Giá vàng vẫn lao dốc bất chấp đồng USD suy yếu trước thềm công bố chính sách Fed

Giá vàng vẫn lao dốc bất chấp đồng USD suy yếu trước thềm công bố chính sách Fed

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

14:16 07/11/2024

Kim loại quý chịu áp lực khi dòng tiền tìm đến tài sản an toàn giảm do tâm lý thị trường lạc quan. XAU/USD đối mặt với thách thức khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ leo lên gần mức cao nhất kể từ tháng 7.

Giá vàng (XAU/USD) tiếp tục sụt giảm phiên thứ hai liên tiếp vào thứ Năm. Kim loại quý chịu áp lực do đồng USD mạnh lên sau chiến thắng của cựu Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử Mỹ.

Giá vàng suy yếu khi dòng tiền tìm đến tài sản an toàn giảm giữa bối cảnh thị trường lạc quan và "Trump trade".

Thị trường sẽ đổ dồn sự chú ý vào quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Các nhà đầu tư kỳ vọng một đợt cắt giảm lãi suất khiêm tốn 25 điểm cơ bản trong tuần này. Điều này có thể hỗ trợ vàng vì lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản phi lợi suất.

Công cụ CME FedWatch cho thấy các nhà giao dịch định giá xác suất 98.1% Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0.25% trong tháng 11.

Tổng quan thị trường

  • Vàng chịu áp lực giảm khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 7 vào thứ Tư. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm tăng lên lần lượt 4.31% và 4.47%.
  • Giá vàng có thể nhận được hỗ trợ vì Donald Trump có thể thúc đẩy lạm phát cao hơn, do cam kết tăng đáng kể thuế thương mại của ông. Điều này có thể khiến nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn để phòng ngừa rủi ro lạm phát dài hạn.
  • Chính sách kinh tế của Trump bao gồm áp thuế, tăng thâm hụt tài khóa và giảm thuế. Những đề xuất này mâu thuẫn với nỗ lực kiểm soát lạm phát của Fed, có thể khiến ngân hàng trung ương Mỹ phải áp dụng cách tiếp cận từ từ hơn trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
  • Đà giảm của XAU/USD - tài sản trú ẩn an toàn - có thể được hạn chế bởi lo ngại về kế hoạch trả đũa của Iran đối với cuộc tấn công của Israel vào lãnh thổ nước này vào ngày 26/10.
  • Vào thứ Ba, Chỉ số Quản lý Thu mua Dịch vụ ISM của Mỹ tăng từ mức 54.9 trong tháng 9 lên 56.0 trong tháng 10, vượt dự báo 53.8. Ngược lại, PMI Dịch vụ của S&P Global đạt 55.0 trong tháng 10, thấp hơn một chút so với số liệu trước đó và kỳ vọng 55.3.

Phân tích kỹ thuật

Biểu đồ XAU/USD khung thời gian ngày

Giá vàng giao dịch quanh 2,650 USD/ounce vào thứ Năm, phân tích kỹ thuật cho thấy khả năng xu hướng giảm tiếp tục mở rộng hơn nữa. Trên biểu đồ ngày, giá vàng vẫn dao động dưới cả đường EMA 9 ngày và 14 ngày. Hơn nữa, chỉ báo RSI 14 ngày dưới 50, củng cố triển vọng giảm cho kim loại quý này.

Nếu phe bán chiếm ưu thế, XAU/USD có thể thoái lui về kiểm định mức thấp 3 tuần quanh 2,603 USD. Break-down khỏi vùng này, giá vàng có thể lao dốc mạnh về quanh mốc tâm lý 2,500 USD.

Ngược lại, kháng cự gần nhất cho vàng nằm tại mốc tâm lý 2,700 USD, tiếp theo là EMA 9 ngày ở mức 2,711 USD, sau đó XAU/USD có thể hướng tới mức cao kỷ lục 2,790 USD được ghi nhận vào ngày 31/10.

FX Street

Broker listing

Cùng chuyên mục

Triển vọng USD/JPY, USD/CHF: Mô hình đảo chiều và lợi suất tăng củng cố tiềm năng tăng giá

Triển vọng USD/JPY, USD/CHF: Mô hình đảo chiều và lợi suất tăng củng cố tiềm năng tăng giá

Đồng USD đã tăng giá so với JPY và CHF trong bối cảnh kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất ngày càng suy yếu. Các mô hình kỹ thuật theo chiều hướng tăng đang hình thành, đặt câu hỏi liệu đà tăng này có thể kéo dài đến hết tuần giao dịch hay không? Lợi suất Mỹ tăng vọt sau dữ liệu mạnh mẽ và kỳ vọng cắt giảm lãi suất năm 2025 giảm dần. USD/JPY và USD/CHF phục hồi, hình thành các mô hình đảo chiều tăng giá. Tương quan với lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ đã tăng mạnh gần đây. CPI Tokyo sắp được công bố mang lại rủi ro sự kiện ngắn hạn.
Kỳ vọng cắt giảm lãi suất ECB suy yếu hỗ trợ đồng Euro; Trump dịu giọng với Powell
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Kỳ vọng cắt giảm lãi suất ECB suy yếu hỗ trợ đồng Euro; Trump dịu giọng với Powell

EUR tăng mạnh so với GBP và CHF khi kỳ vọng về một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9 từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu phai nhạt. Một số chuyên gia phân tích hiện cho rằng tháng 10 mới là thời điểm hợp lý hơn, sau khi Chủ tịch ECB Christine Lagarde giữ lập trường lạc quan trong cuộc họp báo sau quyết định lãi suất hôm qua. Bà nhấn mạnh rằng các dự báo cơ sở từ tháng 6 vẫn có giá trị, ngay cả khi Mỹ đe dọa áp thuế. Việc chỉ số PMI dịch vụ tháng 7 cải thiện gần đây cũng góp phần giảm bớt áp lực cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn.
Doanh số bán lẻ tại Anh tăng 0.9% trong tháng 6, không đạt kỳ vọng; GBP/USD rút lui từ mốc $1.35

Doanh số bán lẻ tại Anh tăng 0.9% trong tháng 6, không đạt kỳ vọng; GBP/USD rút lui từ mốc $1.35

Doanh số bán lẻ của Anh tăng 0.9% so với tháng trước trong tháng 6, làm giảm bớt lo ngại về suy thoái kinh tế và làm giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất của BoE. Thời tiết ấm hơn đã thúc đẩy doanh số bán thực phẩm và nhiên liệu tăng cao, với giá nhiên liệu tăng 2.8%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 5 năm 2024. Tỷ giá GBP/USD giảm do dữ liệu yếu hơn dự kiến.
Tình hình thuế quan đã ổn định, vậy tại sao USD vẫn chưa tăng mạnh?

Tình hình thuế quan đã ổn định, vậy tại sao USD vẫn chưa tăng mạnh?

USD đang trong xu hướng tăng và sự điều chỉnh gần đây là hợp lý trong một mô hình tích lũy. Mô hình thuế quan, thời điểm linh hoạt và phản ứng của thị trường – tiếp tục hoạt động. Thị trường đã chuyển sang định giá thuế quan là yếu tố tích cực cho USD. Vàng đã phá vỡ hỗ trợ quan trọng, và khả năng giảm sâu hơn đang tăng. Các cổ phiếu khai thác cũng có thể chứng kiến áp lực bán mạnh.
Tâm điểm dồn về ECB và chuyến thăm Fed của ông Trump khi thị trường lạc quan trước tiến triển thương mại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tâm điểm dồn về ECB và chuyến thăm Fed của ông Trump khi thị trường lạc quan trước tiến triển thương mại

Cả S&P 500 và NASDAQ đều thiết lập mức đỉnh lịch sử mới trong phiên giao dịch qua đêm. Chỉ số DOW cũng tăng hơn 500 điểm, được thúc đẩy bởi sự lạc quan xoay quanh thỏa thuận thương mại Mỹ–Nhật. Tại châu Á, chỉ số Nikkei của Nhật tiếp tục tăng mạnh, với đà hiện tại cho thấy khả năng lập đỉnh mới trong tầm tay.
Thị trường ăn mừng thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật, và "ngó lơ" bất ổn chính trị Nhật Bản
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường ăn mừng thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật, và "ngó lơ" bất ổn chính trị Nhật Bản

Đồng Yên suy yếu trên diện rộng tại thị trường châu Á khi tâm lý chấp nhận rủi ro tăng mạnh, nhờ thông tin về thỏa thuận thương mại được chờ đợi từ lâu giữa Nhật Bản và Mỹ. Theo thỏa thuận, mức thuế quan với hàng hóa Nhật Bản sẽ được ấn định ở mức 15%, giảm so với mức 25% từng bị đe dọa trước đó.
RBA báo hiệu tiếp tục hạ lãi suất, khu vực châu Á "méo mặt" với thuế quan
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

RBA báo hiệu tiếp tục hạ lãi suất, khu vực châu Á "méo mặt" với thuế quan

AUD/USD suy yếu trong phiên giao dịch châu Á ngày thứ Ba sau khi biên bản cuộc họp tháng 7 của RBA xác nhận quan điểm ôn hòa, bất chấp quyết định giữ nguyên lãi suất gây bất ngờ. Hội đồng điều hành vẫn có xu hướng nới lỏng thêm, với trọng tâm tranh luận xoay quanh thời điểm thay vì hướng đi chính sách.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ