Quá dựa vào nội tệ yếu là điều nguy hiểm với doanh nghiệp Nhật Bản

Quá dựa vào nội tệ yếu là điều nguy hiểm với doanh nghiệp Nhật Bản

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

10:33 15/09/2023

Một quỹ đầu tư đã cảnh báo các công ty xuất khẩu không nên phụ thuộc quá nhiều vào đồng yên suy yếu để gia tăng lợi nhuận.

Colin McQueen, nhà quản lý tại quỹ T. Rowe Price, cho biết khi giá trị đồng tiền chạm tới mức đáy trong ba thập kỷ, một số công ty có thể dễ bị tổn thương trước sự không bền vững của lợi nhuận. Theo dữ liệu của Bloomberg, quỹ của ông phần lớn đã chiếm ưu thế hơn các quỹ cùng ngành trên toàn cầu khi đầu tư vào Nhật Bản trong 12 tháng qua với lợi nhuận khoảng 23%.

McQueen cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Một số doanh nghiệp định hướng xuất khẩu hiện nay đã làm thu được nhiều lợi nhuận hơn nhờ đồng Yên suy yếu. Bạn có thể thấy sự thay đổi nhỏ trong việc lựa chọn cổ phiếu được hưởng lợi trong môi trường lạm phát”.

Cảnh báo của McQueen được đưa ra trong bối cảnh lo ngại rằng thị trường đang hướng tới giai đoạn thay đổi sau khi những bình luận từ Thống đốc Kazuo Ueda làm dấy lên suy đoán BoJ đang đặt nền móng cho việc bình thường hóa chính sách. Điều này có thể kích hoạt việc tái cân bằng danh mục đầu tư trên toàn cầu trước triển vọng thanh khoản thắt chặt tại quốc gia lãi suất âm cuối cùng trên thế giới trong năm nay.

Quỹ của ông đầu khoảng 10.4 tỷ USD vào Nhật Bản, chiếm 18% tổng vốn toàn cầu. Đây là một trong những công ty hoạt động tốt nhất trong số 43 công ty cùng ngành với tổng tài sản 5 tỷ USD trở lên và cổ phiếu Nhật Bản chiếm 10% lượng đầu tư của họ, theo dữ liệu lịch sử 5 năm do Bloomberg tổng hợp.

McQueen tiếp quản quỹ vào năm 2019 và mô tả cách tiếp cận của quỹ này là trái ngược, tận dụng các cơ hội mà các nhà đầu tư đang quá lo lắng trong thời gian tới và mua cổ phiếu của các công ty tốt đang giao dịch với giá rẻ.

“Nhật Bản có lẽ hơi giống một cơ hội ẩn mình,” ông nói, vì nhiều công ty tại quốc gia này có giá trị rất hấp dẫn. “Có lẽ trong ba năm qua, đây là khoảng thời gian khá tốt để trở thành một người chọn cổ phiếu ngược với phong cách thị trường.”

McQueen cho biết chứng khoán trong nước vẫn đang hấp dẫn và đà phục hồi có thể còn kéo dài hơn nữa. Thị trường chứng khoán Nhật Bản đã tăng hơn 27% trong năm nay. McQueen cho biết cải cách quản trị doanh nghiệp như bảng cân đối kế toán tốt hơn và sử dụng tài sản hiệu quả hơn có thể mang lại nhiều lợi nhuận.

Đà phục hồi của chứng khoán Nhật Bản lên mức cao nhất trong 33 năm khiến thị trường dễ điều chỉnh và bản thân McQueen cũng thận trọng trong việc lựa chọn đúng cổ phiếu khi lạm phát tại nước này thay đổi.

Ông nói: “Lãi suất ở các nơi khác trên thế giới đã tăng lên, tăng chênh lệch lãi suất đối với Nhật Bản”. Tuy nhiên, hiện tại, điều quan trọng là phải đảm bảo “bạn không cần lựa chọn cổ phiếu trong danh mục đầu tư đòi hỏi môi trường kinh tế giống nhau để thành công."

USDJPY đã tăng 11%, mạnh nhất trong nhóm G10 năm nay.

Quỹ này phân bổ tài sản lớn nhất vào Toyota bất chấp những lo ngại của McQueen về JPY. McQueen đã mua thêm cổ phiếu của công ty này từ quý II, khi P/B của Toyota chạm đáy do Covid. Giá cổ phiếu của công ty sản xuất ô tô số 1 thế giới đã tăng khoảng 50% trong năm nay, lên mức cao kỷ lục.

“Công ty có rất nhiều tài sản và khả năng họ cải thiện giá trị của mình đã tăng lên." Một số điểm sáng của Toyota gồm tái cơ cấu tài sản, doanh số bán hàng tốt hơn và các khoản đầu tư công nghệ tiềm năng.

Quỹ cũng vượt trội so với chỉ số chứng khoán Nhật Bản với những con hàng như hiệu thuốc MatsukiyoCocokara, và ông McQueen cũng kỳ vọng sẽ có nhiều khách du lịch đến Nhật Bản hơn, hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành.

Ông cho rằng thành quả của quỹ là nhờ kỷ luật trong việc chọn cổ phiếu, chia sẻ ý tưởng và làm việc với các nhà phân tích nghiên cứu nói tiếng Nhật theo cách tiếp cận từ dưới lên, vượt xa S&P 500 trong 12 tháng qua.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc: Kích thích hay duy trì hiện trang? Bắc Kinh đứng trước ngã rẽ trong bối cảnh bất ổn thương mại

Trung Quốc: Kích thích hay duy trì hiện trang? Bắc Kinh đứng trước ngã rẽ trong bối cảnh bất ổn thương mại

PBoC giữ nguyên lãi suất cơ bản trong khi tăng trưởng GDP quý II vượt kỳ vọng, phản ánh sự thận trọng trong chính sách. Bắc Kinh cam kết sẽ đưa ra các biện pháp kích thích tiêu dùng nếu đà phục hồi kinh tế suy yếu do bất ổn thương mại. Tăng trưởng xuất khẩu có thể giảm còn 1% vào quý IV do tác động từ thuế quan và hoạt động trung chuyển suy yếu qua ASEAN.
Donald Trump và Tập Cận Bình có thể gặp mặt tại châu Á vào cuối năm, đàm phán đang được xúc tiến

Donald Trump và Tập Cận Bình có thể gặp mặt tại châu Á vào cuối năm, đàm phán đang được xúc tiến

Các trợ lý của Donald Trump và giới chức Trung Quốc đang thảo luận về khả năng tổ chức cuộc gặp giữa Trump và Tập Cận Bình vào cuối năm, bên lề Hội nghị APEC hoặc lễ kỷ niệm Thế chiến II tại Bắc Kinh. Dù kế hoạch chưa hoàn tất, đây là tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng sau thời gian đối đầu thương mại. Mỹ đặt thời hạn 12/8 để đạt thỏa thuận thuế quan với Trung Quốc.
Mỹ nhấn mạnh chất lượng thỏa thuận thương mại trước hạn 1/8, EU và châu Á thận trọng chờ động thái mới

Mỹ nhấn mạnh chất lượng thỏa thuận thương mại trước hạn 1/8, EU và châu Á thận trọng chờ động thái mới

Chính quyền Trump tuyên bố không vội ký kết các thỏa thuận thương mại nếu chưa đạt được lợi ích tối ưu, bất chấp thời hạn ngày 1/8 đang đến gần – thời điểm các đối tác có thể đối mặt với thuế quan cao hơn nếu không đạt được đồng thuận với Mỹ. Trong khi EU chuẩn bị các biện pháp trả đũa và Nhật Bản, Ấn Độ gặp khó trong đàm phán, Washington để ngỏ khả năng đối thoại với Bắc Kinh, mở ra một giai đoạn mới trong cuộc chơi địa chính trị thương mại toàn cầu.
USD ổn định giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và bất ổn chính trị tại Nhật Bản

USD ổn định giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và bất ổn chính trị tại Nhật Bản

Đồng đô la duy trì trong biên độ hẹp khi giới đầu tư theo dõi tiến triển đàm phán thương mại trước hạn chót ngày 1/8, giữa lúc bất ổn chính trị tại Nhật Bản và căng thẳng thương mại Mỹ–EU gây lo ngại. Trong khi đó, đồng yên giữ phần lớn mức tăng sau bầu cử, còn đồng euro và bảng Anh giảm nhẹ khi thị trường chờ quyết định lãi suất từ ECB.
Kiềm chế nguồn thu dầu mỏ của Nga: Trump có lựa chọn hiệu quả hơn thuế quan

Kiềm chế nguồn thu dầu mỏ của Nga: Trump có lựa chọn hiệu quả hơn thuế quan

Donald Trump không cần áp thuế 100% để làm tổn hại nền kinh tế Nga. Một chiến lược khôn ngoan hơn là vận động Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ dừng nhập khẩu dầu từ Moscow, đồng thời phối hợp với các đồng minh vùng Vịnh tăng sản lượng nhằm ổn định giá toàn cầu. Kết hợp với siết chặt giá trần và trừng phạt hạm đội “tàu bóng tối” của Nga, kế hoạch này có thể khiến doanh thu dầu mỏ của Điện Kremlin sụt giảm mạnh mà không làm tổn hại lợi ích kinh tế Mỹ.
Xuất xứ hàng hóa trở thành mặt trận mới trong cuộc chiến thuế quan của Donald  Trump

Xuất xứ hàng hóa trở thành mặt trận mới trong cuộc chiến thuế quan của Donald Trump

Chính sách thuế phân tầng của chính quyền Trump đang biến câu hỏi về nguồn gốc hàng hóa thành tâm điểm mới trong thương mại toàn cầu. Hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp và hành vi chuyển tải khiến việc xác định xuất xứ trở nên rối rắm, đẩy áp lực lên các cơ quan hải quan và quan hệ thương mại quốc tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ