Khởi đầu chông chênh của Thủ tướng Friedrich Merz: Phép thử đầu tiên cho khát vọng tái định vị nước Đức

Khởi đầu chông chênh của Thủ tướng Friedrich Merz: Phép thử đầu tiên cho khát vọng tái định vị nước Đức

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

13:36 12/05/2025

Khởi đầu nhiệm kỳ của Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã không suôn sẻ như kỳ vọng. Sau nhiều năm nước Đức rơi vào trạng thái trì trệ chính trị với những bất đồng nội bộ kéo dài, đặc biệt là dưới thời cựu Thủ tướng Olaf Scholz, sự lên nắm quyền của Merz lẽ ra phải là một tín hiệu tái thiết cho nước Đức và thậm chí là cho cả châu Âu – nơi đang khao khát một kiểu lãnh đạo dứt khoát, mang tầm nhìn chiến lược trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.

Thế nhưng, thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên tại Bundestag – dù đã được đảo ngược chỉ vài giờ sau đó – đã để lại một vết gợn lớn cho hình ảnh chính trị của ông Merz, đồng thời đặt ra dấu hỏi lớn về mức độ ổn định và tính bền vững của liên minh cầm quyền mà ông đứng đầu.

Thất bại trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm – dù là do bỏ phiếu kín – là chỉ dấu rõ ràng cho thấy nền móng chính trị mà ông Merz đang dựa vào là rất mong manh. Liên minh cầm quyền hiện tại chỉ nắm giữ 52% số ghế tại Hạ viện, đồng nghĩa với việc bất kỳ sự bất mãn nào từ một nhóm nghị sĩ cũng có thể trở thành rủi ro mang tính hệ thống. Trong bối cảnh ông Merz đang theo đuổi một chương trình nghị sự đầy tham vọng, từ mở rộng chi tiêu công, thúc đẩy công nghiệp quốc phòng cho đến tái cấu trúc chính sách thuế và đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thì bất kỳ sự lung lay nào về mặt ủng hộ chính trị cũng đều có thể đánh sập nền tảng cải cách đó.

Trớ trêu thay, Merz lại là một trong số ít chính trị gia châu Âu hiện nay thể hiện rõ quyết tâm hành động ở quy mô phù hợp với các thách thức thời đại. Là một người theo chủ nghĩa Đại Tây Dương trong một đảng vốn luôn thân Mỹ, ông Merz lại tỏ ra thẳng thắn khi kêu gọi châu Âu giảm phụ thuộc vào Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh – điều mà ít nhà lãnh đạo nào dám công khai thừa nhận. Ông cũng là người đầu tiên trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Đức dám chỉ trích mạnh mẽ sự lệ thuộc ngày càng sâu sắc của doanh nghiệp Đức vào thị trường Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là quyết định “lật kèo” với chính cương tranh cử khi chấp nhận nới lỏng quy định "khoá nợ công" (Schuldenbremse) vốn được ghi vào hiến pháp – một động thái cho thấy ông sẵn sàng đánh đổi vốn chính trị để mở đường cho những quyết sách lớn về tài khóa.

Nhưng chính bước ngoặt này lại làm rạn nứt nội bộ trong chính đảng CDU của ông. Nhiều nghị sĩ bảo thủ cho rằng việc nới lỏng nguyên tắc nợ công là một sự phản bội các giá trị nền tảng của phe trung hữu Đức. Tuy nhiên, trên bình diện chính sách, quyết định của Merz đã giúp mở toang cánh cửa đàm phán với đảng Dân chủ Xã hội (SPD) – đối tác liên minh của ông – và tạo ra một đột phá sớm trong xây dựng chương trình chính phủ mới. Thế nhưng, nội dung cuối cùng của chương trình liên minh lại bị đánh giá là chưa đủ tham vọng, đặc biệt trong việc thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Đức – vốn đang đối mặt với hàng loạt vấn đề mang tính cấu trúc như già hóa dân số, thiếu lao động kỹ năng cao, và phụ thuộc vào xuất khẩu.

Sự cố mất phiếu tín nhiệm ngay trong lần bỏ phiếu đầu tiên tại Quốc hội không chỉ là một đòn giáng nặng nề về mặt thể diện đối với tân Thủ tướng, mà còn là lời cảnh báo sớm về mức độ rủi ro chính trị mà chính phủ liên minh non trẻ của ông sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. Chỉ số tín nhiệm của ông cùng với mức ủng hộ dành cho đảng CDU đã giảm sút kể từ sau cuộc bầu cử, trong khi đảng cực hữu AfD – vốn vừa bị Cơ quan Tình báo Nội địa Đức xếp loại là “cực đoan” trong tháng này – lại tiếp tục gia tăng ảnh hưởng chính trị, nhất là ở các bang miền Đông.

Trong bối cảnh đó, nước Đức và toàn bộ châu Âu đang đặt cược vào khả năng Merz sẽ trở thành một nhân tố tái định hình chính sách công – không chỉ ở Berlin mà cả trong hệ thống thể chế châu Âu. Tín hiệu đầu tiên cần có là việc triển khai thực chất gói chi tiêu mà ông đã chấp thuận qua việc nới luật nợ công. Điều này đồng nghĩa với những quyết định có thể khiến ông mất lòng cả trong nội bộ lẫn ngoài chính trường. Một phần lớn thành công của ông sẽ phụ thuộc vào khả năng điều phối chính trị: làm sao giữ vững sự ủng hộ trong đảng CDU, đồng thời kiểm soát được các xung đột tiềm ẩn với SPD – nơi mà lãnh đạo Lars Klingbeil cũng đang chịu áp lực không nhỏ từ cánh tả trong nội bộ đảng mình.

Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện đối ngoại, ông Merz đang phát đi tín hiệu tích cực. Chỉ trong vài ngày đầu tiên nhậm chức, ông đã có các chuyến công du đến Warsaw, Paris, Brussels (thăm cả EU và NATO) và Kyiv – những điểm đến mang tính biểu tượng cho sự cam kết của Berlin với liên minh phương Tây. Trong tuần này, ông sẽ có màn ra mắt chính thức trên trường quốc tế tại Hội nghị Cộng đồng Chính trị châu Âu gồm 47 quốc gia, diễn ra tại Tirana. Các nhà lãnh đạo châu Âu, đặc biệt là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron – người từng có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với cựu Thủ tướng Scholz – đang chờ đợi xem liệu Merz có thể mang lại một giai đoạn hợp tác mới thực chất và hiệu quả hơn hay không.

Tuy tình hình chính trị trong nước còn bấp bênh, nhưng thị trường tài chính lại đang đặt cược vào tiềm năng thay đổi từ chính quyền Merz. Chỉ số DAX – thước đo giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết hàng đầu tại Đức – đã đạt mức cao kỷ lục trong tuần trước, cho thấy kỳ vọng rõ ràng từ giới đầu tư rằng nước Đức sẽ bước vào một chu kỳ chính sách chủ động, có định hướng tăng trưởng và mang tính chiến lược dài hạn. Nhưng như mọi cuộc đặt cược, rủi ro luôn hiện hữu. Merz không còn nhiều cơ hội để gây thất vọng.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ