Liệu kinh tế Châu Âu có thể duy trì đà hồi sinh?

Liệu kinh tế Châu Âu có thể duy trì đà hồi sinh?

23:04 30/08/2020

Dữ liệu việc làm và doanh số bán lẻ công bố tuần tới của châu Âu sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu thêm về cách khu vực này đang phục hồi sau đại dịch coronavirus.

Số liệu thất nghiệp được đưa ra đầu tiên vào thứ Ba, bao gồm dữ liệu tháng Bảy, trong khi dữ liệu chi tiêu của người tiêu dùng khu vực đồng euro sẽ được công bố vào thứ Năm.

Tỷ lệ thất nghiệp của châu Âu tương đối ổn định so với tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ, vốn tăng mạnh kể từ khi đại dịch xảy ra vào mùa xuân, chủ yếu là do hàng triệu người châu Âu được áp dụng các chương trình “tạm nghỉ” có trợ cấp từ chính phủ.

Tỷ lệ thất nghiệp của liên minh đã tăng từ 7.2% trong tháng 3 lên 7.8% vào tháng 6. Nhìn chung, các nhà kinh tế kỳ vọng các kế hoạch tạm nghỉ có trợ cấp sẽ giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống 7.7% trong tháng Bảy.

Sức mạnh của thị trường lao động là rất quan trọng để hỗ trợ doanh số bán lẻ, vốn đã giảm mạnh khi đại dịch xảy ra nhưng đã phục hồi mạnh mẽ kể từ tháng 5 và trở lại mức trước khủng hoảng vào tháng 6. Các nhà kinh tế nhìn chung kỳ vọng xu hướng tích cực sẽ tiếp tục với mức tăng 5.9% trong doanh số bán lẻ của khu vực đồng euro trong tháng Bảy.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế học tin rằng sự gia tăng gần đây về mức độ nhiễm coronavirus trên khắp châu Âu có thể khiến sự hồi sinh kinh tế bị đình trệ. Vincent Allilaire, một chuyên viên tín dụng cấp cao tại Moody’s cho biết: “Sự thận trọng gia tăng có thể giúp hạn chế sự bùng phát trở lại của các trường hợp nhiễm bệnh, nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng.”

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc: Kích thích hay duy trì hiện trang? Bắc Kinh đứng trước ngã rẽ trong bối cảnh bất ổn thương mại

Trung Quốc: Kích thích hay duy trì hiện trang? Bắc Kinh đứng trước ngã rẽ trong bối cảnh bất ổn thương mại

PBoC giữ nguyên lãi suất cơ bản trong khi tăng trưởng GDP quý II vượt kỳ vọng, phản ánh sự thận trọng trong chính sách. Bắc Kinh cam kết sẽ đưa ra các biện pháp kích thích tiêu dùng nếu đà phục hồi kinh tế suy yếu do bất ổn thương mại. Tăng trưởng xuất khẩu có thể giảm còn 1% vào quý IV do tác động từ thuế quan và hoạt động trung chuyển suy yếu qua ASEAN.
Donald Trump và Tập Cận Bình có thể gặp mặt tại châu Á vào cuối năm, đàm phán đang được xúc tiến

Donald Trump và Tập Cận Bình có thể gặp mặt tại châu Á vào cuối năm, đàm phán đang được xúc tiến

Các trợ lý của Donald Trump và giới chức Trung Quốc đang thảo luận về khả năng tổ chức cuộc gặp giữa Trump và Tập Cận Bình vào cuối năm, bên lề Hội nghị APEC hoặc lễ kỷ niệm Thế chiến II tại Bắc Kinh. Dù kế hoạch chưa hoàn tất, đây là tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng sau thời gian đối đầu thương mại. Mỹ đặt thời hạn 12/8 để đạt thỏa thuận thuế quan với Trung Quốc.
Mỹ nhấn mạnh chất lượng thỏa thuận thương mại trước hạn 1/8, EU và châu Á thận trọng chờ động thái mới

Mỹ nhấn mạnh chất lượng thỏa thuận thương mại trước hạn 1/8, EU và châu Á thận trọng chờ động thái mới

Chính quyền Trump tuyên bố không vội ký kết các thỏa thuận thương mại nếu chưa đạt được lợi ích tối ưu, bất chấp thời hạn ngày 1/8 đang đến gần – thời điểm các đối tác có thể đối mặt với thuế quan cao hơn nếu không đạt được đồng thuận với Mỹ. Trong khi EU chuẩn bị các biện pháp trả đũa và Nhật Bản, Ấn Độ gặp khó trong đàm phán, Washington để ngỏ khả năng đối thoại với Bắc Kinh, mở ra một giai đoạn mới trong cuộc chơi địa chính trị thương mại toàn cầu.
USD ổn định giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và bất ổn chính trị tại Nhật Bản

USD ổn định giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và bất ổn chính trị tại Nhật Bản

Đồng đô la duy trì trong biên độ hẹp khi giới đầu tư theo dõi tiến triển đàm phán thương mại trước hạn chót ngày 1/8, giữa lúc bất ổn chính trị tại Nhật Bản và căng thẳng thương mại Mỹ–EU gây lo ngại. Trong khi đó, đồng yên giữ phần lớn mức tăng sau bầu cử, còn đồng euro và bảng Anh giảm nhẹ khi thị trường chờ quyết định lãi suất từ ECB.
Kiềm chế nguồn thu dầu mỏ của Nga: Trump có lựa chọn hiệu quả hơn thuế quan

Kiềm chế nguồn thu dầu mỏ của Nga: Trump có lựa chọn hiệu quả hơn thuế quan

Donald Trump không cần áp thuế 100% để làm tổn hại nền kinh tế Nga. Một chiến lược khôn ngoan hơn là vận động Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ dừng nhập khẩu dầu từ Moscow, đồng thời phối hợp với các đồng minh vùng Vịnh tăng sản lượng nhằm ổn định giá toàn cầu. Kết hợp với siết chặt giá trần và trừng phạt hạm đội “tàu bóng tối” của Nga, kế hoạch này có thể khiến doanh thu dầu mỏ của Điện Kremlin sụt giảm mạnh mà không làm tổn hại lợi ích kinh tế Mỹ.
Xuất xứ hàng hóa trở thành mặt trận mới trong cuộc chiến thuế quan của Donald  Trump

Xuất xứ hàng hóa trở thành mặt trận mới trong cuộc chiến thuế quan của Donald Trump

Chính sách thuế phân tầng của chính quyền Trump đang biến câu hỏi về nguồn gốc hàng hóa thành tâm điểm mới trong thương mại toàn cầu. Hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp và hành vi chuyển tải khiến việc xác định xuất xứ trở nên rối rắm, đẩy áp lực lên các cơ quan hải quan và quan hệ thương mại quốc tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ