Trên thị trường, vai trò của Malaysia tương tự như các ngân hàng Thụy Sĩ từng bị cáo buộc là nơi “rửa tiền”; chỉ khác là Malaysia “rửa dầu”—chuyển tải dầu bị trừng phạt ngoài khơi và gắn nhãn lại trước khi xuất khẩu. Malaysia có thể tiếp tục “rửa dầu Nga”, nhưng miếng bánh đang nhỏ lại.
Xuất khẩu nam châm đất hiếm của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 5, xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm, do vướng mắc từ các quy định kiểm soát xuất khẩu ngày càng siết chặt.
Giá vàng điều chỉnh từ mức đỉnh gần hai tháng thiết lập vào đầu tuần. Tâm lý chấp nhận rủi ro tích cực đang gây sức ép lên XAU/USD, dù đà giảm có vẻ đang được kiềm chế. Các yếu tố như bất ổn thương mại, căng thẳng địa chính trị và đồng USD suy yếu có thể tiếp tục hỗ trợ cho kim loại quý này.
EUR/USD ghi nhận mức giảm hàng tuần, đà tăng ở ngưỡng 1.1400. Đồng USD đã phục hồi nhẹ trên đồ thị tuần. ECB có thể hạ lãi suất chính sách lần cuối trong năm nay vào tuần tới.
Giữa lúc Washington liên tục gia tăng sức ép nhằm bóp nghẹt quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với các dòng chip AI tiên tiến, một nghịch lý đang diễn ra âm thầm nhưng rõ ràng: những con chip bị cấm vẫn ngày ngày chảy vào các trung tâm dữ liệu phục vụ các đại gia công nghệ Trung Quốc – không phải trực tiếp từ Mỹ, mà thông qua mạng lưới trung gian tại Đông Nam Á.
Sau số liệu GDP quý I gây bất ngờ tiêu cực và chuỗi báo cáo niềm tin tiêu dùng liên tục sụt giảm, giới đầu tư bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước trong trạng thái căng thẳng, chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 như một chỉ dấu quyết định về sức khỏe thực sự của nền kinh tế Mỹ.
Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi được khai sinh, đồng euro đã mang theo kỳ vọng trở thành đối trọng chiến lược với USD – không chỉ nhằm củng cố vị thế địa chính trị của châu Âu, mà còn để thiết lập chủ quyền tiền tệ thực sự cho khối Eurozone.
Sau Thế chiến II, khi phần lớn châu Âu và Nhật Bản còn đang gượng dậy từ đống tro tàn, nước Mỹ từng chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp toàn cầu – một giai đoạn huy hoàng khi phần còn lại của thế giới phụ thuộc nặng nề vào hàng hóa “Made in USA”. Thế nhưng, ánh hào quang đó đã phai mờ theo thời gian.
Ba thập kỷ sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 – thời điểm buộc Ấn Độ phải bung cánh cửa hội nhập kinh tế bằng loạt cải cách "đại phẫu" – quốc gia Nam Á một lần nữa đứng trước áp lực tái cơ cấu, lần này không phải từ nội tại mà đến từ môi trường địa chính trị phức tạp và một đối tác thương mại đầy biến số: Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump.