Quan điểm Kathy Lien ngày 02.03.2022: Thị trường tiếp tục "tan chảy" trước thềm bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell

Quan điểm Kathy Lien ngày 02.03.2022: Thị trường tiếp tục "tan chảy" trước thềm bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:26 02/03/2022

Giá dầu tăng trên 100 USD/thùng khiến cổ phiếu và tiền tệ giảm mạnh. Đồng Euro và đồng bảng Anh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tâm lý ngại rủi ro khi các nhà đầu tư đổ xô vào sự an toàn của đô la Mỹ. Các nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu và Vương quốc Anh phản ứng mạnh mẽ với sự suy giảm tăng trưởng của Nga và các lệnh trừng phạt áp dụng đối với Nga. Gần 40% lượng khí đốt và hơn 25% lượng dầu nhập khẩu vào Liên minh châu Âu là từ Nga. Việc mất nguồn cung này, kết hợp với chi phí tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến châu Âu. Ngược lại, đô la Úc và New Zealand ít chịu tác động hơn vì Úc và New Zealand không nhập khẩu bất kỳ dầu hoặc sản phẩm dầu nào từ Nga.

Quan điểm Kathy Lien ngày 02.03.2022: Thị trường tiếp tục "tan chảy" trước thềm bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell
Quan điểm Kathy Lien ngày 02.03.2022: Thị trường tiếp tục "tan chảy" trước thềm bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell

Giờ đây, trong khi thế giới đang mong đợi bài phát biểu nửa năm một lần của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell về nền kinh tế, thì Nga đang chuẩn bị tăng cường tấn công Ukraine. Nga cảnh báo người dân Kyiv phải rời đi, làm dấy lên lo ngại rằng chúng ta có thể thấy thủ đô của Ukraine trong một trạng thái rất khác vào hôm nay.

Cục Dự trữ Liên bang đang đối mặt với những thách thức đáng kể. Cuộc xâm lược của Nga có thể sẽ thúc đẩy lạm phát, vốn đang tăng với tốc độ mạnh nhất trong 40 năm. Giá dầu không phải là thứ duy nhất tăng, giá lúa mì đang ở mức cao nhất kể từ năm 2008. Chỉ tính riêng giá cả, Fed nên tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm trong tháng này. Tuy nhiên, kỳ vọng tăng lãi suất đã giảm xuống, với việc thị trường chỉ kỳ vọng mức tăng 1/4 điểm vào tháng 3, tiếp theo là 75 điểm cơ bản thay vì 125 điểm cơ bản trong năm nay. Trong lịch sử, cú sốc chiến tranh trên thị trường tài chính chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng khó có thể dự đoán được Putin sẽ đi bao xa. Powell có thể sẽ phải trấn an các nhà đầu tư vào ngày mai rằng ngân hàng trung ương đang làm việc để chống lại lạm phát cao, đồng thời cân bằng những rủi ro mà cuộc xâm lược của Nga gây ra cho thị trường tài chính. Còn rất nhiều điều mơ hồ ở phía trước và Powell cần thận trọng hơn với những thay đổi nhỏ trong thời gian này. Mặc dù đây có thể là một cuộc chiến kéo dài, nhưng lạm phát gia tăng là một vấn đề nan giải mà các ngân hàng trung ương cần phải giải quyết. Chúng tôi tin rằng Powell sẽ đưa ra cam kết mạnh mẽ về việc thắt chặt vào ngày mai, điều này có thể giúp tăng lợi suất trái phiếu kho bạc và đồng đô la Mỹ.

Ngân hàng Dự trữ Úc đã giữ nguyên lãi suất vào đêm qua, điều này không có gì ngạc nhiên. Thống đốc Philip Lowe bày tỏ lo ngại rằng cuộc chiến Ukraine có thể làm tăng thêm áp lực lạm phát, nhưng với việc tăng trưởng tiền lương không theo kịp với đà tăng giá cả, ông không vội tăng lãi suất. Ngân hàng Canada sẽ họp vào tối nay. Đồng đô la Canada đã bị bán tháo hôm qua bất chấp kế hoạch của ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm nay thêm 25 điểm cơ bản. Trước khi Nga xâm lược, nhiều người kỳ vọng rằng với thị trường lao động mạnh mẽ và lạm phát cao, họ sẽ tăng 50 điểm cơ bản. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình vào tháng Hai và những sự kiện tại Ukraine khiến việc tăng 1/4 điểm là một động thái hợp lý hơn. Các nhà đầu tư đã bán đô la Canada mặc dù tăng trưởng GDP mạnh hơn trong quý IV và giá dầu tăng 10%.

Kathy Lien

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng ổn định trong bối cảnh kỳ vọng lãi suất giảm và lo ngại thuế quan leo thang

Giá vàng ổn định trong bối cảnh kỳ vọng lãi suất giảm và lo ngại thuế quan leo thang

Giá vàng gần như không đổi trong phiên đầu tuần khi giới đầu tư theo dõi sát tiến triển đàm phán thương mại Mỹ-Trung trước hạn chót ngày 1/8 và chuẩn bị cho cuộc họp chính sách của Fed. Đồng USD trầm lắng và kỳ vọng cắt giảm lãi suất hỗ trợ đà giữ giá của vàng, trong khi bất ổn chính trị tại Nhật và diễn biến địa chính trị toàn cầu tiếp tục được giới đầu tư theo dõi chặt chẽ.
Trung Quốc đột ngột tăng mạnh xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ sau thỏa thuận thương mại

Trung Quốc đột ngột tăng mạnh xuất khẩu nam châm đất hiếm sang Mỹ sau thỏa thuận thương mại

Sau nhiều tháng gián đoạn do căng thẳng thương mại, xuất khẩu nam châm đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ đã bật tăng mạnh trong tháng 6, tăng hơn 660% so với tháng 5. Động thái này diễn ra sau khi hai nước đạt được thỏa thuận tháo gỡ các rào cản liên quan đến giấy phép xuất khẩu. Sự phục hồi mạnh mẽ này góp phần xoa dịu chuỗi cung ứng toàn cầu trong các lĩnh vực chiến lược như xe điện và tua-bin gió. Tuy nhiên, tính chung nửa đầu năm, lượng xuất khẩu vẫn giảm gần 19% so với cùng kỳ 2024, cho thấy những ảnh hưởng kéo dài từ căng thẳng địa chính trị.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, theo dõi triển vọng phục hồi và áp lực giảm phát

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, theo dõi triển vọng phục hồi và áp lực giảm phát

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản đúng như dự báo, trong bối cảnh tăng trưởng quý II nhỉnh hơn kỳ vọng nhưng nhu cầu trong nước vẫn yếu. Giới phân tích cho rằng các áp lực giảm phát và bất ổn toàn cầu có thể thúc đẩy các biện pháp nới lỏng bổ sung vào cuối năm. Thị trường đang chờ đợi cuộc họp Bộ Chính trị sắp tới để rõ hơn định hướng chính sách trong nửa cuối năm 2025.
Niềm tin người tiêu dùng Anh giảm mạnh do lo ngại về thị trường lao động và chi phí sinh hoạt

Niềm tin người tiêu dùng Anh giảm mạnh do lo ngại về thị trường lao động và chi phí sinh hoạt

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng do Deloitte công bố đã giảm 2.6 điểm phần trăm trong quý II, xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2024. Kết quả phản ánh tâm lý thận trọng gia tăng trước những bất ổn về an ninh việc làm, lạm phát kéo dài và áp lực chi phí sinh hoạt. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.7% và tốc độ tăng lương đạt mức cao nhất kể từ tháng 1, cho thấy bức tranh kinh tế vẫn còn nhiều biến động.
Cơ quan quản lý thị trường Pháp yêu cầu Vivendi rút lui ưu đãi

Cơ quan quản lý thị trường Pháp yêu cầu Vivendi rút lui ưu đãi

Cơ quan quản lý thị trường Pháp đã phán quyết rằng Bolloré SE và Vincent Bolloré phải đưa ra một lời đề nghị rút lui công khai đối với Vivendi SE trong vòng sáu tháng tới, đây là một đòn giáng đối với tỷ phú truyền thông kiểm soát công ty này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ