JPMorgan: Giá dầu dễ lên 120 - 150 USD/thùng nếu căng thẳng Nga - Ukraine leo thang

JPMorgan: Giá dầu dễ lên 120 - 150 USD/thùng nếu căng thẳng Nga - Ukraine leo thang

15:38 10/02/2022

Giá dầu có thể lên 120 - 150 USD/thùng nếu xuất khẩu dầu thô của Nga bị ảnh hưởng bởi căng thẳng với Ukraine.

Theo dự báo của JPMorgan, giá dầu có thể lên 120 USD/thùng nếu xuất khẩu dầu thô của Nga bị ảnh hưởng bởi căng thẳng với Ukraine. Nói cách khác, nếu xảy ra thì việc Nga - Ukraine đụng độ quân sự sẽ gây hiệu ứng sóng trên diện rộng khiến người tiêu dùng vốn đang mệt mỏi vì lạm phát trên toàn thế giới sẽ càng thêm đau đầu.

“Trong bối cảnh công suất dự phòng ở các khu vực khác đang thấp, bất kỳ sự gián đoạn nào đối với dòng chảy dầu từ Nga đều có thể dễ dàng đẩy giá dầu lên 120 USD/thùng”, Natasha Kaneva, giám đốc chiến lược hàng hoá toàn cầu của JPMorgan, cho hay.

Mức tăng đột biến như vậy từ mức khoảng 91 USD hiện nay sẽ khiến giá xăng tại Mỹ tiếp lục lên cao sau khi chạm đỉnh 7 năm mới vào ngày 9/2.

JPMorgan cảnh báo rằng nếu xuất khẩu dầu của Nga giảm một nửa, giá dầu Brent có thể vọt lên 150 USD/thùng. Mức giá cao nhất mọi thời đại của dầu được thiết lập vào tháng 7/2008, khi giá dầu Brent lên kỷ lục 147,5 USD/thùng.

Căng thẳng Nga – Ukraine đã đẩy giá dầu lên cao trong vài tuần gần đây. Giá dầu Brent lên cao nhất 7 năm ở 94 USD/thùng vào đầu tuần này trước khi giảm dần về mức 91 USD/thùng hiện nay.

Nga là nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Nước này đóng vai trò chủ chốt tại OPEC+, nhóm quốc gia sản xuất dầu lớn đang tìm cách tăng sản lượng trở lại hậu Covid-19.

Vì vậy, cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine sẽ gây ra một số rủi ro cho thị trường dầu mỏ.

Thứ nhất, một cuộc xung đột như vậy có thể gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng năng lượng trong khu vực.

Thứ hai, các cường quốc phương Tây có thể tìm cách trừng phạt Nga bằng cách làm tê liệt hoạt động xuất khẩu năng lượng của nước này dù các quan chức Mỹ từng đánh tín hiệu ưu tiên trừng phạt các lĩnh vực khác của nền kinh tế trước. Và sau đó, để đáp trả, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể vũ khí hoá xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên. Điều này sẽ gây gián đoạn lớn ở châu Âu, nơi mà nhu cầu dầu có thể tăng lên khi khí đốt ngày càng đắt đỏ, khiến các nhà máy sản xuất và nhà máy điện chuyển sang sử dụng dầu.

Giá dầu đã “hạ nhiệt” một chút trong vài ngày gần đây khi thị trường kỳ vọng căng thẳng Nga – Ukraine có thể được xoa dịu cũng như thoả thuận hạt nhân Iran mới có tiến triển.

Trong khi đó, giá xăng, vốn biến động chậm hơn so với dầu, đang dần bắt kịp đà tăng của nhiên liệu hoá thạch này. Theo AAA, giá xăng trung bình ở Mỹ chạm 3,47 USD/gallon vào ngày 9/2, tăng 7 US cent trong một tuần qua.

Bất chấp bế tắc Nga – Ukraine, bộ phận dự báo của Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng giá năng lượng sẽ hạ nhiệt vào cuối năm nay khi nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu.

Ngoài dầu mỏ, Nga cũng là nước sản xuất khí đốt lớn của thế giới và khách hàng lớn nhất của nước này là châu Âu, nền kinh tế đang vật lộn vì chi phí nhiên liệu lên cao.

“Sự gián đoạn nguồn cung khí đốt ở bất kỳ đường ống dẫn nào cũng có thể khiến cán cân khí đốt ở châu Âu rơi vào tình trạng bấp bênh, đặc biệt là khi tồn kho khí đốt ở châu Âu vào đầu 2022 đã ở mức thấp kỷ lục”, JPMorgan cho hay.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng đang tiến gần đột phá khi biên độ giao dịch thu hẹp giữa các ngưỡng quan tọng

Vàng đang tiến gần đột phá khi biên độ giao dịch thu hẹp giữa các ngưỡng quan tọng

Giá vàng đang dao động trong biên độ ngày càng thu hẹp, khi đường hỗ trợ xu hướng và kháng cự ngang dần hội tụ. Với đà tăng có dấu hiệu cải thiện, phe mua có thể nắm ưu thế, nếu họ vượt qua ngưỡng kháng cự then chốt. Đường hỗ trợ xu hướng tăng đã được kiểm tra và giữ vững tới sáu lần. Ngưỡng kháng cự $3,360 tiếp tục là rào cản đáng gờm. Việc vượt qua $3,360 sẽ mở ra cơ hội kiểm định các mốc $3,400 và $,3451.
Giá dầu đi ngang giữa vòng xoáy trừng phạt và lo ngại suy yếu nhu cầu

Giá dầu đi ngang giữa vòng xoáy trừng phạt và lo ngại suy yếu nhu cầu

Giá dầu gần như không đổi trong phiên đầu tuần khi thị trường theo dõi sát sao tác động từ các lệnh trừng phạt mới của EU nhằm vào Nga, đồng thời đánh giá rủi ro suy yếu nhu cầu nhiên liệu do sản lượng tăng từ Trung Đông. Trong khi Mỹ chuẩn bị áp thuế nhập khẩu lên EU vào ngày 1/8, giới đầu tư tỏ ra hoài nghi về khả năng thực thi hiệu quả các lệnh cấm dầu toàn cầu. Nhà đầu tư kỳ vọng diễn biến cung–cầu và dữ liệu tồn kho sắp tới sẽ định hướng giá trong ngắn hạn.
EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

Các quốc gia Liên minh Châu Âu đã phê duyệt một gói trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cuộc chiến chống lại Ukraine, bao gồm giới hạn giá dầu được sửa đổi và các hạn chế ngân hàng mới, sau khi Slovakia dỡ bỏ quyền phủ quyết.
Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp của Trung Quốc đã cáo buộc các cơ quan tình báo nước ngoài đánh cắp các vật liệu đất hiếm được kiểm soát, tái khẳng định ý định ngăn chặn buôn lậu ngay cả khi Bắc Kinh đồng ý xem xét các đơn xin xuất khẩu nguồn tài nguyên công nghiệp quan trọng này sau các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu giữ ổn định vào thứ Sáu sau khi tăng nhẹ nhờ lo ngại về các cuộc tấn công máy bay không người lái làm gián đoạn sản lượng dầu tại vùng Kurdistan, Iraq. Dù nhu cầu mùa hè hỗ trợ thị trường, sự bất ổn về chính sách thuế quan Mỹ và kế hoạch tăng nguồn cung khiến giá dầu chịu áp lực trong tuần này. Chính phủ Iraq cũng thông báo nối lại xuất khẩu dầu từ Kurdistan sau hai năm tạm ngưng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ