"Mua trước, trả sau"- quả bom nổ chậm cho nền kinh tế Mỹ?

"Mua trước, trả sau"- quả bom nổ chậm cho nền kinh tế Mỹ?

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

10:15 28/12/2023

Dữ liệu gần đây của Fed cho thấy người dân Mỹ đã phải gánh thêm khoản nợ thẻ tín dụng trị giá 48 tỷ USD trong quý trước. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là phần nổi của tảng băng nợ khổng lồ.

Ngày càng nhiều người Mỹ sử dụng cạn kiệt số tiền trong thẻ tín dụng của mình và đang chuyển sang hình thức “mua trước, trả sau”, còn được gọi là chương trình BNPL.

Các nhà phân tích gọi khoản tài trợ này là “nợ ảo” vì không có cách nào để giám sát nó.

Không giống như thẻ tín dụng, các khoản vay BNPL cho phép khách hàng mua ngay lập tức mà không cần đến quy trình phê duyệt và kiểm tra tín dụng nghiêm ngặt. Nhiều chương trình không tính lãi suất và đưa ra các ưu đãi khác để thu hút khách hàng.

Một số chương trình BNPL phổ biến được cung cấp bởi các bên như Afterpay, Klarna, Affirm và thậm chí cả PayPal.

Bruce McClary, người phát ngôn của Quỹ Tư vấn Tín dụng Quốc gia, cho biết sự phổ biến ngày càng tăng của BNPL báo động tình trạng nợ ngắn hạn trên số dư thẻ tín dụng tăng vượt mốc 1 nghìn tỷ USD.

Mặc dù khó có được dữ liệu về các chương trình BNPL nhưng Adobe Analytics đã báo cáo mức độ sử dụng "mua trước, trả sau" tăng mạnh trong sự kiện bán hàng Tuần lễ Điện tử năm nay.

Trên thực tế, BNPL được ước tính đã đóng góp 940 triệu USD vào khoản chi tiêu trực tuyến trong sự kiện này, tăng 42.5% so với năm 2022.

Trong tháng 11, chi tiêu "mua trước, trả sau" đạt con số đáng kinh ngạc là 8.3 tỷ USD - tăng 17% so với năm ngoái.

Trong khi BNPL cho phép người tiêu dùng đẩy lùi thời hạn trả nợ, các chuyên gia cảnh báo rằng những chương trình này gây nguy hiểm lớn cho tài chính cá nhân và là quả bom hẹn giờ đối với nền kinh tế.

“Vùng nguy hiểm không được kiểm soát”

Các nhà kinh tế tại Wells Fargo gọi nợ ảo là một “vùng nguy hiểm không được kiểm soát”. Vì nợ ảo mang lại cho khách hàng “sự an toàn giả tạo". Thực tế là người tiêu dùng phải gánh chịu nhiều rủi ro thanh toán hơn do các khoản nợ nhỏ lẻ có tính chất cộng dồn.

Wells Fargo ước tính các khoản vay "mua trước, trả sau" sẽ đạt khoảng 46 tỷ USD trong năm nay. So với báo cáo năm 2019 của Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng cho thấy năm nhà cung cấp BNPL lớn nhất đã tạo ra khoản vay trị giá khoảng 2 tỷ USD trong năm đó.

Tuy nhiên, Wells Fargo cảnh báo rằng không nên quá tin tưởng vào những dữ liệu này.

Báo cáo cho biết: “Cho đến khi có biện pháp dứt khoát, không thể biết khi nào khoản nợ ảo này có thể tác động tiêu cực tới người tiêu dùng và nền kinh tế nói chung”.

Người phát ngôn của Affirm - nhà cung cấp dịch vụ tài chính BNPL, cho rằng công ty chỉ cấp tín dụng cho những khách hàng “có khả năng và sẵn sàng trả nợ cao hơn tài khoản tín dụng”.

Theo dữ liệu của Fed, tỷ lệ nợ quá hạn đạt mức 2.4% trong quý vừa rồi, thấp hơn mức trung bình quốc gia 3% đối với các khoản vay bằng thẻ tín dụng.

Afterpay, một nhà cung cấp BNPL hàng đầu khác, đã phải vật lộn với tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn trong những năm gần đây. Theo Fitch Ratings, vào năm 2022, hơn 4% số tiền cho vay chưa thanh toán của công ty đã quá hạn từ 60 ngày trở lên.

Cơn nghiện tín dụng của người Mỹ ngày càng tăng

Người dân Mỹ từ lâu đã chuyển sang sử dụng thẻ tín dụng để tài trợ cho những khoản mua sắm lớn, nhưng các nhà kinh tế cho biết các hộ gia đình hiện đang dựa vào khoản tín dụng để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế đang không hoạt động như mong đợi.

Theo Stephane Renevier, nhà phân tích thị trường toàn cầu cấp cao, nếu việc sử dụng thẻ tín dụng tăng lên khi lạm phát cao và nền kinh tế đang chậm lại, điều đó cho thấy rằng “ngày càng nhiều người tiêu dùng buộc phải sử dụng thẻ tín dụng để kiếm sống”.

Bruce McClary cho rằng thay vì thanh toán bằng tiền mặt sẵn có, người tiêu dùng đang chi trả cho những nhu cầu thiết yếu dựa vào hạn mức tín dụng được cấp. Tuy nhiên, hạn mức đó đang dần cạn kiệt.

Nghiên cứu từ Bankrate cho thấy gần 50% người Mỹ mang nợ quay vòng - tăng mạnh so với 39% một năm trước. Trong khi đó, nợ thẻ tín dụng đã tăng gấp ba lần chỉ sau hai năm.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: USD/JPY duy trì trên ngưỡng 145, phụ thuộc vào diễn biến thương mại

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: USD/JPY duy trì trên ngưỡng 145, phụ thuộc vào diễn biến thương mại

Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ–Nhật có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng tăng lãi suất của BoJ, từ đó định hướng tâm lý thị trường đối với USD/JPY trước thời hạn áp thuế ngày 1/8. Bài phát biểu ngày 23/7 của Phó Thống đốc BoJ Uchida có khả năng định hình kỳ vọng về lạm phát, chính sách tiền tệ và tác động từ thương mại. Trong khi đó, AUD/USD theo sát chỉ số dẫn dắt Westpac, với nhu cầu đối với đồng AUD phụ thuộc vào tâm lý thị trường và sức mạnh thị trường lao động.
“Chủ nghĩa dân túy tài khóa” đang đe dọa các ngân hàng trung ương

“Chủ nghĩa dân túy tài khóa” đang đe dọa các ngân hàng trung ương

Trong bối cảnh nợ công gia tăng, lãi suất dài hạn leo thang và các chính trị gia ngày càng gây áp lực, nguy cơ “chủ nghĩa dân túy tài khóa” đang âm thầm quay trở lại và đe dọa trực tiếp đến tính độc lập của các ngân hàng trung ương. Khi chính sách tiền tệ dần bị điều chỉnh để phục vụ nhu cầu ngân sách, ranh giới giữa hỗ trợ nền kinh tế và tài trợ cho chính phủ trở nên mờ nhạt.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật và chính sách tài chính của Trung Quốc là tâm điểm

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật và chính sách tài chính của Trung Quốc là tâm điểm

Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Nhật được nối lại, với hy vọng đạt được thỏa thuận trước ngày 1 tháng 8 khi Nhật Bản tìm cách tránh mức thuế 25% của Mỹ. Một thỏa thuận thương mại dỡ bỏ thuế quan của Mỹ có thể khơi lại kỳ vọng tăng lãi suất của BoJ và thúc đẩy nhu cầu đồng JPY. Tỷ giá AUD/USD hướng đến mốc 0.6550 nếu Bắc Kinh công bố gói kích thích kinh tế mới hoặc nếu PBoC bất ngờ cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản quan trọng.
Chuỗi cung ứng châu Á bị Mỹ siết chặt vì lo ngại Trung Quốc

Chuỗi cung ứng châu Á bị Mỹ siết chặt vì lo ngại Trung Quốc

Mỹ ngày càng lo ngại việc hàng hóa Trung Quốc “đội lốt” các nước Đông Nam Á như Việt Nam hay Indonesia để né thuế cao. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy phần lớn sản xuất ở khu vực này là thật sự, không phải chỉ là trung chuyển. Trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường, các quốc gia như Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị cuốn vào cuộc chơi lớn, dù không phải là nhân vật chính.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Mỹ và động thái từ các ngân hàng trung ương

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Mỹ và động thái từ các ngân hàng trung ương

Lạm phát toàn phần của Nhật Bản đã giảm xuống còn 3.3% trong tháng 6, trong khi lạm phát lõi tăng lên 3.4%, làm dấy lên đồn đoán về chính sách của BoJ. Tỷ giá AUD/USD giảm 0.60% vào ngày 17 tháng 7 khi các dự đoán về việc cắt giảm lãi suất của Úc tăng lên sau khi tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên 4.3% trong tháng 6. Khảo sát tâm lý người người tiêu dùng của đại học Michigan được dự kiến sẽ cải thiện; mức tăng cao hơn có thể làm giảm các dự đoán về lãi suất của Fed và tác động đến cặp tỷ giá USD/JPY và AUD/USD.
Giá cả tăng, lương giảm: Người Nhật sẽ quay lưng với chính trị truyền thống?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá cả tăng, lương giảm: Người Nhật sẽ quay lưng với chính trị truyền thống?

Đồng yên mất giá đang không chỉ khiến đời sống người dân Nhật Bản thêm khó khăn mà còn làm thay đổi cả bức tranh chính trị của đất nước này. Khi lạm phát tăng, thu nhập giảm và du khách nước ngoài đổ xô tới tiêu xài, nhiều cử tri Nhật cảm thấy bị bỏ lại phía sau. Trong bối cảnh đó, những đảng phái cực hữu như Sanseito bắt đầu thu hút sự chú ý, với thông điệp bài ngoại, chống toàn cầu hóa và hứa hẹn "đưa người Nhật lên trước tiên".
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ