Ngày thứ Sáu bão tố: Trump - Tập đình chiến nhưng chiến tranh Trump - Musk làm Tesla bay hàng trăm tỷ

Ngày thứ Sáu bão tố: Trump - Tập đình chiến nhưng chiến tranh Trump - Musk làm Tesla bay hàng trăm tỷ

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

09:24 06/06/2025

Đừng nhầm lẫn: thị trường hiện đang "dò dẫm" trong cơn bão. Sự yên tĩnh là giả tạo giữa các dòng nước xiết. Giữa logic TACO, cảm giác "déjà vu" về thuế quan, và một Fed có thể cắt giảm quá muộn hoặc không cắt giảm, các nhà giao dịch đang rón rén bước qua bãi mìn địa chính trị, không rõ tin tức nào sẽ là kíp nổ tiếp theo.

Một ngày thứ Sáu đầy biến động đang đến gần

Các thị trường bước vào ngày thứ Sáu như những thủy thủ lảo đảo trong màn sương sớm, không phải bởi men say mà bởi cơn bão tweet mang đầy cái tôi đàn ông. Cái gọi là "tan băng thương mại" giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình — được xem như một giải pháp ngoại giao nhằm hạ nhiệt các tranh cãi về đất hiếm và thuế quan — gần như không đủ thời gian để làm dịu căng thẳng trước khi tâm lý rủi ro bắt đầu thu hẹp. Điều vốn được kỳ vọng là một bước ngoặt hướng tới hòa dịu giờ đây chỉ giống như một "cú nảy mẻo chết" chập chờn trên bãi mìn địa chính trị.

Cổ phiếu châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề. Hợp đồng tương lai tại Tokyo và Sydney đồng loạt chuyển sang sắc đỏ, phản ánh đà giảm của các thị trường Mỹ qua đêm, với S&P 500 giảm 0.5% và Nasdaq mất 0.8%. Bề ngoài, những con số này dường như chỉ là động thái tái cơ cấu trước báo cáo việc làm NFP, nhưng bên trong lại là một màn kịch chính trị đầy kịch tính.

Màn chính bắt đầu: cuộc đụng độ của những cái tôi tỷ phú

Cuộc xung đột dữ dội giữa Elon Musk và Tổng thống Trump đã làm chấn động thị trường vào thứ Năm, khiến vốn hóa Tesla bốc hơi 153 tỷ USD — một trong những phiên mất giá mạnh nhất trong lịch sử cổ phiếu Mỹ. Khởi nguồn từ tranh cãi về chính sách thuế, cuộc đối đầu nhanh chóng leo thang thành cuộc chiến chính trị toàn diện, với Trump đe dọa cắt các hợp đồng liên bang liên quan đến đế chế của Musk, trong khi Musk đáp trả bằng lời kêu gọi luận tội và cam kết ngừng mọi vụ phóng tàu chính phủ trên tên lửa SpaceX.

Hệ quả là thảm khốc: cổ phiếu Tesla lao dốc 14%, kéo theo sự suy giảm trên diện rộng trong nhóm cổ phiếu công nghệ và kích hoạt các đợt tăng điểm "đồng cảm" ở các đối thủ như AST SpaceMobile và EchoStar — đúng là ngư ông đắc lợi.

Đây không chỉ là sự biến động—đó là một màn kịch tài chính ở mức độ phi lý nhất. Một cuộc ẩu đả nhỏ nhặt giữa hai ông trùm khao khát truyền thông đã thiêu rụi các danh mục đầu tư, làm chệch hướng các thuật toán, và khiến Phố Wall vội vã định giá lại những hỗn loạn từ Nhà Trắng trong thời gian thực. Hãy quên các yếu tố cơ bản đi—thị trường đã uốn mình theo cái tôi và sự bốc đồng.

Tuy nhiên, bằng cách nào đó, thị trường rộng lớn hơn vẫn đang "phê" nửa vời với một ly cocktail pha trộn giữa hy vọng cắt giảm lãi suất và niềm tin vào mô hình "TACO" — Trump Luôn Rút lui — như một cứu cánh cho các nhà đầu tư giá lên. Kể từ mức đáy thuế quan hồi tháng Tư, S&P 500 đã tăng 23%, Nasdaq hơn 30%, được dẫn dắt bởi nhóm 7 cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn nhất cùng những ảo tưởng về miễn trừ tài chính.

Nhưng đừng tự lừa mình — tâm bão có thể chỉ đang lướt qua bề mặt. Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp (NFP) ngày thứ Sáu là yếu tố kích hoạt tiếp theo. Với phe bò, con số kỳ vọng là khoảng 125,000 — mức "vàng" giúp duy trì đà tăng. Bất kỳ con số nào dưới 100,000 sẽ lập tức phát tín hiệu đỏ cảnh báo suy thoái, có thể khiến thị trường tín dụng hoảng loạn và đánh bay khẩu vị rủi ro.

Điều then chốt là: một con số quá nóng cũng chưa hẳn là tin tốt. Trong kịch bản thị trường "ngược đời" hiện nay, sức mạnh có thể trở thành điểm yếu. Một NFP vượt kỳ vọng có thể khiến nhà đầu tư loại bỏ khả năng Fed cắt giảm lãi suất, tạo nên nghịch lý — tin tốt trên Main Street lại biến thành tin xấu trên Wall Street.

Thị trường trái phiếu, vốn điềm tĩnh và không bị dao động bởi "xiếc" Trump-Musk, vẫn giữ vai trò thẩm phán thầm lặng. Trái phiếu kho bạc giảm vào thứ Năm, và bất kỳ biến động lợi suất nào hôm nay sẽ có trọng lượng hơn mọi cuộc chiến meme giữa các tỷ phú.

Đừng nhầm lẫn: thị trường hiện đang "dò dẫm" trong cơn bão. Sự yên tĩnh là giả tạo giữa các dòng nước xiết. Giữa logic TACO, cảm giác "déjà vu" về thuế quan, và một Fed có thể cắt giảm quá muộn hoặc không cắt giảm, các nhà giao dịch đang rón rén bước qua bãi mìn địa chính trị, không rõ tin tức nào sẽ là kíp nổ tiếp theo.

Điều chắc chắn duy nhất: phiên giao dịch thứ Sáu hứa hẹn sẽ rất biến động — và không theo chiều hướng tích cực.

fxstreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau chuỗi dữ liệu kinh tế tích cực - Thị trường Goldilocks trở lại, kịch bản cắt giảm lãi suất lùi xa

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ