Nhu cầu nhôm, đồng, kẽm sẽ tăng mạnh nhờ sự trỗi dậy của năng lượng tái tạo

Nhu cầu nhôm, đồng, kẽm sẽ tăng mạnh nhờ sự trỗi dậy của năng lượng tái tạo

17:15 15/08/2021

Cuộc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sẽ thúc đẩy nhu cầu các kim loại cơ bản, đặc biệt là nhôm, đồng, kẽm trong những năm tới, theo dự báo của hãng tư vấn năng lượng Wood Mackenzie.

Cuộc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, bao gồm điện mặt trời, nhằm giúp kiểm soát mức tăng của nhiệt độ trái đất, sẽ thúc đẩy mức tiêu thụ các kim loại cơ bản, đặc biệt là nhôm, đồng, kẽm. Ảnh: Mining
Cuộc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, bao gồm điện mặt trời, nhằm giúp kiểm soát mức tăng của nhiệt độ trái đất, sẽ thúc đẩy mức tiêu thụ các kim loại cơ bản, đặc biệt là nhôm, đồng, kẽm. Ảnh: Mining

Trong báo cáo công bố vào hồi đầu tuần này, các nhà phân tích của Wood Mackenzie cho rằng khi các chính phủ trên thế giới thực hiện cam kết kiểm soát hiện tượng nóng lên toàn cầu, họ cần phải thúc đẩy sự phát triển của dự án năng lượng mặt trời, vốn sử dụng nhiều các kim loại màu, đặc biệt là nhôm, đồng và kẽm.

Báo cáo vạch ra ba kịch bản tăng trưởng nhu cầu cho các kim loại này dựa vào mức độ thành công của các nỗ lực quốc tế nhằm kiểm soát hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Cho đến nay, có 196 nước đã ký kết Thỏa thuận khí hậu Paris với cam kết ngăn ngừa nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, dù mục tiêu ban đầu của thỏa thuận này là ngăn ngừa nhiệt độ trái đất tăng vượt quá 1,5 độ C.

Kịch bản cơ sở của Wood Mackenzie giả định rằng vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm 2,8-3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Với kịch bản này, nhu cầu nhôm toàn cầu từ lĩnh vực điện mặt trời sẽ tăng từ 2,4 triệu tấn/năm trong năm 2020 lên 4,6 triệu tấn vào năm 2040. Kamil Wlazly, nhà phân tích cao cấp của Wood Mackenzie  lưu ý nhôm thường được sử dụng để làm khung của tấm quang năng và các bộ phận kết cấu của nó.

Nhôm cũng có khả năng được sử dụng thay thế đồng để làm dây cáp điện nếu giá đồng ngày càng đắt đỏ.
Nếu mức tăng của nhiệt độ trái đất được kiểm soát ở mức từ 1,5-2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nhu cầu nhôm trong lĩnh vực điện mặt trời sẽ đạt 8,5-10 triệu tấn/năm vào năm 2040.

Trong kịch bản lạc quan nhất, khi các nguồn năng lượng tái tạo thay thế đáng kể nhu cầu nhiên liệu hóa thạch như than đá và dầu khí, giúp nhiệt độ trái đất tăng không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, điện mặt trời sẽ chiếm 12,6% tổng mức tiêu thụ nhôm toàn cầu trong 20 năm tới, so với mức 3% trong năm 2020.

Nhu cầu đối với đồng, được sử dụng trong dây cáp điện áp thấp lẫn áp cao và các bộ thu nhiệt từ ánh nắng mặt trời, cũng tăng mạnh khi năng lượng mặt trời ngày càng được sử dụng rộng rãi, báo cáo của Wood Mackenzie nhận định.

Theo kịch bản cơ sở trong báo cáo, nhu cầu đồng trong lĩnh vực sản xuất điện mặt trời sẽ tăng từ 0,4 triệu tấn vào năm 2020 lên 0,7 triệu tấn/năm vào năm 2040.

Mức tiêu thụ đồng trong lĩnh vực này sẽ tăng lên 1,3 triệu tấn/năm vào năm 2040 nếu mức tăng nhiệt độ của trái đất được khống chế ở mức không quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm không quá 1,5 độ C, lượng tiêu thụ kim loại màu đỏ này trong lĩnh vực điện mặt trời sẽ tăng lên mức 1,6 triệu tấn/năm trong 20 năm tới.

Về kẽm, các nhà phân tích của Wood Mackenzie cho biết chỉ có các lớp mạ kẽm mới có thể bảo vệ chống lại sự xói mòn lâu dài với chi phí rẻ, vì vậy, kim loại này được sử dụng trong các bộ phận kết cấu của tấm quang năng.
Hiện tại, điện mặt trời đóng góp khoảng 0,4 triệu tấn cho mức tiêu thụ kẽm trên toàn cầu hàng năm.

Theo kịch bản cơ sở trong báo cáo của Wood Mackenzie, nhu cầu kẽm trong lĩnh vực điện mặt trời sẽ tăng lên mức 0,8 triệu tấn/năm vào năm 2040.

Trong kịch bản nhiệt độ trái đất chỉ tăng thêm không quá 2 độ C, nhu cầu kẽm ở các dự án điện mặt trời được dự báo tăng lên mức 1,7 triệu tấn/năm vào năm 2040, và nếu mức tăng nhiệt độ này không quá 1,5 độ C, mức tiêu thụ kẽm của lĩnh vực điện mặt trời sẽ lên mức 2,1 triệu tấn/năm trong 20 năm tới.

Trong báo cáo của Wood Mackenzie, nhà phân tích Kamil Wlazly cũng chỉ ra rằng chi phí sản xuất giảm và tính hiệu quả tăng đang giúp kéo giảm giá điện mặt trời trên khắp thế giới.

Ông cho biết: “Điện mặt trời đang rẻ hơn so với bất kỳ công nghệ sản xuất điện nào khác ở nhiều khu vực tại Mỹ và một số nước trên toàn cầu. Khi chi phí sản xuất tiếp tục giảm, mức đóng góp của điện mặt trời trong tổng cung năng lượng sẽ tăng và bắt đầu thay thế các hoạt động sản xuất năng lượng khác. Đây là cơ hội khổng lồ cho các kim loại cơ bản”.

Link gốc tại đây.

Theo The SaiGonTimes

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng đang tiến gần đột phá khi biên độ giao dịch thu hẹp giữa các ngưỡng quan tọng

Vàng đang tiến gần đột phá khi biên độ giao dịch thu hẹp giữa các ngưỡng quan tọng

Giá vàng đang dao động trong biên độ ngày càng thu hẹp, khi đường hỗ trợ xu hướng và kháng cự ngang dần hội tụ. Với đà tăng có dấu hiệu cải thiện, phe mua có thể nắm ưu thế, nếu họ vượt qua ngưỡng kháng cự then chốt. Đường hỗ trợ xu hướng tăng đã được kiểm tra và giữ vững tới sáu lần. Ngưỡng kháng cự $3,360 tiếp tục là rào cản đáng gờm. Việc vượt qua $3,360 sẽ mở ra cơ hội kiểm định các mốc $3,400 và $,3451.
Giá dầu đi ngang giữa vòng xoáy trừng phạt và lo ngại suy yếu nhu cầu

Giá dầu đi ngang giữa vòng xoáy trừng phạt và lo ngại suy yếu nhu cầu

Giá dầu gần như không đổi trong phiên đầu tuần khi thị trường theo dõi sát sao tác động từ các lệnh trừng phạt mới của EU nhằm vào Nga, đồng thời đánh giá rủi ro suy yếu nhu cầu nhiên liệu do sản lượng tăng từ Trung Đông. Trong khi Mỹ chuẩn bị áp thuế nhập khẩu lên EU vào ngày 1/8, giới đầu tư tỏ ra hoài nghi về khả năng thực thi hiệu quả các lệnh cấm dầu toàn cầu. Nhà đầu tư kỳ vọng diễn biến cung–cầu và dữ liệu tồn kho sắp tới sẽ định hướng giá trong ngắn hạn.
EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

Các quốc gia Liên minh Châu Âu đã phê duyệt một gói trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cuộc chiến chống lại Ukraine, bao gồm giới hạn giá dầu được sửa đổi và các hạn chế ngân hàng mới, sau khi Slovakia dỡ bỏ quyền phủ quyết.
Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp của Trung Quốc đã cáo buộc các cơ quan tình báo nước ngoài đánh cắp các vật liệu đất hiếm được kiểm soát, tái khẳng định ý định ngăn chặn buôn lậu ngay cả khi Bắc Kinh đồng ý xem xét các đơn xin xuất khẩu nguồn tài nguyên công nghiệp quan trọng này sau các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu giữ ổn định vào thứ Sáu sau khi tăng nhẹ nhờ lo ngại về các cuộc tấn công máy bay không người lái làm gián đoạn sản lượng dầu tại vùng Kurdistan, Iraq. Dù nhu cầu mùa hè hỗ trợ thị trường, sự bất ổn về chính sách thuế quan Mỹ và kế hoạch tăng nguồn cung khiến giá dầu chịu áp lực trong tuần này. Chính phủ Iraq cũng thông báo nối lại xuất khẩu dầu từ Kurdistan sau hai năm tạm ngưng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ