CEO Nvidia Corp., Jensen Huang, dự đoán sẽ sớm nhận được lô giấy phép đầu tiên của Mỹ để xuất khẩu chip AI H20 sang Trung Quốc, chính thức cho phép công ty nối lại việc bán một linh kiện rất được săn đón trong lĩnh vực bán dẫn hàng đầu thế giới.
Đồng sáng lập Nvidia Corp., Jensen Huang, sẽ gặp các quan chức cấp cao Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tuần tới, thể hiện cam kết của công ty đối với một thị trường rộng lớn mà Washington đang ngày càng tìm cách cô lập.
Nvidia trở thành công ty đầu tiên trong lịch sử đạt được giá trị thị trường 4 nghìn tỷ USD, khẳng định vị thế thống trị của mình trên thị trường tài chính toàn cầu.
Cổ phiếu Nvidia đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào thứ Tư, với công ty dẫn đầu trong lĩnh vực chip trí tuệ nhân tạo kéo dài đà tăng trưởng, củng cố vị thế là một trong những công ty có giá trị nhất thế giới.
Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc nối lại các cuộc đàm phán thương mại cấp cao tại London, Tổng thống Donald Trump được cho là sẵn sàng nới lỏng các hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc để đổi lấy việc Bắc Kinh tăng tốc xuất khẩu đất hiếm – nguyên liệu chiến lược quan trọng đối với ngành công nghệ và quốc phòng.
Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang cho biết các đối thủ AI Trung Quốc đang lấp đầy khoảng trống do các công ty Mỹ bỏ lại trên thị trường đó, và công nghệ của họ ngày càng mạnh mẽ hơn.
Giám đốc Nvidia Jensen Huang cho rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI của Mỹ sang Trung Quốc không đạt hiệu quả và dựa trên giả định sai lầm. Chính sách này khiến Trung Quốc đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng chip nội địa để giảm phụ thuộc. Thị phần Nvidia tại Trung Quốc đã giảm mạnh do tác động của các biện pháp này.
Làn sóng xây dựng trung tâm dữ liệu phục vụ AI đang đẩy nhu cầu điện lên cao, nhưng nhiều con số có thể đã bị thổi phồng vì động cơ tài chính và chiến lược. Nguy cơ là một chuỗi lãng phí đầu tư quy mô lớn, trong khi nhu cầu thực tế có thể thấp hơn nhiều so với dự báo. Việc định hình tương lai AI đang trở nên khó lường, với rủi ro đến từ cả sự phức tạp công nghệ lẫn những quyết định đầu tư thiếu cơ sở.
GlobalWafers khánh thành nhà máy sản xuất wafer trị giá 3.5 tỷ USD tại Texas và công bố kế hoạch đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Mỹ. Đây là nhà máy wafer tiên tiến đầu tiên tại Mỹ sau hơn hai thập kỷ, nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa và giảm rủi ro từ thuế quan. Công ty kỳ vọng nhận 406 triệu USD trợ cấp từ chương trình CHIPS for America.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang xem xét đưa thêm nhiều công ty Trung Quốc, bao gồm CXMT, vào danh sách hạn chế xuất khẩu do lo ngại về an ninh quốc gia. Các công ty con của SMIC và YMTC cũng có thể bị đưa vào danh sách, cản trở khả năng tiếp cận công nghệ Mỹ. Động thái diễn ra trong bối cảnh Mỹ tiếp tục siết kiểm soát dòng chảy chip sang Trung Quốc, đặc biệt nhằm vào Huawei.
SMIC cảnh báo doanh số quý hai có thể giảm mạnh do sự cố sản xuất, khiến cổ phiếu rơi hơn 11%. Hua Hong cũng báo lãi thấp hơn dự báo, cổ phiếu lao dốc tới 13%, làm dấy lên lo ngại về đà phục hồi ngành chip Trung Quốc giữa bối cảnh căng thẳng thuế quan.
Sự trở lại của Donald Trump có thể định hình lại cuộc chiến chip toàn cầu khi ông dự kiến áp thuế và kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt hơn, tập trung vào ngành AI và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán Hồng Kông đang chứng kiến chuỗi tăng giá dài nhất kể từ năm 2018. Vậy điều gì đang thúc đẩy cho đà tăng giá này? Dưới đây là ý kiến của chuyên gia Bloomberg
Chip và chất bán dẫn đang được chú ý hơn bao giờ hết trong bối cảnh kỉnh tế hiện này. Hoa Kỳ đã chi hơn một nửa khoản tiền hỗ trợ mở rộng sản xuất chip theo chương trình Chip Act để trở nên linh hoạt hơn với các cú sốc nguồn cung. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".