Lo ngại lạm phát đình trệ có thừa không?

Lo ngại lạm phát đình trệ có thừa không?

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

15:16 09/03/2022

Các trader vẫn đang dự đoán áp lực giá cả sẽ đạt đỉnh cao hơn không đáng kể trong những năm tới và giảm dần trong dài hạn, dựa trên kỳ vọng lạm phát 5 và 10 năm. Những người tham gia thị trường cũng đặt câu hỏi liệu mức cao nhất của chỉ số giá tiêu dùng trong khoảng 40 năm sẽ kéo dài bao lâu, đồng thời chỉ ra một số khác biệt chính giữa tình hình hiện tại và cú sốc nguồn cung dầu trong những năm 1970.

Chênh lệch giữ kỳ vọng lạm phát 10 năm và 5 năm đang ở mức thấp nhất trong lịch sử
Chênh lệch giữ kỳ vọng lạm phát 10 năm và 5 năm đang ở mức thấp nhất trong lịch sử

Sarah Shaw, giám đốc đầu tư tại 4D Infrastructure Pty ở Sydney cho biết: “Trong một môi trường lạm phát đình trệ, bạn sẽ thấy lạm phát nhưng tăng trưởng thì không. Chúng tôi cũng đang chứng kiến ​​một lượng lớn nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén, một lượng lớn các chương trình kích thích đang nằm trong các khoản tiền gửi và vẫn chưa chảy sang nền kinh tế”.

Cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 1970 dẫn đến lạm phát đình trệ, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng khó khăn và Cục Dự trữ Liên bang buộc phải tăng lãi suất mạnh mẽ. Ngày nay không có cái nào giống như vậy. Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ chỉ là 3.8%, trong khi tăng trưởng đang phục hồi sau một cuộc suy thoái ngắn. Trong khi Fed đang lên kế hoạch mở đầu cho một loạt các đợt tăng lãi suất vào tuần tới, Chủ tịch Jerome Powell nhấn mạnh rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ hành động một cách cẩn thận.

Kỳ vọng của thị trường đối với lạm phát trong thập kỷ tới là mức cao nhất kể từ năm 2005, nhưng chúng vẫn chỉ dự báo chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 3% trong thập kỷ tới. CPI đạt đỉnh trên 13% trong thời kỳ lạm phát đình trệ, so với mức 7.5% hàng năm vào tháng Giêng.

Chênh lệch của kỳ vọng lạm phát cũng cho thấy rằng lạm phát gia tăng sẽ không phải là lâu dài. Kỳ vọng lạm phát 10 năm đang thấp hơn 60 điểm cơ bản so với kỳ vọng 5 năm, mức chênh lệch lớn nhất được ghi nhận trong dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.

Tất cả những điều này không có nghĩa là các nhà đầu tư nên tự mãn về mối đe dọa mà lạm phát gây ra cho danh mục đầu tư của họ, theo Shaw tại 4D Infrastructure.

Bà nói: “Với việc lạm phát quay trở lại, mọi người nên suy nghĩ lại về cách họ xem xét danh mục đầu tư của mình để phòng tránh một số rủi ro và một số cách tốt nhất để làm điều đó là đầu tư vào cơ sở hạ tầng.”

Emily Barrett, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ