Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc bất ngờ khởi sắc

Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc bất ngờ khởi sắc

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

09:28 01/11/2024

Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc bất ngờ khởi sắc trong tháng trước bất chấp kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần, cho thấy dấu hiệu tích cực sau khi Bắc Kinh đưa ra các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế.

PMI trong lĩnh vực sản xuất của Caixin tăng lên 50.3 trong tháng trước từ 49.3 trong tháng 9, theo thông tin từ Caixin và S&P Global công bố vào thứ Sáu. Con số này cao hơn mức dự báo trung bình là 49.7 từ các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg.

Báo cáo này xuất hiện sau khi các khảo sát chính thức được công bố vào thứ Năm cũng cho thấy hoạt động sản xuất đã chấm dứt chuỗi năm tháng suy giảm, tạo thêm niềm tin rằng gói kích thích tung ra cuối tháng 9 đã giúp cải thiện tâm lý thị trường. Tốc độ tăng trưởng này còn vượt qua dự đoán của tất cả 12 nhà phân tích trong khảo sát của Bloomberg.

Một tín hiệu lạc quan khác là doanh số bán nhà ở tại thị trường bất động sản tại Trung Quốc đã tăng trong tháng 10, lần đầu tiên tăng so với cùng kỳ năm ngoái trong năm 2024.

Cuối tháng 9, Trung Quốc đã mạnh tay cắt giảm lãi suất và đưa ra các biện pháp hỗ trợ thị trường nhà ở. Điều này đã khiến một số nhà kinh tế nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc cho cả năm. Hiện các chuyên gia dự báo Trung Quốc có thể đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay. Theo khảo sát mới nhất của Bloomberg, nền kinh tế Trung Quốc được ước tính sẽ tăng 4.8%.

Kết quả khảo sát của Caixin tiếp tục cho thấy số liệu tích cực hơn so với kết quả khảo sát chính thức trong năm ngoái, nhờ xuất khẩu duy trì ở mức tốt. Hai khảo sát này khác nhau về phạm vi, vị trí và loại hình doanh nghiệp, trong đó khảo sát của Caixin tập trung vào các công ty nhỏ và doanh nghiệp xuất khẩu. Trong 12 tháng qua, các chỉ số theo Caixin chỉ thấp hơn kết quả theo khảo sát chính thức một lần duy nhất.

Dù sản xuất có dấu hiệu phục hồi, các nhà máy Trung Quốc vẫn đối mặt với những bất ổn mới, đặc biệt khi EU đang áp thuế lên xe điện Trung Quốc và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới có thể đưa Donald Trump trở lại, người đã từng đe dọa áp thuế 60% lên hàng hóa Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm nhất trong sáu quý qua tính đến hết tháng 9. Thị trường nhà ở suy yếu kéo dài và tình hình lao động kém sôi động đã ảnh hưởng đến tiêu dùng, trong khi nền kinh tế còn đối mặt với những thách thức dài hạn như căng thẳng thương mại gia tăng, áp lực giảm phát và dân số đang giảm.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc vẫn gặp khó trong việc đàm phán thương mại với Mỹ

Hàn Quốc vẫn gặp khó trong việc đàm phán thương mại với Mỹ

Chưa đầy hai tháng sau khi nhậm chức, lãnh đạo Hàn Quốc Lee Jae Myung đang đối mặt với thử thách ngoại giao và kinh tế sớm, khi các nhà đàm phán hàng đầu của ông gặp khó khăn trong việc đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ trước khi các mức thuế cao hơn có hiệu lực vào tuần tới.
PBoC hành động để ổn định thị trường trái phiếu

PBoC hành động để ổn định thị trường trái phiếu

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bơm một lượng tiền mặt lớn vào hệ thống tài chính vào thứ Sáu, một động thái dường như nhằm ngăn chặn đà bán tháo trái phiếu đang tăng tốc và làm mất ổn định thị trường tài chính.
Thủ tướng Trung Quốc cho rằng sự bùng nổ nhà máy là do làm việc chăm chỉ, không phải trợ cấp

Thủ tướng Trung Quốc cho rằng sự bùng nổ nhà máy là do làm việc chăm chỉ, không phải trợ cấp

Quan chức đứng thứ hai của Trung Quốc, Lý Cường, đã có phản ứng tự hạ thấp khi đối mặt với chỉ trích từ một quan chức cấp cao của Liên minh Châu Âu rằng các khoản trợ cấp của chính phủ Bắc Kinh đã góp phần gây ra mất cân bằng toàn cầu trong sản lượng và nhu cầu sản xuất.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ