GBP ghi nhận mức tăng nhẹ trong phiên hôm nay sau số liệu CPI Anh bất ngờ tăng cao hơn dự báo, dù đà tăng vẫn bị kìm hãm. Cả chỉ số CPI tổng thể và CPI lõi đều tăng tốc trong tháng Sáu, đặc biệt với đà tăng mạnh từ lạm phát hàng hóa. Diễn biến này làm dấy lên lo ngại về tác động truyền dẫn của thuế quan và đặt ra thách thức mới đối với lộ trình chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).
Cặp tiền tệ EURUSD gần đây đã phá vỡ vùng hỗ trợ nằm tại giao điểm của đường xu hướng hỗ trợ của kênh tăng hàng ngày từ tháng 5 và mức điều chỉnh Fibonacci 38.2% của xung lực tăng từ tháng 6.
Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng nhẹ vào thứ Hai, ngày 14 tháng 7. S&P 500 tăng 0.1%, trong khi Nasdaq 100 nhích lên 0.3%, khi giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thềm công bố dữ liệu Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ và loạt báo cáo thu nhập quý II từ các ngân hàng lớn bao gồm JPMorgan, Citigroup, Wells Fargo và BlackRock.
Chỉ số USd (DXY) giảm về 98.10 khi giới đầu tư chờ đợi dữ liệu CPI tháng Sáu có thể làm thay đổi kỳ vọng chính sách của Fed trong quý III.
Những lo ngại về thuế quan và căng thẳng địa chính trị làm giảm tâm lý tích cực đối với đồng USD, thúc đẩy sự thận trọng trên thị trường ngoại hối.
Quan chức Fed Beth Hammack phát tín hiệu không vội vàng cắt giảm lãi suất trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và nền kinh tế Mỹ tiếp tục cho thấy sức bật.
Ngoài dữ liệu lạm phát CPI tháng 6 của Canada, sự kiện rủi ro chính ngày hôm nay sẽ là báo cáo lạm phát CPI tháng 6 của Mỹ, được công bố vào lúc 12:30 GMT.
EUR phục hồi, thu hẹp bớt tổn thất trước đó khi thị trường chuyển sự chú ý sang dữ liệu CPI của Mỹ. Kỳ vọng về tiến triển trong đàm phán thương mại EU-Mỹ cùng số liệu tích cực từ Trung Quốc giúp xoa dịu tâm lý né tránh rủi ro. EUR/USD đối mặt với vùng kháng cự quan trọng quanh mốc 1.1700.
Thị trường tài chính châu Á đang chịu áp lực khi lợi suất trái phiếu Nhật Bản tăng mạnh trước thềm bầu cử Thượng viện, phản ánh lo ngại về sự bất ổn chính trị và nguy cơ bùng nổ chi tiêu công, trong khi đồng Yên vẫn không được hưởng lợi. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc, dữ liệu tiêu dùng suy yếu, còn tâm lý người tiêu dùng Úc tiếp tục ảm đạm do lãi suất cao, khiến kỳ vọng cắt giảm lãi suất dâng cao. Trên thị trường tiền tệ, các đồng tiền rủi ro suy yếu, trong khi CHF và USD giữ vững vị trí, với EUR/GBP tiếp tục duy trì xu hướng tăng ngắn hạn.
Báo cáo Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) ngày 15 tháng 7 đang thu hút nhiều sự chú ý trong tuần vừa qua khi thị trường đang dần đóng các vị thế bán đồng Đô-la Mỹ, vốn đã kéo chỉ số Dollar Index xuống mức thấp 96.50 vào ngày 1 tháng 7.
USD duy trì giao dịch quanh mức 97.85, nhưng đà tăng chững lại trước ngưỡng kháng cự quan trọng ngay dưới mốc 98.00 khi thị trường chờ đợi dữ liệu CPI then chốt. Các biện pháp thuế quan của Trump với mức thuế 35% lên Canada và cảnh báo áp thuế đối với 20 quốc gia khác đã thúc đẩy nhu cầu nắm giữ USD trong bối cảnh lo ngại thương mại gia tăng. Thị trường đặt kỳ vọng thấp vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 7, chỉ 6.7%, trong khi khả năng điều chỉnh vào tháng 9 vẫn cao hơn
Cặp EUR/USD giao dịch thận trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế 30% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh Châu Âu (EU). Chủ tịch EU Ursula von der Leyen cảnh báo về khả năng khối sẽ đáp trả với các biện pháp đối phó tương xứng nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Trong khi đó, dữ liệu CPI của Mỹ tháng 6 sẽ đóng vai trò trọng yếu đối với xu hướng của đồng USD trong tuần này.