Sau cuộc họp của Fed, giới đầu tư nên đổ tiền vào đâu ?
09:02 11/06/2020
Cuộc họp của Fed hôm qua đã khiến cho thị trường một phen chao đảo. Vậy bây giờ đâu là cơ hội đầu tư tốt nhất?
Cổ phiếu: Nếu Fed không bổ sung thêm gói kích thích, thị trường cổ phiếu có lẽ sẽ tăng xa hơn so với thực tế của một nền kinh tế đang co hẹp. Nhưng điều đó không thành vấn đề. Điều đó chẳng khiến đà tăng của cổ phiếu bứt phá mạnh mẽ, thoát khỏi vùng đáy thiết lập vào tháng Ba. Và Fed thì vẫn tiếp tục bơm tiền.
Đô la Mỹ: Có vẻ như không có điều gì có thể giúp đỡ đồng bạc xanh đang trên đà suy yếu. Việc Fed cam kết giữ lãi suất thấp sẽ làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản Hoa Kỳ. Đồng Yên sẽ hưởng lợi từ nhu cầu đối với tài sản trú ẩn. Có lẽ điều tốt nhất để hy vọng cho các trader là kết luận rằng USD đã giảm quá sâu, quá nhanh
Trái phiếu kho Bạc: Fed hứa sẽ mua thêm tài sản này. Ngay cả khi chứng khoán tăng điểm, lợi suất vẫn ở gần mức thấp kỷ lục, cho thấy rằng các nhà đầu tư không hề loại bỏ tài sản trú ẩn ra khỏi danh mục của họ trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Mỹ. Trái phiếu kho Bạc kỳ hạn 10 năm đã thu hút các nhà đầu tư sau khi lợi suất tăng 1% vào tuần trước.
Hàng hóa: Vàng sẽ là tài sản hưởng lợi tự nhiên trong bối cảnh nhu cầu về tài sản trú ẩn. Lợi suất trái phiếu ở mức thấp cũng có lợi cho kim loại quý này. Giá dầu cũng sẽ tăng nếu nhu cầu được cải thiện.
Thị trường chứng khoán Mỹ đang ăn mừng nhờ sự kết hợp của lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng và dữ liệu kinh tế tích cực, đẩy S&P 500 và Nasdaq liên tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Bất chấp những lo ngại về chính trị và lãi suất, tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan nhờ tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ.
Các nhà giao dịch thường nói: khi Trung Quốc hắt hơi, cả thế giới cảm lạnh. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi Trung Quốc bắt đầu thở ra lửa? Có lẽ chúng ta sắp có câu trả lời.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Sáng nay, thị trường châu Á mở cửa trong bầu không khí căng thẳng, khi những tranh cãi chính trị từ Washington lan tỏa khắp các sàn giao dịch. Cuộc đối đầu giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell đã chiếm trọn tâm điểm suốt đêm qua.
Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Phiên mở cửa thị trường châu Á trong tâm trạng lạc quan pha lẫn bất an, khi tâm lý hưng phấn từ lĩnh vực công nghệ bị kìm hãm bởi áp lực từ thị trường trái phiếu. Dưới bề mặt sôi động là những dòng chảy vĩ mô đầy biến động, báo hiệu một giai đoạn đầy thách thức.