Mỹ và Trung Quốc đàm phán lại, nhưng khó có thể làm hòa hoàn toàn

Mỹ và Trung Quốc đàm phán lại, nhưng khó có thể làm hòa hoàn toàn

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

10:18 11/06/2025

Sau thời gian dài căng thẳng, Mỹ và Trung Quốc đã nối lại đàm phán thương mại tại London. Tuy nhiên, đây không phải là một sự khởi đầu mới mà chỉ là nỗ lực tạm thời nhằm tránh leo thang đối đầu. Giữa những cái bắt tay và cam kết thận trọng, cả hai bên vẫn còn bất đồng sâu sắc về vai trò, quyền lợi và lòng tin.

Ở trung tâm của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hiện nay không còn là vấn đề thuế quan hay thâm hụt thương mại, mà là câu chuyện về an ninh quốc gia. Cả Washington và Bắc Kinh đều nhìn thương mại qua lăng kính chiến lược, nơi mỗi quyết định kinh tế đều gắn với lợi ích cốt lõi và sức mạnh quốc gia. Nếu không có sự điều chỉnh kỳ vọng và nhượng bộ từ cả hai phía, thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với một trật tự thương mại đầy bất ổn và nguy cơ xung đột ngày càng lớn.

Thỏa thuận đạt được tại London mang lại tia hy vọng cho quan hệ thương mại Mỹ - Trung, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những nỗ lực hòa hoãn trước đây từng sụp đổ nhanh chóng, và bài học từ Geneva hồi tháng 5 vẫn còn nguyên giá trị. Khi đó, hai bên tuyên bố đạt được một thỏa thuận tạm thời nhằm hạ nhiệt căng thẳng, nhưng chỉ sau vài tuần, mọi thứ lại đổ vỡ trong làn sóng cáo buộc qua lại về việc không tuân thủ cam kết giảm thuế. Với mức thuế quan từng leo thang trên 100%, sự nghi ngờ và thiếu lòng tin tiếp tục phủ bóng lên bất kỳ tiến triển nào trong hiện tại.

Sau gần 20 giờ đàm phán căng thẳng trong hai ngày tại London, các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một “thỏa thuận về nguyên tắc” nhằm hạ nhiệt căng thẳng thương mại, dựa trên nền tảng đồng thuận từng đạt được tại Geneva hồi tháng 5. Dù chi tiết của thỏa thuận chưa được công bố, các phái đoàn sẽ trình văn kiện lên lãnh đạo hai nước để xin phê duyệt trước khi tiến tới thực thi. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết, nếu được chấp thuận, thỏa thuận sẽ được triển khai ngay, trong đó phía Mỹ đặc biệt kỳ vọng sẽ giải quyết được các tranh chấp liên quan đến đất hiếm và nam châm – những nguyên liệu chiến lược trong ngành công nghệ và quốc phòng.

Steve Okun, Giám đốc điều hành của APAC Advisors, nhận định rằng các vấn đề cốt lõi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vượt xa phạm vi thương mại – đó là cuộc cạnh tranh về vị thế và an ninh quốc gia. Ông nhấn mạnh, chính quyền Trump cần xác định rõ liệu họ coi Bắc Kinh là đối thủ chiến lược hay mối đe dọa sống còn. Trong khi Mỹ có thể chịu được tổn thất kinh tế trong một cuộc chiến thương mại kéo dài, thì về mặt chính trị, Tập Cận Bình lại có lợi thế khi không phải đối mặt với sức ép bầu cử như Trump. Một bên có đòn bẩy kinh tế, bên còn lại nắm lợi thế chính trị – và chính sự giằng co này đang tạo nên thế đối đầu không lối thoát rõ ràng.

Bất chấp nền kinh tế trong nước đang đối mặt với áp lực giảm phát và nhu cầu tiêu dùng yếu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn giữ thái độ kiên nhẫn trong cuộc đối đầu thương mại với Mỹ. Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng qua tăng thấp hơn kỳ vọng, với mức sụt giảm mạnh nhất sang thị trường Mỹ kể từ thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 2/2020, làm lu mờ đà hồi phục từ các thị trường khác. Trong bối cảnh này, Bắc Kinh tiếp tục đổ lỗi cho Washington, cho rằng chính cách nhìn nhận kinh tế qua lăng kính an ninh của Mỹ mới là nguyên nhân chính làm rạn nứt quan hệ thương mại và đe dọa sự ổn định toàn cầu. Một bài bình luận trên Tân Hoa Xã đã cảnh báo rằng lối tư duy này có thể làm suy yếu hợp tác quốc tế trong dài hạn, phản ánh quan điểm nhất quán của Trung Quốc rằng họ đang là bên bị gây hấn, chứ không phải chủ động gây căng thẳng.

Theo chuyên gia Ryan Hass thuộc Viện Brookings, con đường hướng tới một mối quan hệ Mỹ - Trung ổn định và cùng tồn tại trong hòa bình vẫn khả thi, nhưng chỉ khi cả hai bên sẵn sàng nhượng bộ. Nếu muốn đạt được đột phá thực sự với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Trump trước hết cần thừa nhận rằng Trung Quốc là một cường quốc ngang tầm, chứ không phải một quốc gia dễ bị áp đặt. Trong bối cảnh đó, không bên nào có thể đơn phương đặt ra điều kiện. Mức thuế cao hiện tại đang gây thiệt hại cho cả hai nền kinh tế, song rõ ràng chúng không đủ để buộc Bắc Kinh phải khuất phục. Một thỏa thuận dài hơi sẽ chỉ thành hiện thực khi Washington thay đổi cách tiếp cận, từ đối đầu sang đối thoại, với sự tôn trọng đúng mức dành cho đối phương.

Dư luận Mỹ tuy ngày càng nghi ngờ cách hành xử của Trung Quốc, nhưng phần lớn người dân vẫn không muốn cuộc cạnh tranh này leo thang thành xung đột toàn diện. Để tránh kịch bản đối đầu, Washington cần hiểu rằng Bắc Kinh đặc biệt coi trọng sự tôn trọng và thể diện quốc gia. Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ chỉ chấp nhận một thỏa thuận thương mại nếu ông có thể giới thiệu nó với công chúng trong và ngoài nước như một thành công ngoại giao, chứ không phải sự nhượng bộ trước áp lực Mỹ. Bài học từ cuộc chiến thuế quan đầu tiên dưới thời Trump đã khiến Bắc Kinh rút ra kết luận rõ ràng: họ sẽ không cam kết thêm bất kỳ thỏa thuận nào bị xem là một chiều và có lợi quá mức cho Washington.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chuỗi cung ứng châu Á bị Mỹ siết chặt vì lo ngại Trung Quốc

Chuỗi cung ứng châu Á bị Mỹ siết chặt vì lo ngại Trung Quốc

Mỹ ngày càng lo ngại việc hàng hóa Trung Quốc “đội lốt” các nước Đông Nam Á như Việt Nam hay Indonesia để né thuế cao. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy phần lớn sản xuất ở khu vực này là thật sự, không phải chỉ là trung chuyển. Trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường, các quốc gia như Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị cuốn vào cuộc chơi lớn, dù không phải là nhân vật chính.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Mỹ và động thái từ các ngân hàng trung ương

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Mỹ và động thái từ các ngân hàng trung ương

Lạm phát toàn phần của Nhật Bản đã giảm xuống còn 3.3% trong tháng 6, trong khi lạm phát lõi tăng lên 3.4%, làm dấy lên đồn đoán về chính sách của BoJ. Tỷ giá AUD/USD giảm 0.60% vào ngày 17 tháng 7 khi các dự đoán về việc cắt giảm lãi suất của Úc tăng lên sau khi tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên 4.3% trong tháng 6. Khảo sát tâm lý người người tiêu dùng của đại học Michigan được dự kiến sẽ cải thiện; mức tăng cao hơn có thể làm giảm các dự đoán về lãi suất của Fed và tác động đến cặp tỷ giá USD/JPY và AUD/USD.
Giá cả tăng, lương giảm: Người Nhật sẽ quay lưng với chính trị truyền thống?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá cả tăng, lương giảm: Người Nhật sẽ quay lưng với chính trị truyền thống?

Đồng yên mất giá đang không chỉ khiến đời sống người dân Nhật Bản thêm khó khăn mà còn làm thay đổi cả bức tranh chính trị của đất nước này. Khi lạm phát tăng, thu nhập giảm và du khách nước ngoài đổ xô tới tiêu xài, nhiều cử tri Nhật cảm thấy bị bỏ lại phía sau. Trong bối cảnh đó, những đảng phái cực hữu như Sanseito bắt đầu thu hút sự chú ý, với thông điệp bài ngoại, chống toàn cầu hóa và hứa hẹn "đưa người Nhật lên trước tiên".
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại và lạm phát Mỹ tác động mạnh mẽ lên thị trường

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại và lạm phát Mỹ tác động mạnh mẽ lên thị trường

Cặp USD/JPY chịu ảnh hưởng từ chỉ số Reuters Tankan tăng mạnh, củng cố kỳ vọng về việc Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm 2025. Trong khi đó, triển vọng của AUD/USD phụ thuộc vào hoạt động xây dựng tại Úc và các chính sách kích thích kinh tế của Trung Quốc. Chỉ số Giá Sản xuất (PPI) của Mỹ, dự kiến tăng 2.5% so với cùng kỳ, sẽ là yếu tố then chốt định hình kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), từ đó ảnh hưởng đến xu hướng của cả hai cặp tiền này.
Thủ tướng Úc cần giữ quan điểm trung lập trong chuyến thăm Trung Quốc

Thủ tướng Úc cần giữ quan điểm trung lập trong chuyến thăm Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Úc Anthony Albanese tìm cách thúc đẩy thương mại và du lịch, nhưng căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh — đặc biệt xoay quanh vấn đề Đài Loan — đang đặt Canberra vào thế khó. Úc không muốn hy sinh cơ hội kinh tế với Trung Quốc, cũng như không thể buông lơi mối quan hệ an ninh lâu đời với Mỹ. Trong bối cảnh đó, Albanese chọn cách giữ lập trường trung lập và tập trung vào lợi ích chung với cả hai bên.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Thuế quan, BoJ và dữ liệu kinh tế Trung Quốc là tâm điểm tuần này

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Thuế quan, BoJ và dữ liệu kinh tế Trung Quốc là tâm điểm tuần này

Thuế quan 25% của Trump sẽ khiến đàm phán thương mại Mỹ–Nhật thêm căng, làm giảm triển vọng nâng lãi suất của BoJ trong năm 2025. Dữ liệu thương mại mạnh từ Trung Quốc có thể thúc đẩy AUD/USD, ngược lại nếu yếu thì kích hoạt kỳ vọng RBA giảm lãi suất. Phát biểu của các quan chức Fed hôm nay có thể định hình kỳ vọng lãi suất, tác động tới xu hướng USD/JPY và AUD/USD.
Fed có thể giữ được tính độc lập dưới thời Trump không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed có thể giữ được tính độc lập dưới thời Trump không?

Trong bối cảnh Donald Trump nhiều khả năng tái đắc cử tổng thống Mỹ, câu hỏi về khả năng duy trì tính độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng trở nên cấp bách. Những chỉ trích gay gắt, các đòn tấn công cá nhân nhắm vào Chủ tịch Fed Jay Powell cùng với ý định thay thế ông bằng một “chủ tịch bóng” đang làm dấy lên lo ngại về việc chính sách tiền tệ có thể bị chính trị hóa. Trong khi Powell vẫn giữ vững lập trường và sự ủng hộ từ giới chuyên gia, áp lực từ Nhà Trắng và tâm lý bài giới tinh hoa đang đặt ra thách thức chưa từng có cho sự độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ