Hoạt động kinh doanh eurozone đình trệ do thương mại bất ổn tác động đến ngành dịch vụ

Hoạt động kinh doanh eurozone đình trệ do thương mại bất ổn tác động đến ngành dịch vụ

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

16:08 23/04/2025

Hoạt động kinh tế khu vực tư nhân eurozone hầu như không tăng trưởng trong tháng 4, khi lo ngại về thuế quan kéo niềm tin ngành dịch vụ xuống mức thấp nhất gần 5 năm. Cả Đức và Pháp đều ghi nhận dữ liệu PMI yếu hơn kỳ vọng, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy giảm kéo dài. ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng và giữ lạm phát gần mục tiêu.

Hoạt động khu vực tư nhân eurozone gần như đình trệ trong tháng 4 do lo ngại về thuế quan khiến niềm tin trong ngành dịch vụ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 5 năm.

Theo dữ liệu công bố hôm thứ Tư, Chỉ số PMI tổng hợp (Composite PMI) do S&P Global khảo sát đã giảm từ 50.9 trong tháng 3 xuống 50.1 trong tháng 4, vẫn cao hơn mức 50 – ngưỡng phân tách giữa tăng trưởng và suy giảm. Mức sụt giảm này thấp hơn dự báo của các nhà phân tích, vốn kỳ vọng chỉ số sẽ giảm nhẹ xuống 50.2.

Nguyên nhân chính khiến chỉ số PMI đi xuống là do sự yếu kém từ Đức – nền kinh tế lớn nhất khu vực – khi chỉ số PMI chính của nước này bất ngờ rơi xuống dưới ngưỡng 50 lần đầu tiên trong vòng 4 tháng. Pháp cũng không đạt kỳ vọng và tiếp tục duy trì dưới ngưỡng này. Cả hai nền kinh tế lớn nhất eurozone đều ghi nhận sự suy yếu bất ngờ trong lĩnh vực dịch vụ.

“Điều này đã kéo toàn bộ nền kinh tế vào trạng thái trì trệ,” nhà kinh tế Cyrus de la Rubia của Ngân hàng Thương mại Hamburg nhận định. “Tốc độ suy giảm đơn hàng mới nhanh hơn cho thấy tình trạng này có thể sẽ còn kéo dài. Dẫu vậy, chi tiêu công gia tăng cho hạ tầng tại Đức và quốc phòng trên toàn châu Âu về lâu dài có thể thúc đẩy cả ngành sản xuất lẫn dịch vụ – dù hiệu ứng sẽ đến muộn.”

Ban đầu, kỳ vọng vào chi tiêu công – đặc biệt tại Đức – từng mang lại hy vọng cho tăng trưởng. Tuy nhiên, mối lo về các chính sách thuế quan cứng rắn từ Tổng thống Donald Trump hiện nay đang phủ bóng lên triển vọng vốn đã không mấy lạc quan của nền kinh tế khu vực trong năm nay.

Theo dự báo mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hôm thứ Ba, tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung euro gồm 20 quốc gia đã bị hạ từ 1% xuống chỉ còn 0.8% trong năm 2025. Đối với Đức, mức điều chỉnh còn sâu hơn khi IMF dự báo nền kinh tế này sẽ không ghi nhận tăng trưởng trong năm thứ ba liên tiếp – điều chưa từng có tiền lệ.

Những lo ngại này cũng được thể hiện trong cuộc họp mới nhất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuần trước. Cơ quan này đã hạ lãi suất lần thứ bảy kể từ tháng 6 năm 2024, mặc dù chỉ vài tuần trước đó, các nhà hoạch định chính sách vẫn còn cân nhắc việc tạm dừng nới lỏng. Giới đầu tư hiện kỳ vọng ECB sẽ tiếp tục cắt giảm thêm hai đến ba lần nữa nhằm hỗ trợ tăng trưởng và giữ lạm phát không giảm xuống dưới mức mục tiêu 2%.

Hiện tại, tốc độ tăng giá tiêu dùng dường như đang dần trở lại ngưỡng 2%. Chủ tịch ECB – bà Christine Lagarde – hôm thứ Ba cho biết, quá trình đưa lạm phát về mức mục tiêu “đang tiến gần đến giai đoạn hoàn tất.”

Theo ông de la Rubia, một số chỉ báo giá cả trong lĩnh vực dịch vụ – khu vực được theo dõi chặt chẽ – đang phần nào ủng hộ cho quan điểm tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.

“Chi phí đầu vào tiếp tục tăng với tốc độ tương đương tháng 3, tuy nhiên giá bán ra đã tăng chậm lại đáng kể,” ông nhận định. “Giá hàng hóa đang có diễn biến trái chiều: Chi phí đầu vào đã đảo chiều xu hướng tăng suốt bốn tháng và hiện đang giảm, trong khi giá đầu ra tăng nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn còn khiêm tốn.”

Chỉ số PMI được thị trường theo dõi sát vì thường được công bố sớm trong tháng và có khả năng phản ánh kịp thời các xu hướng kinh tế. Tuy nhiên, vì đo lường độ rộng thay vì mức độ sâu của biến động sản lượng, các khảo sát này đôi khi khó phản ánh đầy đủ dữ liệu GDP theo quý.

Ở các khu vực khác, chỉ số PMI tổng hợp của Anh và Mỹ cũng được dự báo sẽ giảm nhẹ nhưng vẫn giữ trên mức 50 – cho thấy hai nền kinh tế này tiếp tục duy trì tăng trưởng, dù với tốc độ chậm lại.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ