Phân tích kỹ thuật DXY: Đồng bạc xanh khởi đầu tuần mới như thế nào?

Phân tích kỹ thuật DXY: Đồng bạc xanh khởi đầu tuần mới như thế nào?

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

20:41 27/05/2024

Chỉ số DXY khởi đầu tuần giao dịch với xu hướng đi ngang so với hầu hết các đồng tiền chính khác, do thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Tưởng niệm. Tuy nhiên, tâm điểm chú ý đang chuyển sang bên kia bờ Đại Tây Dương, khi các nhà hoạch định chính sách ECB đang thể hiện những thay đổi trong quan điểm.

Lịch dữ liệu kinh tế đầu tuần khá ảm đạm và sẽ ấm lên dần về cuối tuần với bài phát biểu của Fed vào thứ Năm, theo sau đó là ước tính GDP Q1 của Mỹ (sửa đổi lần 2) sẽ được công bố cùng ngày và cuối cùng là dữ liệu Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 4 của Mỹ vào thứ Sáu. Những thông tin này có thể ảnh hưởng đến thị trường và cung cấp thêm manh mối về xu hướng lạm phát tại Mỹ cũng như những bước đi tiếp theo của Fed.

Tin vắn thị trường: ECB bất ngờ thay đổi lập trường

  • Thành viên ECB người Pháp, François Villeroy de Galhau gợi ý khả năng cắt giảm lãi suất lần thứ 2 vào tháng 7, đảo ngược thông điệp "một lần duy nhất" trước đó.
  • Nhà đầu tư thận trọng trước thông tin Tổng thống Putin sẵn sàng ngừng bắn và đàm phán hòa bình nếu giữ được các tiền tuyến hiện tại như biên giới chính thức mới.
  • Kinh tế trưởng ECB, Philip Lane, cho rằng việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6 gần như chắc chắn, nhưng lần cắt giảm tiếp theo có thể sẽ chậm trễ hơn. Điều này đi ngược lại kỳ vọng 3 lần cắt giảm của thị trường.
  • Tâm lý thị trường có phần nghiêng về phía ưa chuộng rủi ro, với các thị trường Trung Quốc và Châu Âu diễn biến tích cực.
  • Thị trường gần như tin tưởng tuyệt đối vào việc Fed sẽ giữ nguyên lãi suất vào tháng 6. Khả năng cắt giảm lãi suất 25 bps vào tháng 9 là 44.9%, giữ nguyên là 50.2%, trong khi khả năng tăng lãi suất gần như là không có với 0.5%.
  • Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm dao động quanh mức 4.46% và không biến động nhiều do ngày nghỉ lễ tại Mỹ.

Phân tích kỹ thuật

Dưới góc độ kỹ thuật, trên đồ thị tuần, chỉ số đóng cửa dưới đường SMA 100 tuần, đây là tín hiệu giảm mạnh và có thể báo hiệu nhịp điều chỉnh sẽ tiếp tục. Đồ thị ngày cũng cho thấy xu hướng tương tự, với việc chỉ số không thể duy trì trên đường SMA 55 ngày tại 104.86 và đã đánh mất chuỗi tăng của tuần cùng với mốc quan trọng 105.00.

Để phục hồi, chỉ số cần lấy lại các mức đã mất trong tuần trước, bao gồm: Đường SMA 55 ngày tại 104.86 và mốc tâm lý quan trọng 105.00. Các mốc tiếp theo cần theo dõi là 105.12 và 105.52.

Ngược lại, đường SMA 200 ngày tại 104.40 và SMA 100 ngày quanh mức 104.30 đóng vai trò là vùng hỗ trợ quan trọng. Nếu phá vỡ vùng này, chỉ số có thể điều chỉnh mạnh hơn về 103.00. Nếu lực bán vẫn lấn át, đáy tháng 3 tại 102.35 và đáy tháng 12 năm ngoái tại 100.62 sẽ là những mốc hỗ trợ cho chỉ số.

Chỉ số DXY đồ thị ngày

Chỉ số DXY đồ thị tuần

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Triển vọng USD/JPY, USD/CHF: Mô hình đảo chiều và lợi suất tăng củng cố tiềm năng tăng giá

Triển vọng USD/JPY, USD/CHF: Mô hình đảo chiều và lợi suất tăng củng cố tiềm năng tăng giá

Đồng USD đã tăng giá so với JPY và CHF trong bối cảnh kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất ngày càng suy yếu. Các mô hình kỹ thuật theo chiều hướng tăng đang hình thành, đặt câu hỏi liệu đà tăng này có thể kéo dài đến hết tuần giao dịch hay không? Lợi suất Mỹ tăng vọt sau dữ liệu mạnh mẽ và kỳ vọng cắt giảm lãi suất năm 2025 giảm dần. USD/JPY và USD/CHF phục hồi, hình thành các mô hình đảo chiều tăng giá. Tương quan với lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ đã tăng mạnh gần đây. CPI Tokyo sắp được công bố mang lại rủi ro sự kiện ngắn hạn.
Kỳ vọng cắt giảm lãi suất ECB suy yếu hỗ trợ đồng Euro; Trump dịu giọng với Powell
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Kỳ vọng cắt giảm lãi suất ECB suy yếu hỗ trợ đồng Euro; Trump dịu giọng với Powell

EUR tăng mạnh so với GBP và CHF khi kỳ vọng về một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9 từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu phai nhạt. Một số chuyên gia phân tích hiện cho rằng tháng 10 mới là thời điểm hợp lý hơn, sau khi Chủ tịch ECB Christine Lagarde giữ lập trường lạc quan trong cuộc họp báo sau quyết định lãi suất hôm qua. Bà nhấn mạnh rằng các dự báo cơ sở từ tháng 6 vẫn có giá trị, ngay cả khi Mỹ đe dọa áp thuế. Việc chỉ số PMI dịch vụ tháng 7 cải thiện gần đây cũng góp phần giảm bớt áp lực cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn.
Doanh số bán lẻ tại Anh tăng 0.9% trong tháng 6, không đạt kỳ vọng; GBP/USD rút lui từ mốc $1.35

Doanh số bán lẻ tại Anh tăng 0.9% trong tháng 6, không đạt kỳ vọng; GBP/USD rút lui từ mốc $1.35

Doanh số bán lẻ của Anh tăng 0.9% so với tháng trước trong tháng 6, làm giảm bớt lo ngại về suy thoái kinh tế và làm giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất của BoE. Thời tiết ấm hơn đã thúc đẩy doanh số bán thực phẩm và nhiên liệu tăng cao, với giá nhiên liệu tăng 2.8%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 5 năm 2024. Tỷ giá GBP/USD giảm do dữ liệu yếu hơn dự kiến.
Tình hình thuế quan đã ổn định, vậy tại sao USD vẫn chưa tăng mạnh?

Tình hình thuế quan đã ổn định, vậy tại sao USD vẫn chưa tăng mạnh?

USD đang trong xu hướng tăng và sự điều chỉnh gần đây là hợp lý trong một mô hình tích lũy. Mô hình thuế quan, thời điểm linh hoạt và phản ứng của thị trường – tiếp tục hoạt động. Thị trường đã chuyển sang định giá thuế quan là yếu tố tích cực cho USD. Vàng đã phá vỡ hỗ trợ quan trọng, và khả năng giảm sâu hơn đang tăng. Các cổ phiếu khai thác cũng có thể chứng kiến áp lực bán mạnh.
Tâm điểm dồn về ECB và chuyến thăm Fed của ông Trump khi thị trường lạc quan trước tiến triển thương mại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tâm điểm dồn về ECB và chuyến thăm Fed của ông Trump khi thị trường lạc quan trước tiến triển thương mại

Cả S&P 500 và NASDAQ đều thiết lập mức đỉnh lịch sử mới trong phiên giao dịch qua đêm. Chỉ số DOW cũng tăng hơn 500 điểm, được thúc đẩy bởi sự lạc quan xoay quanh thỏa thuận thương mại Mỹ–Nhật. Tại châu Á, chỉ số Nikkei của Nhật tiếp tục tăng mạnh, với đà hiện tại cho thấy khả năng lập đỉnh mới trong tầm tay.
Thị trường ăn mừng thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật, và "ngó lơ" bất ổn chính trị Nhật Bản
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường ăn mừng thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật, và "ngó lơ" bất ổn chính trị Nhật Bản

Đồng Yên suy yếu trên diện rộng tại thị trường châu Á khi tâm lý chấp nhận rủi ro tăng mạnh, nhờ thông tin về thỏa thuận thương mại được chờ đợi từ lâu giữa Nhật Bản và Mỹ. Theo thỏa thuận, mức thuế quan với hàng hóa Nhật Bản sẽ được ấn định ở mức 15%, giảm so với mức 25% từng bị đe dọa trước đó.
RBA báo hiệu tiếp tục hạ lãi suất, khu vực châu Á "méo mặt" với thuế quan
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

RBA báo hiệu tiếp tục hạ lãi suất, khu vực châu Á "méo mặt" với thuế quan

AUD/USD suy yếu trong phiên giao dịch châu Á ngày thứ Ba sau khi biên bản cuộc họp tháng 7 của RBA xác nhận quan điểm ôn hòa, bất chấp quyết định giữ nguyên lãi suất gây bất ngờ. Hội đồng điều hành vẫn có xu hướng nới lỏng thêm, với trọng tâm tranh luận xoay quanh thời điểm thay vì hướng đi chính sách.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ