Giới đầu tư phải vật lộn giải bài toán mang tên Công cụ chống phân mảnh trái phiếu của ECB

Giới đầu tư phải vật lộn giải bài toán mang tên Công cụ chống phân mảnh trái phiếu của ECB

Đoàn Thu Hà

Đoàn Thu Hà

Junior Analyst

17:22 22/07/2022

Trong một thế giới tràn ngập những từ viết tắt vô nghĩa, Ngân hàng Trung ương châu Âu cảm thấy cần cung cấp thêm công cụ khác: công cụ bảo vệ dịch chuyển chính sách (Transmission Protection Instrument - TPI).

Để lý giải vì sao, bạn chỉ cần xem xét các điều kiện để ECB triển khai công cụ này:

  • Tuân thủ khuôn khổ tài chính của EU
  • Không có sự mất cân đối kinh tế vĩ mô nghiêm trọng
  • Chính sách tài khoá bền vững
  • Chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý và ổn định.

Và để ECB hành động giải cứu sẽ cần liên quan đến "phán quyết rằng việc kích hoạt các giao dịch mua theo TPI tương xứng với việc đạt được mục tiêu chính của ECB."

Giờ đây, bạn không cần phải là chuyên gia kinh tế học để nhìn nhận thấy rằng hai quan chức Ngân hàng Trung ương có thể có những cách hiểu khác nhau về biểu hiện của sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô nghiêm trọng. Ví dụ, nếu Hy Lạp phải chứng kiến hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ - khi thâm hụt ngân sách của họ vượt quá hai con số; tỷ lệ phần trăm GDP và chênh lệch trái phiếu của họ bị thổi bay thì liệu ECB có bỏ qua vấn đề thể hiện sự mất cân đối kinh tế vĩ mô này không? Nếu xếp hạng tín dụng của một quốc gia thấp hơn mức đầu tư của các tổ chức xếp hạng lớn, liệu các chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia đó có đủ tốt để được coi là lành mạnh và bền vững? Và nếu cuộc khủng hoảng chính trị tại Ý khiến chi phí đi vay của quốc gia này tăng vọt thì ECB sẽ đưa ra phán quyết nào? Liệu họ có bỏ qua vì nó chỉ là vấn đề đại diện cho một quốc gia?

Rõ ràng, trong khi ECB dường như đã đặt bốn mục tiêu làm tiêu chí, khi nói đến việc giải thích vị trí của các mục tiêu đó, bạn có thể đặt nhiều sân bóng giữa chúng nhất có thể như cách bạn đặt chúng giữa Palermo và Milan. Đó chính là sức mạnh của "sự phán xét". Trên thực tế, một luồng biến động dữ dội ở bất kỳ nền kinh tế nào đều thuộc quyền tài phán của ECB. Giống như chúng ta đã thấy trong hai tuần đầu tiên của tháng 6, khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý tăng khoảng 100 bps.

Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde trong cuộc họp báo hôm thứ Năm đã thừa nhận rằng phần lớn sự không rõ ràng là có chủ ý. Cụm từ thịnh hành hiện nay là "sự mơ hồ mang tính xây dựng". Trader đang mong đợi thông tin rõ ràng hơn về công cụ TPI này.

Ven Ram  Cross-Assets Strategist, London

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chuỗi cung ứng châu Á bị Mỹ siết chặt vì lo ngại Trung Quốc

Chuỗi cung ứng châu Á bị Mỹ siết chặt vì lo ngại Trung Quốc

Mỹ ngày càng lo ngại việc hàng hóa Trung Quốc “đội lốt” các nước Đông Nam Á như Việt Nam hay Indonesia để né thuế cao. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy phần lớn sản xuất ở khu vực này là thật sự, không phải chỉ là trung chuyển. Trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường, các quốc gia như Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị cuốn vào cuộc chơi lớn, dù không phải là nhân vật chính.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Mỹ và động thái từ các ngân hàng trung ương

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Mỹ và động thái từ các ngân hàng trung ương

Lạm phát toàn phần của Nhật Bản đã giảm xuống còn 3.3% trong tháng 6, trong khi lạm phát lõi tăng lên 3.4%, làm dấy lên đồn đoán về chính sách của BoJ. Tỷ giá AUD/USD giảm 0.60% vào ngày 17 tháng 7 khi các dự đoán về việc cắt giảm lãi suất của Úc tăng lên sau khi tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên 4.3% trong tháng 6. Khảo sát tâm lý người người tiêu dùng của đại học Michigan được dự kiến sẽ cải thiện; mức tăng cao hơn có thể làm giảm các dự đoán về lãi suất của Fed và tác động đến cặp tỷ giá USD/JPY và AUD/USD.
Giá cả tăng, lương giảm: Người Nhật sẽ quay lưng với chính trị truyền thống?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá cả tăng, lương giảm: Người Nhật sẽ quay lưng với chính trị truyền thống?

Đồng yên mất giá đang không chỉ khiến đời sống người dân Nhật Bản thêm khó khăn mà còn làm thay đổi cả bức tranh chính trị của đất nước này. Khi lạm phát tăng, thu nhập giảm và du khách nước ngoài đổ xô tới tiêu xài, nhiều cử tri Nhật cảm thấy bị bỏ lại phía sau. Trong bối cảnh đó, những đảng phái cực hữu như Sanseito bắt đầu thu hút sự chú ý, với thông điệp bài ngoại, chống toàn cầu hóa và hứa hẹn "đưa người Nhật lên trước tiên".
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại và lạm phát Mỹ tác động mạnh mẽ lên thị trường

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại và lạm phát Mỹ tác động mạnh mẽ lên thị trường

Cặp USD/JPY chịu ảnh hưởng từ chỉ số Reuters Tankan tăng mạnh, củng cố kỳ vọng về việc Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm 2025. Trong khi đó, triển vọng của AUD/USD phụ thuộc vào hoạt động xây dựng tại Úc và các chính sách kích thích kinh tế của Trung Quốc. Chỉ số Giá Sản xuất (PPI) của Mỹ, dự kiến tăng 2.5% so với cùng kỳ, sẽ là yếu tố then chốt định hình kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), từ đó ảnh hưởng đến xu hướng của cả hai cặp tiền này.
Thủ tướng Úc cần giữ quan điểm trung lập trong chuyến thăm Trung Quốc

Thủ tướng Úc cần giữ quan điểm trung lập trong chuyến thăm Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Úc Anthony Albanese tìm cách thúc đẩy thương mại và du lịch, nhưng căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh — đặc biệt xoay quanh vấn đề Đài Loan — đang đặt Canberra vào thế khó. Úc không muốn hy sinh cơ hội kinh tế với Trung Quốc, cũng như không thể buông lơi mối quan hệ an ninh lâu đời với Mỹ. Trong bối cảnh đó, Albanese chọn cách giữ lập trường trung lập và tập trung vào lợi ích chung với cả hai bên.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Thuế quan, BoJ và dữ liệu kinh tế Trung Quốc là tâm điểm tuần này

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Thuế quan, BoJ và dữ liệu kinh tế Trung Quốc là tâm điểm tuần này

Thuế quan 25% của Trump sẽ khiến đàm phán thương mại Mỹ–Nhật thêm căng, làm giảm triển vọng nâng lãi suất của BoJ trong năm 2025. Dữ liệu thương mại mạnh từ Trung Quốc có thể thúc đẩy AUD/USD, ngược lại nếu yếu thì kích hoạt kỳ vọng RBA giảm lãi suất. Phát biểu của các quan chức Fed hôm nay có thể định hình kỳ vọng lãi suất, tác động tới xu hướng USD/JPY và AUD/USD.
Fed có thể giữ được tính độc lập dưới thời Trump không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed có thể giữ được tính độc lập dưới thời Trump không?

Trong bối cảnh Donald Trump nhiều khả năng tái đắc cử tổng thống Mỹ, câu hỏi về khả năng duy trì tính độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng trở nên cấp bách. Những chỉ trích gay gắt, các đòn tấn công cá nhân nhắm vào Chủ tịch Fed Jay Powell cùng với ý định thay thế ông bằng một “chủ tịch bóng” đang làm dấy lên lo ngại về việc chính sách tiền tệ có thể bị chính trị hóa. Trong khi Powell vẫn giữ vững lập trường và sự ủng hộ từ giới chuyên gia, áp lực từ Nhà Trắng và tâm lý bài giới tinh hoa đang đặt ra thách thức chưa từng có cho sự độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ