Quặng sắt gặp khó trước việc Trung Quốc thách thức các doanh nghiệp khai khoáng

Quặng sắt gặp khó trước việc Trung Quốc thách thức các doanh nghiệp khai khoáng

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:57 16/12/2022

Quặng sắt đang được định giá tương đối cao trước nguồn cung dồi dào từ Úc và Brazil trong khi có quá ít nhu cầu.

Lúc này, việc Trung Quốc đẩy nhanh tập trung đơn đặt hàng của mình cho một nhà thầu quốc hữu có thể khiến quặng sắt suy yếu thêm trong năm 2023.

Trong tuần này, Trung Quốc, quốc gia sử dụng nhiều quặng sắt nhất thế giới, ghi nhận sản lượng thép giảm trong tháng 11, khiến tổng sản lượng năm nay có thể giảm so với năm trước. Cùng lúc đó, các đơn hàng từ cảng Hedland tại Úc, cảng xuất sỉ lớn nhất thế giới, ghi nhận khối lượng nguồn cung kỷ lục, nhưng nhu cầu lại không ấn tượng.

Bloomberg cũng đã báo cáo rằng các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc đang chuẩn bị mua thép cho những công ty thép lớn nhất cả nước. Sự dịch chuyển này, nếu được triển khai, sẽ chuyển sức mạnh thị trường từ bốn công ty khai khoáng lớn sang phía nhà thầu Trung Quốc.

Vẫn cần theo dõi xem câu chuyện này tiến triển như nào trong một tình hình vốn đã rất phức tạp, với Trung Quốc dần loại bỏ chính sách Zero-Covid và cố gắng khôi phục mảng bất động sản của mình. Cả hai điều này đều có lợi cho quặng sắt. Tuy nhiên, để đào một tấn quặng chỉ mất khoảng 20-25 USD, và mức giá giao dịch hơn 100 USD/tấn sẽ không còn kéo dài lâu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

Các quốc gia Liên minh Châu Âu đã phê duyệt một gói trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cuộc chiến chống lại Ukraine, bao gồm giới hạn giá dầu được sửa đổi và các hạn chế ngân hàng mới, sau khi Slovakia dỡ bỏ quyền phủ quyết.
Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp của Trung Quốc đã cáo buộc các cơ quan tình báo nước ngoài đánh cắp các vật liệu đất hiếm được kiểm soát, tái khẳng định ý định ngăn chặn buôn lậu ngay cả khi Bắc Kinh đồng ý xem xét các đơn xin xuất khẩu nguồn tài nguyên công nghiệp quan trọng này sau các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu giữ ổn định vào thứ Sáu sau khi tăng nhẹ nhờ lo ngại về các cuộc tấn công máy bay không người lái làm gián đoạn sản lượng dầu tại vùng Kurdistan, Iraq. Dù nhu cầu mùa hè hỗ trợ thị trường, sự bất ổn về chính sách thuế quan Mỹ và kế hoạch tăng nguồn cung khiến giá dầu chịu áp lực trong tuần này. Chính phủ Iraq cũng thông báo nối lại xuất khẩu dầu từ Kurdistan sau hai năm tạm ngưng.
Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tích cực tăng dự trữ vàng, ngày càng nhiều ngân hàng lựa chọn mua vàng khai thác trong nước nhằm tiết kiệm chi phí, hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa và mở rộng nguồn dự trữ ngoại hối.
Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại cải thiện và rủi ro địa chính trị tại Trung Đông gây gián đoạn nguồn cung. Dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc hỗ trợ nhu cầu nhiên liệu, trong khi tồn kho dầu thô giảm tạo áp lực tăng giá. Tuy nhiên, tồn kho xăng và diesel tăng làm dấy lên lo ngại về sức cầu trong mùa du lịch.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ