VND: 17,744.02 - 18,300.36 (tăng 64 đồng)

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng ổn định trong bối cảnh kỳ vọng lãi suất giảm và lo ngại thuế quan leo thang

Giá vàng ổn định trong bối cảnh kỳ vọng lãi suất giảm và lo ngại thuế quan leo thang

Giá vàng gần như không đổi trong phiên đầu tuần khi giới đầu tư theo dõi sát tiến triển đàm phán thương mại Mỹ-Trung trước hạn chót ngày 1/8 và chuẩn bị cho cuộc họp chính sách của Fed. Đồng USD trầm lắng và kỳ vọng cắt giảm lãi suất hỗ trợ đà giữ giá của vàng, trong khi bất ổn chính trị tại Nhật và diễn biến địa chính trị toàn cầu tiếp tục được giới đầu tư theo dõi chặt chẽ.
Trung Quốc đột ngột tăng mạnh xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ sau thỏa thuận thương mại

Trung Quốc đột ngột tăng mạnh xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ sau thỏa thuận thương mại

Sau nhiều tháng gián đoạn do căng thẳng thương mại, xuất khẩu nam châm đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ đã bật tăng mạnh trong tháng 6, tăng hơn 660% so với tháng 5. Động thái này diễn ra sau khi hai nước đạt được thỏa thuận tháo gỡ các rào cản liên quan đến giấy phép xuất khẩu. Sự phục hồi mạnh mẽ này góp phần xoa dịu chuỗi cung ứng toàn cầu trong các lĩnh vực chiến lược như xe điện và tua-bin gió. Tuy nhiên, tính chung nửa đầu năm, lượng xuất khẩu vẫn giảm gần 19% so với cùng kỳ 2024, cho thấy những ảnh hưởng kéo dài từ căng thẳng địa chính trị.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, theo dõi triển vọng phục hồi và áp lực giảm phát

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, theo dõi triển vọng phục hồi và áp lực giảm phát

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản đúng như dự báo, trong bối cảnh tăng trưởng quý II nhỉnh hơn kỳ vọng nhưng nhu cầu trong nước vẫn yếu. Giới phân tích cho rằng các áp lực giảm phát và bất ổn toàn cầu có thể thúc đẩy các biện pháp nới lỏng bổ sung vào cuối năm. Thị trường đang chờ đợi cuộc họp Bộ Chính trị sắp tới để rõ hơn định hướng chính sách trong nửa cuối năm 2025.
Niềm tin người tiêu dùng Anh giảm mạnh do lo ngại về thị trường lao động và chi phí sinh hoạt

Niềm tin người tiêu dùng Anh giảm mạnh do lo ngại về thị trường lao động và chi phí sinh hoạt

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng do Deloitte công bố đã giảm 2.6 điểm phần trăm trong quý II, xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2024. Kết quả phản ánh tâm lý thận trọng gia tăng trước những bất ổn về an ninh việc làm, lạm phát kéo dài và áp lực chi phí sinh hoạt. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.7% và tốc độ tăng lương đạt mức cao nhất kể từ tháng 1, cho thấy bức tranh kinh tế vẫn còn nhiều biến động.
Cơ quan quản lý thị trường Pháp yêu cầu Vivendi rút lui ưu đãi

Cơ quan quản lý thị trường Pháp yêu cầu Vivendi rút lui ưu đãi

Cơ quan quản lý thị trường Pháp đã phán quyết rằng Bolloré SE và Vincent Bolloré phải đưa ra một lời đề nghị rút lui công khai đối với Vivendi SE trong vòng sáu tháng tới, đây là một đòn giáng đối với tỷ phú truyền thông kiểm soát công ty này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ