Sự kiện kinh tế nổi bật: Trump chính thức tuyên bố tranh cử, Lệnh cấm TikTok, Làn sóng tuyển dụng ở Trung Quốc

Sự kiện kinh tế nổi bật: Trump chính thức tuyên bố tranh cử, Lệnh cấm TikTok, Làn sóng tuyển dụng ở Trung Quốc

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

08:52 25/08/2020

Chào mừng các độc giả đến với ngày Thứ Ba. Dưới đây là các tin tức và phân tích mới nhất từ Bloomberg Economics để giúp các bạn bắt kịp với thị trường:

  • Donald Trump đã chính thức tuyên bố tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai bằng một bài phát biểu phàn nàn về việc bỏ phiếu qua thư, cáo buộc rằng các đối thủ của ông đang cố gắng “chơi xấu” trong cuộc bầu cử tháng 11 và cáo buộc ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden là “con rối” của Bắc Kinh.
  • TikTok đã yêu cầu một thẩm phán liên bang ngăn chính quyền Trump ban hành lệnh cấm đối với mạng truyền thông xã hội đang phát triển nhanh chóng này, đưa cuộc chiến địa chính trị về công nghệ và thương mại vào một phòng xử án ở Mỹ.
  • Các ngân hàng lớn của Trung Quốc đang tăng cường tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp khi một số lượng kỷ lục gia nhập thị trường lao động, tham gia cùng các công ty quốc doanh khác để thúc đẩy thị trường việc làm ngay cả khi những người cho vay phải đối phó với thu nhập giảm và nợ xấu tăng cao.
  • Lạm phát của Mỹ đã chậm lại đáng kể từ khi đại dịch bùng phát và một nghiên cứu mới của Fed đã xác định nguyên nhân chính đến từ sự sụt giảm nhu cầu khi người tiêu dùng trú ẩn ở nhà để tránh lây nhiễm.
  • Những người trẻ tuổi có thể phải đối mặt với sự thất nghiệp dài hạn trên thị trường lao động Mỹ khi các công việc tiếp xúc với khách hàng tại các nhà hàng và dịch vụ sẽ không thể phục hồi trong ngắn hạn, Chủ tịch Fed Richmond ông Thomas Barkin cho biết.
  • Ấn Độ, đã ghi nhận một số thành công trong việc thu hút các khoản đầu tư chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, có thể sẽ hợp tác với Nhật Bản và Australia để chống lại sự thống trị của Trung Quốc khi căng thẳng địa chính trị leo thang.
  • Ngân hàng Trung ương Israel chỉ ra rằng ảnh hưởng kinh tế do chính phủ chia rẽ ngân sách và tình trạng hỗn loạn kéo do đại dịch COVID-19 là những mối đe dọa đối với sự phục hồi của nước này.
  • Trong quý 2/2020, nền kinh tế Nigeria thu hẹp nhiều nhất trong một thập kỷ do giá Dầu lao dốc và ảnh hưởng toàn cầu từ COVID-19.
  • Sự phục hồi trong tiêu dùng của Trung Quốc đang đi theo hai hướng khác nhau, với những người giàu mua sắm hàng hóa xa xỉ và đi nghỉ ở bãi biển, trong khi các hộ gia đình nghèo tiếp tục cắt giảm chi tiêu.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump sẽ đích thân đến thăm trụ sở Fed

Trump sẽ đích thân đến thăm trụ sở Fed

Nhà Trắng đã công bố chuyến thăm này trong lịch trình công khai hàng ngày của tổng thống. Chuyến thăm được lên kế hoạch vào lúc 4 giờ chiều, chỉ ghi đơn giản là, “TỔNG THỐNG đến thăm Federal Reserve,” mà không có thêm chi tiết.
Quan chức Mỹ "khen ngợi" thoả thuận với Nhật Bản khi cuộc đàm phán thương mại với EU đang đến gần

Quan chức Mỹ "khen ngợi" thoả thuận với Nhật Bản khi cuộc đàm phán thương mại với EU đang đến gần

Hai nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Tổng thống Donald Trump đã ca ngợi cách tiếp cận của họ trong việc giải quyết các bất mãn thương mại với Nhật Bản như một động lực tiềm năng cho Liên minh Châu Âu, khi các cuộc đàm phán đang đến giai đoạn quyết định trước thời hạn ngày 1 tháng 8.
EU và Mỹ tiến sát thỏa thuận thương mại, khơi dậy hy vọng giảm thuế với ô tô châu Âu

EU và Mỹ tiến sát thỏa thuận thương mại, khơi dậy hy vọng giảm thuế với ô tô châu Âu

Liên minh châu Âu và Mỹ đang tiến gần tới một thỏa thuận thương mại có thể giúp tránh mức thuế 30% mà Washington đe dọa áp lên hàng hóa EU, đặc biệt là ô tô. Thỏa thuận dự kiến tương tự thỏa thuận vừa đạt với Nhật Bản, bao gồm giảm thuế và cam kết đầu tư lớn. Dù thị trường toàn cầu phản ứng tích cực, nhiều doanh nghiệp Mỹ và ngành sản xuất ô tô bày tỏ lo ngại về sự thiếu công bằng và tác động lâu dài từ các chính sách thương mại mang tính đơn phương.
Đồng Euro và Yen tăng giá khi Mỹ xoa dịu căng thẳng thương mại với EU và Nhật Bản

Đồng Euro và Yen tăng giá khi Mỹ xoa dịu căng thẳng thương mại với EU và Nhật Bản

Đồng euro và yen tăng giá nhờ tiến triển tích cực trong các thỏa thuận thương mại giữa Mỹ, EU và Nhật Bản, thúc đẩy tâm lý rủi ro toàn cầu và khiến USD suy yếu. Tuy nhiên, đà tăng của đồng yen bị hạn chế bởi bất ổn chính trị nội bộ tại Nhật Bản. Thị trường cũng đang chờ đợi tín hiệu chính sách từ cuộc họp ECB, với kỳ vọng giữ nguyên lãi suất và có thể cắt giảm vào cuối năm.
Sản xuất Nhật Bản suy yếu vì thuế quan Mỹ, ngành dịch vụ giữ vững tăng trưởng

Sản xuất Nhật Bản suy yếu vì thuế quan Mỹ, ngành dịch vụ giữ vững tăng trưởng

Hoạt động sản xuất của Nhật Bản giảm trong tháng 7, lần đầu tiên rơi xuống dưới ngưỡng tăng trưởng sau hơn một năm, do lo ngại từ chính sách thuế quan mới của Mỹ. Trong khi đó, ngành dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, giúp duy trì đà mở rộng của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, rủi ro từ thương mại toàn cầu và sự giảm tốc của xuất khẩu có thể gây áp lực lên triển vọng chung của nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ