Mỹ và Nhật hùn 4,5 tỷ USD đua 6G với Trung Quốc

Mỹ và Nhật hùn 4,5 tỷ USD đua 6G với Trung Quốc

10:07 18/04/2021

Bị đứng ngoài cuộc chơi 5G, Mỹ và Nhật muốn lật lại thế trận bằng cách bắt tay hợp tác để đón đầu công nghệ 6G.

Một kỹ sư đứng dưới ăng-ten 5G của trạm gốc tại trung tâm sản xuất Huawei ở Đông Quan, Trung Quốc.
Một kỹ sư đứng dưới ăng-ten 5G của trạm gốc tại trung tâm sản xuất Huawei ở Đông Quan, Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã nhất trí cùng đầu tư 4,5 tỷ USD để phát triển thế hệ công nghệ di động tiếp theo, được gọi là 6G, hay "trên cả 5G" (beyond 5G).

Hai nước sẽ đổ tiền vào nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và triển khai các mạng an toàn công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến, theo thông tin được công bố sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tại Washington hôm 16/4. "Mỹ đã cam kết 2,5 tỷ USD cho nỗ lực này, và Nhật Bản đã cam kết 2 tỷ USD", bản công bố cho biết.

Hai nhà lãnh đạo kêu gọi về các mạng 5G phải "an toàn và mở", bao gồm cả việc thúc đẩy "Mạng truy cập vô tuyến mở" (Open-RAN). Điều này phảm ánh mong muốn của họ trong việc tạo ra một giải pháp thay thế cho mạng 5G do Trung Quốc dẫn đầu.

Open-RAN là một nền tảng mã nguồn mở, nơi các nhà khai thác mạng có thể kết hợp và tận dụng phần cứng từ các nhà cung cấp khác nhau mà không cần phải sở hữu toàn bộ hệ thống ăng-ten và trạm gốc (base station).

Hiện tại, các công ty Trung Quốc như Huawei Technologies và ZTE nắm giữ khoảng 40% thị phần trạm gốc. Các công ty châu Âu như Eriksson và Nokia, cũng như Samsung Electronics của Hàn Quốc là những đối thủ nặng ký khác. Tất cà cùng nhau chiếm 90% thị phần, Trong khi đó, doanh nghiệp Mỹ và Nhật Bản tụt lại phía sau.

Về bằng sáng chế 5G, Qualcomm của Mỹ sở hữu khoảng 10% - ngang bằng với Huawei - nhưng công ty hàng đầu của Nhật Bản NTT Docomo chỉ có khoảng 6%.

Lãnh đạo Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã trở nên tự tin, sau khi bắt kịp các nước tiên tiến trong cuộc đua phát triển 5G. Bây giờ họ xác định sẽ tái lập thành công đó trong cuộc đua mạng 6G. Kế hoạch 5 năm mới được thông qua tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của Quốc hội Trung Quốc hồi tháng 3 cũng đã đặt mục tiêu về việc phát triển 6G.

Trong khi đó, các quan chức Nhật Bản than thở về khởi đầu chậm của nước này trong cuộc đua 5G. "Ngay cả khi chúng ta có công nghệ tốt hơn, chúng ta cũng không thể chiến thắng trong cuộc đua giành thị phần", một quan chức nói.

Để tránh mắc phải sai lầm tương tự, Tokyo quyết tâm thi đấu trên trường quốc tế ngay từ trận ra quân ở 6G. Với mục tiêu nâng tỷ lệ bằng sáng chế của Nhật Bản lên 10%, một tổ chức liên kết giữa doanh nghiệp, chính phủ và học viện đã được thành lập vào cuối năm ngoái.

Nhật Bản tin rằng việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu sẽ rất quan trọng đối với sự phát triển của mạng truyền thông thế hệ tiếp theo, và do đó nhận thấy cần hợp tác với Mỹ để trong vấn đề này.

Một trong những mục tiêu trong hợp tác Mỹ - Nhật này là truyền thông cho các nước khác để thúc đẩy kết nối an toàn. Việc thêm các đối tác vào sáng kiến do Mỹ -Nhật dẫn đầu sẽ giúp cạnh tranh với Trung Quốc để thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu.

Hai nước cũng ủng hộ việc hợp tác trên các chuỗi cung ứng nhạy cảm, bao gồm cả chất bán dẫn. Tuy nhiên, ở điểm này, các doanh nghiệp Nhật Bản có đánh giá khác nhau. Một lãnh đạo nhà sản xuất chip thì tỏ ra hoan nghênh, nói rằng nếu chính phủ trợ cấp để tăng cường chuỗi cung ứng ở các nước có cùng quan điểm, điều đó có thể làm giảm chi phí thiết lập các cơ sở ở Nhật Bản.

Nhưng lãnh đạo một đơn vị sản xuất thiết bị sản xuất chip khác cho biết, nếu Mỹ mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, sẽ rất khó để họ phát triển hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc, vốn là thị trường lớn của các nhà sản xuất thiết bị Nhật Bản.

Yuichi Koshiba, Giám đốc điều hành Boston Consulting Group ở Tokyo, cho rằng sự can thiệp sâu rộng của chính phủ vào thị trường chip sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành. "Các chính phủ không nên cố gắng kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu để phù hợp với lợi ích của quốc gia mình", ông nói.

Link gốc tại đây.

VnExpress tổng hợp theo Nikkei

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với than chì anode Trung Quốc nhằm siết chặt chuỗi cung ứng pin EV

Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với than chì anode Trung Quốc nhằm siết chặt chuỗi cung ứng pin EV

Bộ Thương mại Mỹ vừa áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 93.5% lên than chì anode nhập khẩu từ Trung Quốc, cáo buộc các nhà sản xuất Trung Quốc bán phá giá vật liệu pin quan trọng này. Biện pháp này ảnh hưởng đến hơn 347 triệu USD hàng nhập khẩu năm 2023 và nằm trong loạt động thái bảo vệ chuỗi cung ứng nội địa của Mỹ. Mức thuế cuối cùng sẽ được công bố vào tháng 12/2025, song song với thuế chống trợ cấp lên đến hơn 700% với một số công ty Trung Quốc.
Bitget Tích Hợp xStocks Và Khởi Động Onchain Challenge Phase 9: Mở Ra Kỷ Nguyên Giao Dịch Cổ Phiếu Mã Hóa Trên Blockchain

Bitget Tích Hợp xStocks Và Khởi Động Onchain Challenge Phase 9: Mở Ra Kỷ Nguyên Giao Dịch Cổ Phiếu Mã Hóa Trên Blockchain

Bitget chính thức tích hợp xStocks và khởi động Onchain Challenge Phase 9, đánh dấu bước tiến lớn đưa cổ phiếu mã hóa lên blockchain. Người dùng giờ đây có thể giao dịch các cổ phiếu hàng đầu như Tesla, Apple hay SP500 trực tiếp trên nền tảng Web3 – không cần trung gian, không giới hạn thời gian. Đây là dấu mốc cho thấy Bitget đang biến tầm nhìn "Crypto for Everyone" thành hiện thực.
Altcoin Whales Giao Dịch Hiệu Quả Hơn Trên Bitget So Với Binance – Theo Nghiên Cứu Từ CoinGecko

Altcoin Whales Giao Dịch Hiệu Quả Hơn Trên Bitget So Với Binance – Theo Nghiên Cứu Từ CoinGecko

Altcoin whales – những nhà đầu tư giao dịch khối lượng lớn – đang có xu hướng nghiêng về Bitget thay vì Binance khi thực hiện các lệnh lớn với Solana (SOL), Dogecoin (DOGE) và XRP. Theo một nghiên cứu mới công bố của CoinGecko, Bitget hiện là nền tảng có thanh khoản altcoin cao nhất thị trường, vượt qua cả Binance ở các mức độ sâu thị trường từ 0.3%–0.5%.
Bitget ra mắt GetAgent – Trợ lý giao dịch AI cá nhân hóa, mở ra kỷ nguyên đầu tư tiền mã hoá dễ như trò chuyện

Bitget ra mắt GetAgent – Trợ lý giao dịch AI cá nhân hóa, mở ra kỷ nguyên đầu tư tiền mã hoá dễ như trò chuyện

Victoria, Seychelles – Ngày 30/06/2025 – Bitget, nền tảng giao dịch tiền điện tử và công ty Web3 hàng đầu thế giới, vừa chính thức ra mắt GetAgent – trợ lý giao dịch được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), mở đầu cho cuộc cách mạng “đơn giản hóa đầu tư crypto” bằng các cuộc hội thoại trực tiếp, cá nhân hóa và chính xác.
Bitget Wallet hợp tác cùng Mastercard và Immersve ra mắt thẻ thanh toán crypto không phí

Bitget Wallet hợp tác cùng Mastercard và Immersve ra mắt thẻ thanh toán crypto không phí

SAN SALVADOR, El Salvador, ngày 7 tháng 7 – Bitget Wallet chính thức bắt tay với “ông lớn” thanh toán Mastercard và nền tảng cơ sở hạ tầng Immersve để ra mắt thẻ thanh toán crypto liên kết, cho phép người dùng thanh toán trực tiếp từ ví điện tử tại hơn 150 triệu điểm chấp nhận Mastercard trên toàn cầu. Đây được xem là bước tiến lớn trong việc đưa tiền mã hóa trở nên dễ tiếp cận hơn trong đời sống hàng ngày.
Trung Quốc đề nghị giúp giải quyết tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia

Trung Quốc đề nghị giúp giải quyết tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia

Trung Quốc thúc giục Thái Lan và Campuchia giải quyết tranh chấp biên giới thông qua đối thoại thân thiện, cam kết giữ lập trường trung lập và hỗ trợ mang tính xây dựng. Căng thẳng giữa hai nước gia tăng sau vụ binh sĩ Campuchia thiệt mạng vào cuối tháng 5. Trung Quốc cũng kêu gọi tăng cường hợp tác chống tội phạm xuyên biên giới và tin rằng ASEAN đủ sức ứng phó với các thách thức, bao gồm tác động từ thuế Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ