RBA: Một đợt cắt giảm lãi suất khác đã sẵn sàng, nhưng trước hết nền kinh tế cần mở cửa trở lại

RBA: Một đợt cắt giảm lãi suất khác đã sẵn sàng, nhưng trước hết nền kinh tế cần mở cửa trở lại

15:27 15/10/2020

Các nhà kinh tế Australia đã phải quay trở lại với kế hoạch ban đầu, sau khi phỏng đoán rằng một sự cắt giảm lãi suất khác chỉ gần như là “trò chơi tung đồng xu”

Thống đốc ngân hàng trung ương Australia (RBA) Phillip Lowe cho biết, không cần vội vã tiếp tục hạ thêm lần nữa lãi suất đang ở mức thấp lịch sử 0.25% trong bài phát biểu vào thứ năm. Trong khi các nhà kinh tế đặt cược cho sự cắt giảm lên tới 40%, Lowe nói rằng có ba cân nhắc chính đang đè nặng trong đầu ông.

“Điều đầu tiên là liệu tiếp tục nới lỏng tiền tệ hơn nữa có thể kéo nền kinh tế phục hồi bao nhiêu ?”-Lowe nói

“Tuy nhiên, khi nền kinh tế mở cửa, có thể kỳ vọng rằng việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa sẽ giúp nền kinh tế phục hồi tốt hơn so với lần nới lỏng trước”

Số lượng việc làm chắc chắn đã bắt đầu tăng trở lại kể từ giữa thời gian đóng cửa, ngoại trừ bang Victoria, dẫu cho tỷ lệ thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng trên toàn quốc. 

Điều đó gợi ý rằng, tmặc dù một sự cắt giảm đã sẵn sàng, nhưng Lowe vẫn đang đợi để sử dụng nó với ảnh hưởng lớn nhất. Khi các hạn chế đã giảm bớt, ông nói rằng “hoàn toàn có thể” người dân sẽ bắt đầu chi tiêu khoản tiết kiệm mà họ đã lo lắng tích trữ trong những tháng gần đây để kích cầu nền kinh tế.

Ông cũng cho hay, mặc dù không trợ giúp bằng lãi suất ngay lập tức trong tháng này, ngân sách liên bang sẽ “sẵn sàng hỗ trợ thêm cho nền kinh tế”.

“Hỗ trợ tài khoá chắc chắn liên quan tới việc tăng cường vay nợ. Đối với một quốc gia đã quen với việc thâm hụt ngân sách và nợ công ở mức thấp, đây là một thay đổi khá lớn. Nhưng đó là một thay đổi hoàn toàn có thể kiểm soát và đạt được. Điều đó là đúng đắn và cần thiết cho lợi ích của quốc gia.” Lowe cho hay.

Tương tự, hội đồng điều hành của RBA đang cân nhắc khi nào một đợt cắt giảm lãi suất khác có thể đem lại lợi ích cho đất nước.

“Vấn đề thứ hai khiến tôi cân nhắc là những ảnh hưởng có thể có của việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa đối với sự ổn định của tài chính và kinh tế vĩ mô dài hạn.” Lowe cho biết. Thông qua cắt giảm lãi suất, Lowe biết rằng ông có thể giúp đỡ tạo ra nhiều việc làm hơn và làm giảm nguy cơ vỡ nợ. Nhưng đương nhiên, trong kinh tế luôn luôn có một sự đánh đổi nhất định.

Ông cho biết: “Lợi ích này cần được cân nhắc trước bất kỳ rủi ro nào đến từ việc mọi người chấp nhận rủi ro đầu tư nhiều hơn nhằm tìm kiếm lợi nhuận”. Ông cũng lo lắng rằng người Úc có thể rời bỏ các khoản đầu tư an toàn và “cố đầu tư nhiều hơn những khoản đầu tư rủi ro”

“Chúng ta cần phải tính cả đến việc lãi suất thấp ảnh hưởng đến những người có thu nhập chủ yếu từ tiền lãi.”

Cuối cùng, Lowe cho biết ông lo ngại về những gì Australia đang làm so với những động thái từ các ngân hàng trung ương và các quốc gia khác.

“Chúng tôi cam kết làm tất cả những gì trong khả năng nhằm hỗ trợ sự phục hồi của kinh tế Australia”-Lowe nói.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đã đến lúc cần xem xét nghiêm túc hơn về thuế quan?

Đã đến lúc cần xem xét nghiêm túc hơn về thuế quan?

Rủi ro không đạt được thỏa thuận thương mại trước hạn chót ngày 1 tháng 8 đang gia tăng, thách thức cách tiếp cận thận trọng của thị trường trong thời gian tới. Giới phân tích nhìn chung cho rằng đồng Đô la Mỹ có thể tiếp tục chịu áp lực nếu mức thuế trung bình của Mỹ bị nâng lên. Tuy nhiên, khả năng đồng euro hưởng lợi từ diễn biến này sẽ phụ thuộc vào việc liệu Liên minh châu Âu (EU) có bị cuốn vào vòng xoáy trả đũa thương mại lớn hay không.
USD/JPY tăng khi thị trường phản ứng với căng thẳng chính trị toàn cầu

USD/JPY tăng khi thị trường phản ứng với căng thẳng chính trị toàn cầu

JPY tăng giá trong phiên giao dịch thứ Hai, hưởng lợi từ sự gia tăng bất ổn chính trị toàn cầu khi các nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản trú ẩn an toàn truyền thống. Tâm lý e ngại rủi ro lan rộng trên thị trường tài chính đã giúp củng cố vai trò phòng ngừa của đồng Yên như một trong những đồng tiền ổn định hàng đầu.
USD/CHF dao động gần ngưỡng 0.80000 khi chính sách tiền tệ SNB và Fed tiếp tục phân hóa

USD/CHF dao động gần ngưỡng 0.80000 khi chính sách tiền tệ SNB và Fed tiếp tục phân hóa

Dù các ý kiến về lạm phát còn chia rẽ, không thể phủ nhận sự vững chắc của thị trường lao động Mỹ, đặc biệt sau báo cáo NFP gần đây vượt kỳ vọng. Điều này giúp củng cố lập trường chính sách tiền tệ hiện tại của Fed, phù hợp với mục tiêu kép: ổn định lạm phát và tối đa hóa việc làm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ