Nhận định dầu thô tuần tới: Rủi ro chực chờ!

Nhận định dầu thô tuần tới: Rủi ro chực chờ!

Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

10:30 05/09/2022

Nhiều câu chuyện đang dần hé lộ trên thị trường dầu thô khiến cho sự bất ổn ngày càng gia tăng. Vị thế mua trên thị trường HĐTL dầu thô vẫn ở gần mức đáy năm và mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2016.

GIÁ NĂNG LƯỢNG TRONG TUẦN NÀY

Một loạt dữ liệu kinh tế trái chiều tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến thị trường năng lượng toàn cầu. Giá khí đốt tự nhiên châu Âu giảm mạnh, TTF của Hà Lan giảm 38.05% trong khi giá nat gas của Anh giảm 41.76%, theo đó dầu Brent và dầu thô sẽ được coi là mặt hàng thay thế khi giá năng lượng cao cắt cổ. Giá dầu thô giảm 6.65% trong khi giá dầu Brent giảm 1.65%.

Vẫn còn rất nhiều yếu tố tạo nên sự biến động trên thị trường năng lượng. Tuần đầu tiên của tháng 9 bắt đầu với tin tức các nước Liên minh châu Âu, đặc biệt là Đức, đang bổ sung lượng khí tồn kho nhanh hơn dự kiến trước những tháng mùa đông. Nhưng các nước G7 đã đồng ý áp trần giá dầu, Nga đã tuyên bố rằng Nordstream 1 sẽ ngưng hoạt động vô thời hạn.

Trong một diễn biến khác, dữ liệu tuần mới nhất cho thấy nhu cầu xăng dầu ở Hoa Kỳ đang giảm, một dấu hiệu cho thấy những nỗ lực của Fed nhằm giảm tổng cầu trong nền kinh tế đang phát huy tác dụng.

Ngoài Trung Đông, các bản tin tiếp tục cho thấy thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn chưa được thực hiện. Theo đó, OPEC+ vẫn có khả năng thông báo cắt giảm sản lượng vào cuộc họp cuối tháng này và chắc chắn sẽ khiến giá cả leo thang. Ở châu Á, các đợt phong tỏa mới nhất của Trung Quốc đang dẫn đến suy đoán rằng nhu cầu năng lượng vẫn sẽ giảm đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

LỊCH KINH TẾ TOÀN CẦU TUẦN NAY

GIÁ DẦU THÔ VÀ DỮ LIỆU COT PHI THƯƠNG MẠI

Tiếp theo, hãy xem xét thị trường HĐTL. Theo dữ liệu COT của CFTC, trong tuần kết thúc vào ngày 30 tháng 8, các nhà đầu cơ đã giảm vị thế net-long xuống 278,457 hợp đồng, giảm từ mốc 298,426 trong tuần trước. Số lượng vị thế mua vẫn ở gần mức đáy năm và mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2016.

Daily FX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Lạm phát Tokyo hạ nhiệt, thương mại Mỹ - Trung Quốc là yếu tố dẫn dắt thị trường

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Lạm phát Tokyo hạ nhiệt, thương mại Mỹ - Trung Quốc là yếu tố dẫn dắt thị trường

Lạm phát tại Tokyo giảm nhẹ trong tháng 7, nhưng chỉ số CPI lõi vẫn ở mức 2.9%, cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ). BoJ có thể vẫn cân nhắc tăng lãi suất trong năm 2025 khi Phó Thống đốc Uchida nhấn mạnh khả năng siết chặt chính sách. Thị trường AUD/USD theo dõi chặt chẽ các diễn biến thương mại Mỹ-Trung, kỳ vọng cải thiện nhu cầu từ Trung Quốc sẽ hỗ trợ xuất khẩu của Úc và triển vọng chính sách của RBA.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: USD/JPY duy trì trên ngưỡng 145, phụ thuộc vào diễn biến thương mại

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: USD/JPY duy trì trên ngưỡng 145, phụ thuộc vào diễn biến thương mại

Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ–Nhật có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng tăng lãi suất của BoJ, từ đó định hướng tâm lý thị trường đối với USD/JPY trước thời hạn áp thuế ngày 1/8. Bài phát biểu ngày 23/7 của Phó Thống đốc BoJ Uchida có khả năng định hình kỳ vọng về lạm phát, chính sách tiền tệ và tác động từ thương mại. Trong khi đó, AUD/USD theo sát chỉ số dẫn dắt Westpac, với nhu cầu đối với đồng AUD phụ thuộc vào tâm lý thị trường và sức mạnh thị trường lao động.
“Chủ nghĩa dân túy tài khóa” đang đe dọa các ngân hàng trung ương

“Chủ nghĩa dân túy tài khóa” đang đe dọa các ngân hàng trung ương

Trong bối cảnh nợ công gia tăng, lãi suất dài hạn leo thang và các chính trị gia ngày càng gây áp lực, nguy cơ “chủ nghĩa dân túy tài khóa” đang âm thầm quay trở lại và đe dọa trực tiếp đến tính độc lập của các ngân hàng trung ương. Khi chính sách tiền tệ dần bị điều chỉnh để phục vụ nhu cầu ngân sách, ranh giới giữa hỗ trợ nền kinh tế và tài trợ cho chính phủ trở nên mờ nhạt.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật và chính sách tài chính của Trung Quốc là tâm điểm

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật và chính sách tài chính của Trung Quốc là tâm điểm

Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Nhật được nối lại, với hy vọng đạt được thỏa thuận trước ngày 1 tháng 8 khi Nhật Bản tìm cách tránh mức thuế 25% của Mỹ. Một thỏa thuận thương mại dỡ bỏ thuế quan của Mỹ có thể khơi lại kỳ vọng tăng lãi suất của BoJ và thúc đẩy nhu cầu đồng JPY. Tỷ giá AUD/USD hướng đến mốc 0.6550 nếu Bắc Kinh công bố gói kích thích kinh tế mới hoặc nếu PBoC bất ngờ cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản quan trọng.
Chuỗi cung ứng châu Á bị Mỹ siết chặt vì lo ngại Trung Quốc

Chuỗi cung ứng châu Á bị Mỹ siết chặt vì lo ngại Trung Quốc

Mỹ ngày càng lo ngại việc hàng hóa Trung Quốc “đội lốt” các nước Đông Nam Á như Việt Nam hay Indonesia để né thuế cao. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy phần lớn sản xuất ở khu vực này là thật sự, không phải chỉ là trung chuyển. Trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường, các quốc gia như Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị cuốn vào cuộc chơi lớn, dù không phải là nhân vật chính.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Mỹ và động thái từ các ngân hàng trung ương

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Mỹ và động thái từ các ngân hàng trung ương

Lạm phát toàn phần của Nhật Bản đã giảm xuống còn 3.3% trong tháng 6, trong khi lạm phát lõi tăng lên 3.4%, làm dấy lên đồn đoán về chính sách của BoJ. Tỷ giá AUD/USD giảm 0.60% vào ngày 17 tháng 7 khi các dự đoán về việc cắt giảm lãi suất của Úc tăng lên sau khi tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên 4.3% trong tháng 6. Khảo sát tâm lý người người tiêu dùng của đại học Michigan được dự kiến sẽ cải thiện; mức tăng cao hơn có thể làm giảm các dự đoán về lãi suất của Fed và tác động đến cặp tỷ giá USD/JPY và AUD/USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ